Niên giám thống kê 2008 – Tổng cục thống kê.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)

I. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA

7Niên giám thống kê 2008 – Tổng cục thống kê.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

2007 2006 2007 2006

Toàn bộ doanh nghiệp 4,94 4,35 6,12 5,23

1. Doanh nghiệp nhà nước 3,52 3,21 6,22 5,40

2. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh 2,01 1,49 1,74 1,21 3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. 13,15 11,25 14,19 11,82

Một số ngành kinh tế trọng điểm:

1. Ngành công nghiệp

2. Ngành xây dựng 1,33 1,06 2,42 1,84

3. Ngành thương mại 1,56 1,24 0,58 0,43

4. Khách sạn, nhà hàng 3,54 2,33 8,99 6,06

5. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 10,74 10,16 14,27 13,67 6. Hoạt động tài chính, tín dụng 1,58 1,24 10,98 8,88

Nguồn :Thực trạng doanh nghiệp Việt Nam qua kết quả điều tra năm 2005, 2006,2007- Tổng cục thống kê 2008

Hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có tiến bộ nhưng nhìn chung vẫn chưa cao. Hiệu quả sử dụng vốn còn thấp, tỷ suất lợi nhuận của vốn mới đạt 4,94% trong đó doanh nghiệp quốc doanh 2,01%, có nhiều ngành đạt dưới 2%, đó là tỷ suất quá thấp, không thể đảm bảo cho tích lũy tái sản xuất mở rộng của các doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp có tiến bộ nhưng chưa vững chắc và chưa cao, nhất là cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài và sản phẩm từ nước ngoài.

1.2. Hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp Việt Nam

Trước năm 2006 là giai đoạn đầu của sự phát triển hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp ở nước ta. Một số công ty đã mạnh dạn, tận dụng được các nguồn vốn nhàn rỗi và các khoản vốn sử dụng kém hiệu quả vào hoạt động đầu tư kém hiệu quả vào các hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn nhằm thu lợi nhuận cao trong kinh doanh. Vốn đầu tư dành cho đầu tư tài chính có xu hướng tăng tuy nhiên vẫn nhỏ. Danh mục đầu tư tài chính nghèo nàn, chỉ tập trung vào một số tài sản tài chính có mức độ sinh lời ổn định, ít rủi ro như để mua trái phiếu chính phủ hay gửi tiền vào ngân hàng hoặc các tổ

chức tín dụng khác. Các doanh nghiệp chưa có tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, hoạt động đầu tư chưa tập trung mà còn khá phân tán. Doanh thu của hoạt động đầu tư tài chính trong các doanh nghiệp sản xuất từng bước nâng cao tuy nhiên chưa có sự tăng vượt bậc. Công ty cổ phần dược và trang thiết bị y tế (TRAMACO) là một ví dụ tổng mức doanh thu từ hoạt động tài chính của công ty năm 2003 là 1284 triệu, chi phí hoạt động đầu tư tài chính là 461 triệu, tổng lợi nhuận hoạt động là 826 triệu. Từ đó ta có thể thấy, hiệu quả hoạt động đầu tư tổng quát của doanh nghiệp tính theo doanh thu và lợi nhuận, tính theo doanh thu: cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính năm 2003 đạt 2,785 đồng, tính theo lợi nhuận cứ một đồng chi phí hoạt động đầu tư tài chính thì tạo ra 1,729 đồng lợi nhuận. So với chỉ tiêu năm 2002 thì hiệu quả hoạt động đầu tư tổng quát đều tăng, theo doanh thu là 2,367 đồng, theo lợi nhuận là 1.367 đồng.8

Hoạt động đầu tư tài chính trở nên sôi nổi hơn ở nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong giai đoạn từ năm 2006 tới cuối 2007. Lúc này, đầu tư tài chính được coi là một lĩnh vực hiệu quả, hay “siêu lợi nhuận” của không ít doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng đầu tư vào tài sản tài chính (SAM, REE, KDC,…). Hoạt động đầu tư tài chính nhất là hoạt động đầu tư vào thị trường chứng khoán trở nên thịnh hành khi đầu năm 2007 mức độ sinh lời của kênh đầu tư này quá lớn. Theo thông kê báo cáo tài chính năm 20079 cho thấy một số lớn các doanh nghiệp niêm yết kiêm thêm mảng đầu tư tài chính. Đặc biệt là khối doanh nghiệp cổ phần nhờ có thị trường nóng đã thu được một lượng vốn khổng lồ, trong đó thặng dư vốn chưa biết đầu tư vào đâu. Khi đó thị trường chứng khoán lại có tốc độ sinh lời cao, tính thanh khoản tốt nên nhiều doanh nghiệp chọn lựa là kênh gửi tiền với kỳ vọng lợi nhuận bất thường cao. Nhiều Ngân hàng thương mại, cũng như các ngân hàng 8 Báo cáo kết quả kinh doanh 2003 của công ty cổ phần dược và trang thiết bị y tế

(TRAMACO)

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 37 - 39)