Tình hình hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 74)

II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍN HỞ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP.

4 Thuếthu nhập doanhnghiệp 00 81 81 581 81 81 81

2.2.2 Tình hình hoạt động kinh doanh.

Tình hình hoạt động trong năm 2006 cũng như 2007 của Bảo Minh khá thuận lợi. Năm 2007, doanh thu thuần của công ty tăng lên 1,7 lần, lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 32%. Trong năm 2007 tài sản ngắn hạn của công ty tăng đáng kể khiến cho tỷ lệ thanh toán hiện hành của công ty tăng lên. Trong đó tiền mặt của công ty tăng 1,64 lần, khoản đầu tư tài chính cũng được tăng cường, khoản đầu tư ngắn hạn tăng 1,86 lần. Năm 2007 Bảo Minh có doanh thu bảo hiểm gốc là 1.706 tỷ đồng chỉ đứng sau Bảo Việt, tiếp nối thành công

của những năm trước năm 2007, Bảo Minh vẫn tiếp tục là một trong những công ty bảo hiểm hàng đầu trong ngành bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam.

Năm 2008, tình hình kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn vì vậy ít nhiều đã ảnh hưởng đến các doanh nghiệp bảo hiểm. Tuy vậy nhưng công ty vẫn có mức lợi nhuận sau thuế tăng so với 2007 (tăng 37%).

2.2.3. Hoạt động đầu tư tài chính tại tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh. Bảo Minh.

Không giống như hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, hoạt động đầu tư tài chính tài tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bảo Minh nói riêng và hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiển Việt Nam nói chung chịu sự chi phối của các quy định pháp lý về xác định nguồn vốn, nguyên tắc và tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư. Bởi vậy trước khi nghiên cứu hoạt động đầu tư tài chính tại Bảo Minh luận văn sẽ đưa ra các quy định pháp lý đối với các doanh nghiệp bảo hiểm Việt Nam về hoạt động đầu tư tài chính, sau đó đi vào phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của Bảo Minh.

2.2.3.1 Các quy định pháp lý về hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ.

Quyết định về đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm luôn phải chịu sự chi phối của các quy định pháp lý về xác định nguồn vốn, nguyên tắc và tỷ lệ phân bổ vốn đầu tư của doanh nghiệp là Luật kinh doanh bảo hiểm ban hành ngày 22/12/2000 và Nghị định 43/2001/NĐ-CP của chính phủ ngày 01/8/2001 về chế độ quản lý tài chính đối với doanh nghiệp bảo hiểm.

Về danh mục tài sản đầu tư, theo điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm, giới hạn đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm là trong các lĩnh vực: mua trái phiếu Chính phủ; mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp; kinh doanh bất động sản; góp vốn vào các doanh nghiệp khác; cho vay theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng; và gửi tiền tại các tổ chức tín dụng.

Về tỷ lệ đầu tư vốn đối đa vào các danh mục, Điều 13 của Nghị định 43/2001/NĐ-CP đã quy định cụ thể tỷ lệ vốn nhàn rỗi được phép đầu tư vào

mỗi danh mục đầu tư đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ và doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ như sau:

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ:

- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 35% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa 20% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm nhân thọ:

- Mua trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, gửi tiền tại các tổ chức tín dụng không hạn chế;

- Mua cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn vào các doanh nghiệp khác tối đa 50% vốn nhàn rỗi từ dư phòng nghiệp vụ bảo hiểm;

- Kinh doanh bất động sản, cho vay, uỷ thác đầu tư qua các tổ chức tài chính tín dụng tối đa 40% vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Về nguồn vốn đầu tư, theo Điều 11 Nghị định 43/2001/NĐ-CP, doanh nghiệp bảo hiểm được phép sử dụng các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư: vốn điều lệ; quỹ dự trữ bắt buôc; quỹ dự trữ tự nguyện; các khoản lãi của những năm trước chưa sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của doanh nghiệp; và nguồn vốn nhàn rỗi từ các quỹ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.

Về nguyên tắc đầu tư, Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm đã quy định: “Việc đầu tư vốn của các doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm”.

Về lãnh thổ đầu tư, Điều 98 Luật kinh doanh bảo hiểm chỉ cho phép các doanh nghiệp bảo hiểm sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi của mình để đầu tư vào các lĩnh vực theo quy định ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Đầu tư ở Việt nam có nghĩa là các tài sản đầu tư phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam và có nguồn gốc từ trong lãnh thổ Việt Nam. Điều này là xuất phát từ chính sách

chống chảy vốn ra bên ngoài của Nhà nước ta trong giai đoạn nền kinh tế đang thiếu vốn đầu tư, tránh việc các doanh nghiệp bảo hiểm huy động vốn trong nước rồi đưa ra thị trường vốn nước ngoài. Tuy nhiên, đây thực sự là sự bó buộc đối với các doanh nghiệp bảo hiểm trong việc tìm kiếm nơi đầu tư hiệu quả nhất.

Những quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và cụ thể hoá theo Nghị định 43/2001/NĐ-CP đối với hoạt động đầu tư cảu các doanh nghiệp bảo hiểm nên trên là khá chặt chẽ. Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết trong các văn bản pháp lý này, chẳng hạn việc không tồn tại quy định tỷ lệ đầu tư vốn tối đa vào một tài sản cụ thể để đảm bảo nguyên tắc “không đặt chung trứng vào cùng một giỏ”, ví dụ không được đầu tư quá 5% dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm vào một cổ phiếu của cùng một người phát hành, vào một bất động sản cụ thể.

2.2.3.2 Hoạt động đầu tư tài chính.

Hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh được thực hiện theo nguyên tắc an toàn, hiệu quả, hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm, đảm bảo duy trì khả năng thanh toán và năng lực cạnh tranh của Bảo Minh. Trong giai đoạn này Bảo Minh mới chỉ tập trung đầu tư vào thị trường tiền tệ, manh nha đầu tư vào bất động sản và ủy thác đầu tư dài hạn tuy nhiên trong tương lai sẽ tập trung vào đầu tư thị trường bất động sản vừa đáp ứng mục tiêu sử dụng vừa mục đích kinh doanh.

Đầu tư tài chính ngắn hạn

Với nguyên tắc đầu tư (đã nêu ở trên) của Bảo Minh thì hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn tập trung chủ yếu vào Tiền gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng, và đầu tư vào chứng chỉ và kỳ phiếu ngắn hạn.

Báo cáo tài chính đã kiểm toán BMI 2007-2008

Đầu tư tài chính ngắn hạn chủ yếu là tiền gửi tại Ngân hàng do vậy đảm bảo nguyên tắc an toàn nhưng cũng có nhược điểm lãi suất không cao, nếu biết tận dụng những lợi thế của công ty thì sẽ sử dụng đồng tiền này tốt hơn, đem lại lợi nhuận lớn hơn. Nhưng cũng phải đánh giá theo một hướng khác, bởi Bảo Minh là doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ số vốn lưu động phải tương đối lớn để trả cho các hợp đồng bảo hiểm, các tai nạn bất chợt xảy ra do vậy gửi tiền ngắn hạn ở ngân hàng là cách đảm bảo an toàn và mức thanh khoản tương đối cao.

Đầu tư tài chính dài hạn

Đầu tư tài chính dài hạn gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp, cổ phiếu, cho vay dài hạn, và đầu tư bất động sản và ủy thác đầu tư. Tổng số vốn đầu tư dài hạn năm 2006 của Tổng công ty cổ phần Bảo Minh là: 465,5 tỷ đồng, năm 2007 tăng lên là 972 tỷ đồng, năm 2008 là 1.133 tỷ đồng. Khác với hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn, ở dài hạn Bảo Minh tập trung phần lớn vốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu, biểu đồ sau sẽ cho thấy rõ điều đó.

Biểu đồ 6: Cơ cấu đầu tư dài hạn của Bảo Minh

Đơn vị: Tỷ đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán BMI, 2006-2008.

Tập trung số vốn đầu tư vào hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn lớn nhất ở cả 3 năm trong giai đoạn 2 này. Chứng khoán dài hạn đầu tư chủ yếu là Trái phiếu chính phủ, Trái phiếu doanh nghiệp và cổ phiếu. Danh mục đầu tư cổ phiếu khá phong phú gồm cổ phiếu đã niêm yết, chưa niêm yết, và các quỹ đầu tư. Hầu hết các công ty đều có danh mục đầu tư cổ phiếu ở nhiều ngành nghề khác nhau, với Bảo Minh cũng không là ngoại lệ, Năm 2006, 2007 Bảo Minh đầu tư vào một số ít cổ phiếu của các công ty hoạt động cùng ngành như: Công ty cổ phần Bảo Hiểm Bưu điện, còn hầu hết tập trung đầu tư vào các quỹ đầu tư tăng trưởng, Công ty chứng khoán của ngân hàng Đông Á, Công ty quản lý quỹ đầu tư Bảo Việt, Quỹ đầu tư cân bằng Prudential nhằm vào lĩnh vực đầu tư chứng khoán; Ngoài ra có đầu tư gián tiếp vào hoạt động bất động sản thông qua đầu tư dài hạn cổ phiếu ngành khách sạn, địa ốc…và một số ngành khác để tăng hiệu quả của danh mục đầu tư, giảm tối đa rủi ro. Vởi việc đầu tư tỉ lệ cổ phiếu dài hạn tương đối lớn chiếm gần 50% trong lĩnh

vực đầu tư chứng khoán trong cả 3 năm đã tạo cho các chỉ tiêu của Bảo Minh trong năm 2006 và 2007 khá cao: ví dụ như doanh thu bán chứng khoán, cổ tức từ chứng khoán nắm giữ dài hạn là 60,5 tỷ năm 2006 và 91,6 tỷ năm 2007; chiếm trên 30% tổng doanh thu hoạt động đầu tư trong 2 năm, chiếm 70% tổng doanh thu từ hoạt động đầu tư dài hạn đem lại. Tuy nhiên tới năm 2008 việc nắm giữ chứng khoán dài hạn đã khiến cho Bảo Minh giảm doanh thu đồng thời có khoản dự phòng giảm giá chứng khoán làm lợi nhuận giảm tương đối. Danh mục chứng khoán đầu tư của Bảo Minh ngày một phong phủ hơn mở rộng trên nhiều lĩnh vực đầu tư hơn, nhưng do xu thế chung của thị trường tài chính, nền kinh tế toàn cầu nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng thì việc dự phòng giảm giá chứng khoán, và các khoản doanh thu từ chứng khoán giảm là đương nhiên. Tuy nhiên các chứng khoán này nắm giữ trong dài hạn, bởi vậy những lợi nhuận thu được từ tương lai từ các chứng khoán này sẽ khả quan hơn (thu nhập từ cổ tức, thu nhập từ việc bán lại chứng khoán trong tương lai).

Hoạt động ĐTTC dài hạn năm 2007 phát triển ở cả loại hình đầu tư bất động sản và ủy thác đầu tư, tuy nhiên vẫn chiếm một phần nhỏ trong danh mục đầu tư (khoảng 1% trong tổng nguồn vốn đầu tư dài hạn), đến năm 2008 sau khi thấy hoạt động bất động sản năm 2007 có chiều hướng đóng băng, Bảo Minh đã giảm tỷ lệ đầu tư bất động sản trực tiếp, chỉ đầu tư vào ủy thác đầu tư, nhưng giảm so với 2007.

Để thấy rõ hơn được hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh xem xét một số chỉ tiêu tài chính sau:

Bảng 14: Một số chỉ tiêu tài chính thể hiện hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của Bảo Minh

Hiệu quả hoạt động ĐTTC tổng quát:

-Theo doanh thu -Theo lợi nhuận

6,57 5,62 8,25 7,19 3,81 2,79 Hiệu quả hoạt động ĐTTC ngắn

hạn (tính theo lợi nhuận)

2,90 5,50 4,26

Hiệu quả hoạt động ĐTTC dài hạn (tính theo lợi nhuận)

10,55 7,45 2,18

Hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn 0,116 0,090 0,087

Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn 0,132 0,190 0,156

Tỷ suất lợi nhuận theo vốn hoạt động ĐTTC

0,107 0,106 0,102

Nguồn: Số liệu phân tích từ Báo cáo đầu tư Bảo Minh năm 2007,2008

Kết quả tính toán trên cho thấy: hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính tổng quát tính trên doanh thu và lợi nhuận ở 2 năm đầu thời kỳ nghiên cứu đều cao đến năm 2008 thì giảm tương đối. Nếu tính theo doanh thu, cứ mỗi đồng chi phí cho hoạt động ĐTTC trên thực tế công ty thu được 6,57 đồng doanh thu vào năm 2006, tăng lên 8,25đồng vào năm 2007, giảm xuống còn 3,81 đồng vào năm 2008. Nếu tính theo lợi nhuận thì cứ một đồng chi phí tạo ra 5.62 đồng lợi nhuận vào năm 2006, 7,19 đồng vào năm 2007 và 2,79 đồng vào năm 2008. Từ chỉ tiêu hiệu quả hoạt động ĐTTC tổng quát cho ta thấy hiệu quả của hoạt động này khá cao (cao hơn rất nhiều so với hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường) điều này cũng lý giải tại sao mà Bảo Minh nói riêng và các công ty bảo hiểm nói chung đều đẩy mạnh hoạt động ĐTTC trong giai đoạn này. Tuy nhiên đến năm 2008 tỷ lệ này giảm xuống, đâ là tình hình chung của các doanh nghiệp bảo hiểm, trong giai đoạn này một số công ty đã thoái trào sau hàng loạt thua lỗ khi tham gia đầu tư chứng khoán mạnh mà không chú ý tới hoạt động chính của doanh nghiệp, hoạt động đầu tư tài

chính của các doanh nghiệp bảo hiểm hầu hết là đầu tư vào các kênh an toàn, tỷ suất lợi nhuận chắc chắn, và không còn mấy hứng thú với cổ phiếu, đặc biêt là cổ phiếu OTC.

Để đánh giá một cách sâu sắc hơn. Chúng ta nhìn vào hiệu quả hoạt động ĐTTC ngắn hạn và dài hạn ở bảng 6. Từ kết quả tính toán đó cho thấy hiệu quả hoạt động trong dài hạn ở 2 năm 2006 và 2007 cao hơn hiệu quả hoạt động trong ngắn hạn rất nhiều. Điều đó thể hiện ở chỗ: một đồng chi phí cho hoạt động ĐTTC dài hạn trong năm 2006 sẽ tạo ra 10,55 đồng lợi nhuận, và 7,45 đồng lợi nhuận ở năm 2007 tuy nhiên chỉ tạo ra 2,18 đồng ở năm 2008, Nhưng cũng một đồng chi phí nếu chỉ đầu tư vào hoạt động ĐTTC chỉ đem lại 2,9 đồng lợi nhuận năm 2006, 5,50 đồng năm 2007 và 4,26 đồng trong năm 2008, Như vậy, quản trị doanh nghiệp cần thấy rõ điều này để lựa chọn loại hình đầu tư hợp lý hơn trong năm tiếp theo.

Hiệu quả sử dụng vốn dài hạn cũng như ngắn hạn theo doanh thu của Bảo Minh ở cả 3 năm đều cao. Tuy nhiên nhìn tổng hợp số liệu từ 3 năm cho thấy hiệu quả sử dụng vốn dài hạn của Bảo Minh đều cao hơn so với hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn tương đối nhiêu. Từ đó có thể giúp các nhà quản trị quyết định đầu tư hơn nữa vào dài hạn, bởi đem lại tính ổn định và lợi nhuận cao hơn cho Bảo Minh. Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo vốn hoạt động ĐTTC phản ánh cứ một đồng vốn dành cho hoạt động ĐTTC trong kỳ thì doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng về lợi nhuận. Chỉ tiêu này của doanh nghiệp lớn, trên 0,1 lần chứng tỏ cứ một 100 đồng vốn bỏ ra có thể thu được trên 10 đồng lợi nhuận. Tuy nhiên vì đây là hoạt động đầu tư tài chính do vậy khoản đầu tư này sẽ vẫn tiếp tục sinh lời trong tương lai. Bởi vậy có thể coi chỉ tiêu này là tương đối.

2.2.4. Đánh giá.

Có thể nói: cái được của hoạt động ĐTTC của Bảo Minh là đầu tư an toàn, có đa dạng hóa danh mục đầu tư, và đã góp phần tăng thu nhập cho Bảo

Minh , đáp ứng nhu cầu về vốn cho đầu tư phát triển kinh tế, đã chú trọng đầu tư dài hạn phục vụ các chương trình phát triển mục tiêu của chính phủ. Bảo Minh tuy cổ phần hóa không lâu nhưng đã từng bước xây dựng được hình ảnh lớn mạnh, dần khẳng định vị thế là một tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, có năng lực tài chính lớn, uy tín cao, thể hiện ở các mặt: hoạt động

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính của doanh nghiệp việt nam (Trang 65 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(123 trang)
w