II. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TÀI CHÍN HỞ MỘT SỐ DOANH NGHIỆP.
12 Báo cáo phân tích SAM – phát hành bởi công ty cổ phần chứng khoán Bảo Minh.
2.1.3. Hoạt động đầu tư tài chính của SAM.
Với mục đích đem lại lợi nhuận lớn hơn cho các cổ đông, sử dụng các nguồn tiền nhàn rỗi đầu tư vào các lĩnh vực khác ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh như bất động sản, đầu tư xây dựng cao ốc, văn phòng, resort, hay lĩnh vực đầu tư chứng khoán đã đem lại cho Công ty cổ phần Cáp và vật liệu Viễn Thông lợi nhuận lớn trong những năm gần đây.
2.1.3.1 Khái quát chung
∗ Quy mô đầu tư:
Quy mô vốn đầu tư tài chính tăng nhanh chóng với tốc độ tăng trung bình là 178,2%/năm. Giai đoạn từ 2005-2007 có tốc độ tăng cao: 198,6%;
301,5% sau đó tới năm 2008 tốc độ tăng nguồn vốn cho hoạt động đầu tư có giảm dần chỉ còn 34,3% tuy nhiên tỷ lệ nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư tài chính lại luôn tăng trong suốt giai đoạn.
Bảng 6: Nguồn vốn dành cho hoạt động đầu tư của SAM từ giai đoạn năm 2005- 2008.
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008
Nguồn vốn đầu tư hoạt động
ĐTTC 88.989 265.750 1.067.090 1.433.214
Tốc độ tăng nguồn vốn 198,6% 301,5% 34,3%
Trung bình tốc độ tăng 178,2%
Tổng nguồn vốn 903.612 1.757.533 3.077.897 2.279.146 Nguồn vốn đầu tư tài chính /tổng
nguồn vốn 9,8% 15,1% 34,7% 62,9%
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán của SAM năm 2006-2008.
Hoạt động đầu tư ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của công ty, mức đầu tư hoạt động đầu tư có tăng mạnh từ 9,8% tổng nguồn vốn Sacom vào năm 2005 chiếm tới 34,7% năm 2007 và 62,9% vào năm 2008. Trong giai đoạn 2008 và 2009 kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam và hoạt động sản xuất của công ty, tuy nhiên Sacom vần tin tưởng và tiếp tục duy trì định hướng hoạt động của công ty theo kế hoạch đã được đặt ra, ngoài lĩnh vực sản xuất truyền thông thì công ty đầu tư vào lĩnh vực tài chính: đầu tư chứng khoán, kinh doanh bất động sản…Trong tương lai sự phát triển mà Sacom sẽ hướng tới là một tập đoàn đa ngành.
Nguồn vốn tăng giữa các năm đặc biệt vào năm 2007, hơn 50% vốn huy động được sử dụng vào đầu tư các dự án sản xuất cáp quang liên doanh với CTCP Cáp Sài Gòn, góp vốn đầu tư khu du lịch nghỉ dưỡng 5sao Sacom Resort, góp vốn vào công ty viễn thông PCP tại Campuchia, góp vốn vào công ty Taihan- Sacom (TSC) và đầu tư xây dựng văng phòng...Đây là những
dự án đầu tư dài hạn nên chưa thể đem lại lợi nhuận ngay cho Công ty. Do vậy yếu tố này cũng làm ảnh hưởng tới lợi nhuận đầu tư tài chính của công ty cũng như các chỉ số hiệu quả hoạt động đầu tư tài chính, hoặc chỉ tiêu hiệu quả chung như ROA và ROE.
Bảng 7: Một số chỉ tiêu tài chính của Sacom so với ngành năm 2007
Nguồn: Báo cáo phân tích SAM của công ty chứng khoán Bảo Minh.
Các tỷ suất sinh lời của SAM đều thấp hơn so với trung bình ngành, nguyên nhân chủ yếu là do chi phí hoạt động tăng cao trong năm 2007 cũng là năm tăng mạnh giá trị vốn chủ sở hữu và tài sản trong khi các dự án mới chưa mang lại doanh thu và lợi nhuận. Khả năng thanh toán ngắn hạn đang được duy trì ở mức an toàn. Hiện SAM đang duy trì mức đòn bẩy tài chính khá thấp so với trung bình ngành. Nguồn vốn tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp chủ yếu vẫn dựa vào nguồn vốn chủ sở hữu.
Hoạt động đầu tư tài chính của Sacom mở rộng trên rất nhiều lĩnh vực. Phong phú cả về loại hình đầu tư và cách thức đầu tư. Các kế hoạch đầu tư bất động sản và những dự án đầu tư tài chính được đưa vào như lĩnh vực chính của công ty.
∗ Loại hình đầu tư.
Chỉ tiêu (năm 2007) SAM TB ngành Tỷ số lợi nhuận ròng/ DTT 11.62% 15.86%
ROA 6,4% 7,5%
ROE 8,10% 12,81%
EPS (đồng) 3,220
Khả năng thanh toán nợ
ngắn hạn 3,03 1,9%
Tỷ số nợ/vốn chủ sở hữu 27% 70%
Với việc lựa chọn đầu tư tập trung vào các kế hoạch dài hạn: đầu tư chứng khoán dài hạn, góp vốn liên doanh với các công ty con, công ty liên kết nhằm thực hiện các kế hoạch sinh lời dài hạn.
Biểu đồ 2: Cơ cấu nguồn vốn đầu tư tài chính của SAM.
Nguồn: Báo cáo tài chính SAM đã được kiểm toán từ 2006-2008
Tỷ lệ đầu tư dài hạn luôn chiếm ở mức cao trên 62% tổng vốn đầu tư năm 2007 và trên 73% ở hai năm 2006 và 2008 điều này sẽ tạo lợi nhuận cho SAM được ổn định hơn, kế hoạch nắm giữ chứng khoán lâu dài, hay góp vốn dài hạn sẽ giúp cho SAM có được việc đánh giá cũng như lập kế hoạch phát triển được tốt nhất, hạn chế được rủi ro.
2.1.3.2 Chi tiết đầu tư tài chính của SAM.
∗ Đầu tư tài chính ngắn hạn
Hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của SAM chỉ tập trung vào gửi tiền tại ngân hàng và mua các chứng khoán ngắn hạn hoặc cho các tổ chức khác vay ngắn hạn.
Biểu đồ 3: Lượng tiền đầu tư ngắn hạn của Sacom từ năm 2006 – 2008 Đơn vị:tỷ đồng
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006,2007, 2008.
Mục tiền gửi ngân hàng của Sacom rất lớn năm 2007 là 315,7 tỷ đồng, năm 2008 là 344,7 tỷ đồng. Lợi nhuận thu được từ khoản đầu tư này không cao do mức kỳ hạn gửi thường là không kỳ hạn. Bởi vậy hiệu quả đầu tư ngắn hạn không cao, nhưng lại đảm bảo cho nhu cầu vốn lưu động của Sam đối với hoạt động sản xuất thông thường.
Danh mục đầu tư tài chính ngắn hạn của SAM tương đối nghèo nàn, hoạt động gửi tiền tại ngân hàng tuy giúp cho doanh nghiệp có thể tính toán tương đối chính xác lượng thu nhập trong tương lai; mức độ an toàn vốn cao, khả năng thanh khoản cao. Tuy nhiên mức lãi suất thấp, bởi vậy sẽ làm giảm hiệu quả đầu tư tài chính, làm giảm cơ hội đầu tư vào lĩnh vực sinh lời hơn. Danh mục tiền gửi ngân hàng so với đầu tư tài chính ngắn hạn là cao chiếm khoảng trên 75% tuy nhiên so với tổng đầu tư tài chính của SAM thì chỉ chiếm khoảng 15%, bởi vậy có thể chấp nhận được, tuy nhiên trong tương lai, SAM nên giảm khoản đầu tư lợi nhuận thấp này sang loại hình đầu tư như tín phiếu chính phủ, hoặc hoạt động cho vay vốn ngắn hạn…chỉ nên giữ tỷ lệ danh mục
này ở một mức độ nhất định để giúp doanh nghiệp có thể trang trải vốn lưu động ròng.
Bảng 8: Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư tài chính ngắn hạn.
Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008 Tổng số vốn đầu tư Tỷ đồng 67,2 404,11 384,68 Doanh thu Tỷ đồng 13,8 147,0 160,3 Chi phí Tỷ đồng 5,26 53,1 74,4 Tổng mức lợi nhuận Tỷ đồng 8,54 93,9 85,9 Hiệu quả ĐTTC ngắn hạn (công thức 1.2)
-Tính theo lợi nhuận
Lần 1,62 1,76 1,15
-Tính theo doanh thu Lần 2,62 2,76 2,15
Hiệu quả sử dụng vốn ĐTTC
ngắn hạn (công thức 2.1) Lần 0,21 0,36 0,42
Nguồn: Báo cáo tài chính đã kiểm toán năm 2006-quý I năm 2009
Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng chi phí bỏ ra thì cho 1,62 đồng lợi nhuận (năm 2006), 1,76 đồng lợi nhuận năm 2007 và 1,15 đồng lợi nhuận năm 2008. So sánh với chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ tiêu này năm 2006 và 2007 cao hơn. Một đồng chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh bán hàng dịch vụ tạo ra được 1,26 đồng lợi nhuận năm 2006, và tạo ra 1,34 đồng lợi nhuận năm 2007. Như vậy có thể đánh giá hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn của SAM có hiệu quả, tỷ suất thu lợi nhuận cao hơn. Cứ mỗi đồng chi phí ở hai năm 2006 và 2007 thì SAM thu được lợi nhuận lớn hơn nếu đầu tư tài chính.
∗ Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn.
Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của SAM tập trung vào các hoạt động đầu tư chứng khoán, bất động sản, và góp vốn vào các công ty liên doanh liên kết. Hoạt động đầu tư tài chính dài hạn của SAM được chú trọng với cơ cấu
đầu tư tài chính dài hạn của SAM trong kỳ nghiên cứu đều vào khoảng 70% tổng giá trị đầu tư tài chính.
- Hoạt động mua bán chứng khoán dài hạn.
Năm 2006, danh mục chứng khoán dài hạn còn thấp với tổng mức vốn là 92 tỷ đồng tập trung vào chứng khoán của quỹ đầu tư Prudential với mức 10,3 tỷ đồng, công ty cáp Sài Gòn (CSG) với mức là 73,5 tỷ đồng và công ty cổ phần Alphanam (ALP) khoảng 7,6 tỷ đồng.
Tới năm 2007 hoạt động đầu tư của SAM được đẩy mạnh cả về lượng và chất. Hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn được chú trọng với nhiều mã chứng khoán ở nhiều ngành khác nhau. Với số vốn là 596,52 tỷ SAM đầu tư vào nhiều cổ phiếu tuy nhiên phải kể đến 4 mã cổ phiếu mà SAM có mức đầu tư lớn nhất, cổ phiếu của tập đoàn Hòa Phát HPG ( 328,62 tỷ đồng), công ty cổ phần cáp Sài Gòn CSG (107,3 tỷ đồng), công ty cổ phần Alphanam ALP ( 40,6 tỷ đồng).
Năm 2008 vốn đầu tư chứng khoán dài hạn là 714,9 tỷ đồng tăng so với năm 2007 là 118,36 tỷ (tăng 19,8%) vẫn tập trung vào mã chứng khoán năm 2007 như HPG, CSG, ALP và đầu tư thêm vào Quỹ tầm SSI (tổng vốn đầu tư là 280 tỷ đồng) một vài mã cổ phiếu khác.
Tập đoàn Hòa Phát là một tập đoàn kinh tế đa ngành, tuy thời gian hoạt động chưa lâu nhưng tập đoàn hòa phát đã khẳng định mình là một Tập đoàn công nghiệp tư nhân hàng đầu Việt Nam. Là một tập đoàn công nghiệp đa ngành với nhiều sản phẩm công nghiệp dân dụng trọng yếu, nhìn chung trong năm 2006, toàn bộ nhà máy trong tập đoàn Hòa Phát đều có hoạt động sản xuất ổn định, nâng suất cao, tạo sự ổn định và hạn chế các biến động trên thị trường. Một số chỉ tiêu của HPG đáng chú ý là tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn điều lệ ở mức cao và tương đối ổn định (trên 26% cả 3 năm 2006-2008), tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu đều trên 9% đặc biệt HPG có tỷ lệ trả cổ tức hàng năm là 20%, P/E vào thời điểm SAM đầu tư (tháng 9 năm 2007)
vào khoản 37,56 – mức P/E này tương đối hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. HPG cũng là mã cổ phiếu mà SAM đầu tư lớn nhất.13
Công ty cổ phần Alphanam ALP có các chỉ tiêu tài chính nhìn chung tương đối tốt và khá an toàn. Tỷ lệ lợi nhuận sau thuế trên doanh thu và vốn điều lệ đều cao trên 30% ở cả 2 năm 2007 và 2008, cho thấy tiềm năng lợi nhuận có được của các nhà đầu tư vào ALP là tương đối lớn. ALP có tỷ lệ trả cổ tức là 30% bằng cổ phiếu năm 2007 và 18% tiền mặt năm 2008.
Quỹ tầm nhìn SSI (SSIAM) đứng trong top 7 công ty quản lý quỹ có lượng tài sản quản lý lớn nhất vào năm 2008, tuy không đạt được mức NAV kỳ vọng là 15% nhưng vẫn là công ty quản lý quỹ tốt nhất. Tỷ lệ trả cổ tức của SSIAM năm 2008 là 10%.
Bảng 9: Các chỉ tiêu hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn của SAM.
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Tổng vốn ĐTCK dài hạn (tỷ đồng) 92 596,52 714,9
Doanh thu ĐTCK dài hạn (tỷ đồng) 27,3 65,6 70
Chi phí ĐTCK dài hạn (tỷ đồng) 2,1 3,4 255,3
Lợi nhuận ĐTCK dài hạn
(tỷ đồng) 25,2 62,2 (185,3)
Hiệu quả ĐTCK dài hạn (theo công thức 1.3)
-Theo doanh thu (lần) -Theo lợi nhuận (lần)
13 12 19,2 18,3 0,27 -0,73
Hiệu quả sử dụng vốn ĐTCK dài hạn (lần)
(theo công thức 2.2) 0,29 0,11 0,09 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn ĐTCK dài hạn (lần) 0,27 0,11 -0,26
Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2006, 2007, 2008 và quý I năm 2009.
Đầu tư chứng khoán dài hạn đem lại cho SAM trong 2 năm 2006 và 2007 lợi nhuận là 25,2 và 62,2 tỷ đồng (chiếm khoảng 29% lợi nhuận của doanh nghiệp trong năm 2007). Các chỉ tiêu trong 2 năm này tương đối cao, chỉ tiêu hiệu quả đầu tư chứng khoán dài hạn theo doanh thu và theo lợi nhuận đều trên 12 lần ở cả 2 năm, tức 1 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu lại trên 12
đồng lợi nhuận, cao hơn rất nhiều so với đầu tư ngắn hạn trong giai đoạn này (chỉ gần 3 đồng lợi nhuận). Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chứng khoán dài hạn giảm qua các năm, chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu, năm 2006 thu được 0,29 đồng doanh thu nhưng năm 2007 chỉ là 0,11 đồng, 2008 là 0,09 đồng. Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn đầu tư chứng khoán dài hạn năm 2006, 2007 cao thể hiện 100 đồng vốn cho 27 đồng lợi nhuận năm 2006 và 11 đồng lợi nhuận ở năm 2007. Tất cả các chỉ tiêu đầu tư chứng khoán dài hạn đều giảm đặc biệt do khoản dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư phát sinh khiến chi phí hoạt động đầu tư chứng khoán dài hạn năm 2008 là 255,3 tỷ đồng khiến cho lợi nhuận của đầu tư tài chính là một con số âm, đồng thời kéo tụt lợi nhuận của doanh nghiệp xuống -75,9 tỷ đồng đưa SAM vào diện kiểm soát của trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (Hose).
Từ biểu đồ giá dưới đây (biểu đồ 4) ta thấy cổ phiếu SAM nắm giữ giảm liên tục trong năm 2008, tháng 6 năm 2008 giá cổ phiếu giảm khoảng 75% so với tháng 10 năm 2007. Từ cuối tháng 6/ 2008 ba mã cổ phiếu có xu hướng tăng trở lại (tăng đến đỉnh vào tháng 8/2008 tuy nhiên giá cổ phiếu vẫn giảm đến 40% so với thời điểm tháng 10/2007). Tuy nhiên, ngay sau đó cả 3 cổ phiếu có mức lập đáy mới, tới tháng 12 năm 2008, mức giảm xuống thấp hơn 80% so với cuối năm 2007. Chi phí đầu tư tài chính tăng cao do dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư là điều tất yếu.
Nguồn: http://cafef.vn/Thi-truong-niem-yet/Bieu-do-ky-thuat/EPS-HPG-1.chn
- Hoạt động đầu tư góp vốn liên doanh
Như phần 2.1.2 đã đề cập về hoạt động kinh doanh của SAM, năm 2007 SAM huy động được nguồn vốn chủ sở hữu từ các cổ đông tương đối lớn, nguồn vốn này chủ yếu được tài trợ cho các hoạt động đầu tư tài chính dài hạn, trong đó, hoạt động đầu tư vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát và công ty liên kết để thực hiện mục tiêu đa dạng hóa hoạt động của SAM tiến tới xây dựng mô hình tập đoàn đa ngành.
Hoạt động đầu tư vốn vào các công ty khác cần có sự phân biệt để có thể đánh giá chính xác việc đầu tư của doanh nghiệp, đối với các khoản Sacom đầu tư vào các công ty cổ phần SAM Thịnh, SAM phú, SAM Cường, công ty cổ phần Viễn thông Thăng Long TLC có thể xem là hợp lý trong dài hạn bởi các khoản đầu tư này gắn kết chặt chẽ với hoạt động kinh doanh chính của công ty. Bởi vậy mà hoạt động sản xuất kinh doanh của các công ty này sẽ được SAM nhìn nhận, phân tích đánh giá chính xác hơn, để đưa ra kế hoạch tiếp tục góp vốn nữa hay không. Các khoản đầu tư vào các công ty khác để mở rộng danh mục đầu tư cần phải xem xét kỹ lưỡng bởi năng lực của công ty
có hạn, không thể xem xét đánh giá được trên nhiều lĩnh vực cùng một thời kỳ, bởi vậy việc đầu tư dàn trải ra nhiều ngành nghề sẽ đem lại rủi ro trong tương lai. Hoạt động đầu tư tài chính của SAM theo hình thức góp vốn liên doanh liên kết năm 2008 có thể nói đạt hiệu quả thấp.
Bảng 10: Một số công ty góp vốn đầu tư liên kết của SAM trong giai đoạn 2007 – 2008
Tên công ty SAM góp vốn Tỷ lệ nắm giữ(%) Tổng vốn góp(tỷ đồng) Số lượng CP đến cuối năm 2008 Công ty liên doanh Taihan – Sacom (TSC) 30% 133,74
Công ty địa ốc Sacom (SAMLAND) 55% 42,50
Cty cổ phần Sam Thịnh (Sapasco) 35,43% 18,75 1.500.000 Cty cổ phần Viễn thông Thăng Long 15% 15,00 1.500.000