Chuyển nhượng quyền sở hữu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 33 - 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các hình thức thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

1.3.2. Chuyển nhượng quyền sở hữu

Chuyển nhượng quyền sở hữu được áp dụng với quyền tác giả và quyền liên quan và quyền SHCN đối với sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí, BMKD. Quyền SHCN đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó. Việc chuyển nhượng quyền sở hữu cũng được áp dụng với quyền đối với giống cây trồng.

Khi chủ sở hữu không còn muốn khai thác các quyền sở hữu đối với các đối tượng của quyền SHTT của mình hoặc không còn đủ khả năng để khai thác các quyền đó thì chủ sở hữu sẽ tiến hành việc chuyển nhượng quyền sở hữu. Quyền sở hữu sẽ được dịch chuyển từ chủ sở hữu sang người nhận quyền chuyển nhượng này. Việc chuyển nhượng này sẽ diễn ra một lần và kể từ thời điểm mà hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu có hiệu lực pháp luật thì chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT sẽ không còn bất cứ quyền gì đối với tài sản trí tuệ đã được chuyển nhượng vì việc chuyển nhượng này bao gồm chuyền nhượng các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với tài sản trí tuệ đó. Khi đó, bên nhận chuyển nhượng sẽ trở thành chủ sở hữu.

Giá của các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu là do các bên thỏa thuận và có rất ít các nghĩa vụ tiếp theo giữa người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. Thông thường các giao dịch này kèm theo sự thanh toán trọn gói 1 lần hoặc cũng có thể từng phần tùy theo sự thỏa thuận của các bên.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)