Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 136 - 147)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thương mại hóa

3.3.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền

thực thi pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT đòi hỏi sự trách nhiệm và nỗ lực rất lớn từ phía các cơ quan Nhà nước trong việc xây dựng và sửa đổi các quy định pháp luật. Trước những yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn của việc thương mại hóa quyền SHTT thì cần phải có một khung pháp lý thật chặt chẽ và thống nhất thì mới có thể thúc đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT diễn ra thành công. Các cơ quan làm luật cần phải nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức của mình đặc biệt là các cán bộ chuyên môn về thương mại hóa quyền SHTT thì sẽ xây dựng được các văn bản pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT đồng bộ. Ngoài ra, các cơ quan nhà nước cũng có vai trò rất lớn trong việc thực thi pháp luật. Do đó cần có sự kết hợp, giúp đỡ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực thi pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT, thúc đẩy việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong nhân dân, giúp nhân dân nhận thức được giá trị của việc thương mại hóa quyền SHTT.

3.3.4. Các giải pháp khác để hoàn thiện pháp luật về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ Sở hữu trí tuệ

- Các quốc gia phát triển trên thế giới đã thực hiện việc thương mại hóa quyền SHTT từ rất lâu và rất thành công. Như ở Hoa Kỳ, họ đã có những mô hình doanh nghiệp khởi nguồn (spinoff) hay (start-up) để giúp việc thương mại hóa quyền SHTT đối với các đối tượng quyền SHTT của các trường Đại

học, Viện nghiên cứu. Ngoài ra, ở Hoa Kỳ còn có các Viện Nghiên cứu quốc gia (như Viện nghiên cứu quốc gia Sandia, Livermore, California) là cơ quan để thực hiện việc thương mại hóa quyền SHTT. Ở đây có các chuyên gia làm việc trong lĩnh vực thương mại hóa quyền SHTT và chuyển giao công nghệ. Để trở thành các chuyên gia thì họ sẽ phải thi để đạt được những bằng cấp nhất định do Chính phủ Hoa Kỳ quy định. Có thể nói ở Hoa Kỳ việc khai thác giá trị thương mại của các quyền SHTT luôn được quan tâm một cách sâu sắc. Đây thực sự là những mô hình rất hay để Việt Nam có thể học tập. Ở Việt Nam, đã có một số trường Đại học khối kỹ thuật thành lập các doanh nghiệp spin-off trong trường Đại học của mình nhưng mới chỉ là bước đầu triển khai. Một văn bản pháp luật về quy định cách thức, điều kiện thành lập và phát triển các doanh nghiệp khởi nguồn này cũng là một hướng đi quan trọng trong việc thúc đẩy việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam.

- Pháp luật Việt Nam đã có nhiều văn bản ghi nhận việc thực thi quyền SHTT và quy định các chế tài cho việc xâm phạm quyền của các chủ sở hữu như việc làm hàng giả, hàng nhái, sách in lậu… nhưng thực sự chưa mang tính chất răn đe. Vì vậy, để việc thương mại hóa quyền SHTT được phát triển hiệu quả thì bên cạnh các quy định của pháp luật thì cũng cần phải nâng cao vai trò của Tòa án, Cơ quan quản lý thị trường trong việc thực thi quyền SHTT để giảm thiểu những rủi ro trong việc đầu tư nghiên cứu, thương mại hóa quyền SHTT và có tác dụng răn đe những hành vi xâm phạm quyền SHTT.

Việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam chưa thực sự hiệu quả chủ yếu là do sự thiết nhất quán trong các quy định của pháp luật. Thực trạng của việc thương mại hóa hiện nay đã chỉ ra rằng Việt Nam cần nhanh chóng hoàn thiện hơn nữa các quy định pháp luật để nâng cao hiệu quả của việc thương mại hóa quyền SHTT và đáp ứng được nhu cầu hội nhập quốc tế.

Trước hết cần phải có sự quy định thống nhất và rõ ràng trong các quy định của pháp luật, tháo gỡ được những chồng chéo. Đây là nỗ lực của các cơ quan làm luật để nâng cao trách nhiệm, năng lực của đội ngũ cán bộ xây dựng luật để hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT. Việc quy định một cơ quan quản lý Nhà nước về thương mại hóa quyền SHTT là hoàn toàn phù hợp với thực tiễn khách quan để việc xây dựng, thực thi, tuyên truyền pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT được thống nhất và đồng bộ. Bên cạnh đó việc chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT cũng cần chủ động tìm hiểu các quy định pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT để tìm cho mình một hoặc một số hình thức thương mại hóa phù hợp là điều hết sức cần thiết. Thúc đẩy thương mại hóa quyền SHTT không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện khung pháp lý mà còn ở sự chủ động và linh hoạt của các chủ sở hữu, việc tạo điều kiện cho việc thương mại hóa của các cơ quan quản lý Nhà nước mà còn phụ thuộc vào các yếu tố thị trường. Do đó, yếu tố thị trường này cũng cần được chú trọng trong thương mại hóa quyền SHTT.

KẾT LUẬN

Thương mại hóa quyền SHTT là một lĩnh vực tiềm năng cho việc khai thác các giá trị thương mại của các đối tượng của quyền SHTT. Các hình thức thương mại hóa quyền SHTT cũng khá đa dạng như: chủ sở hữu tự khai thác các quyền của mình, chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển quyền sử dụng, NQTM và góp vốn bằng quyền SHTT. Mỗi một hình thức thương mại hóa quyền SHTT lại có những ưu việt riêng, do đó chủ sở hữu quyền SHTT có thể lựa chọn cho mình được một hoặc một vài hình thức để thương mại hóa quyền SHTT của mình để bù đắp những chi phí để đầu tư cho việc phát triển và xây dựng tài sản trí tuệ của mình, thu được lợi nhuận tối đa và thể hiện được giá trị của tài sản trí tuệ của mình trên thương trường. Định giá quyền SHTT hiện nay là một công cụ hữu hiệu giúp cho việc thương mại hóa thành công. Định giá đúng giá trị thực sự của các đối tượng của quyền SHTT giúp cho việc thương mại hóa quyền SHTT được thuận lợi. Việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam đã được tiến hành đối với tất cả các hình thức thương mại hóa và đã đạt được những thành công bước đầu. Tuy nhiên hiện nay việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam còn chưa thực sự hiệu quả. Điều này xuất phát từ việc chưa có một quy định pháp luật thống nhất trong việc thương mại hóa quyền SHTT, các quy định về thương mại hóa quyền SHTT còn nằm rải rác ở rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau và luôn có sự chồng chéo, mâu thuẫn trong các quy định của các văn bản pháp luật này. Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước về SHTT chỉ là những cơ quan thực hiện việc xác lập quyền và thực thi quyền SHTT, chưa có một cơ quan nào thống nhất quản lý và hướng dẫn cho các doanh nghiệp, cá nhân trong việc thực hiện thương mại hóa quyền SHTT.

Trước những lợi ích của việc thương mại hóa quyền SHTT mang lại và việc hội nhập với nền kinh tế thế giới thì Việt Nam phải nhanh chóng hòa nhập với xu thế chung đó. Trước hết đó là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT sao cho đồng bộ, thống nhất. Cần nâng cao nhận thức của các cơ quan quản lý Nhà nước và người dân về lợi ích của việc thương mại hóa quyền SHTT bằng việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Cần có một cơ quan chuyên trách quản lý Nhà nước về việc thương mại hóa quyền SHTT và các cơ quan khác cùng tạo điều kiện giúp đỡ để việc thương mại hóa quyền SHTT diễn ra nhanh chóng và thuận lợi.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Bá Bình (2006), “NQTM – Bản chất và mối quan hệ với hoạt động CGCN, hoạt động license”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số tháng 2/2006.

2. Bộ Khoa học và Công nghệ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Thông tư 01/2007/TT-BKHCN hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

3. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chuẩn mực kế toán số 04 về TSCĐ vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007),

Thông tư 146/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ.

5. Bộ Tài chính nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ.

6. Bộ Thương mại nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006),

Thông tư 09/2006/TT-BTM hướng dẫn đăng ký hoạt động NQTM.

7. Nguyễn Hữu Cẩn (2009), Nghiên cứu lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng phương pháp định giá sáng chế áp dụng cho Việt Nam, tr.63, Đề tài Khoa học cấp Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học Sở hữu trí tuệ, Hà

8. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 108/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư 2005.

9. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động Nhượng quyền thương mại.

10. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 100/2006/NĐ-CP ngày 21.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan.

11. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

12. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 104/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

13. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31.12.2008 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.

14. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2008), Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn.

15. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31.12.2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

16. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 88/2010/NĐ-CP ngày 16.8.2010 Quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.

17. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Nghị định 102/2010/NĐ-CP ngày 01.10.2010 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp.

18. TS. Vũ Mạnh Chu, “Về khía cạnh kinh tế của quyền tác giả và quyền liên quan trong luật SHTT”, http://www.luatviet.org/Home/nghien- cuu-trao-doi/so-huu-tri-tue/2006/1913/Ve-khia-canh-kinh-te-cua-quyen-tac- gia-va-quyen-lien.aspx.

19. Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật 1886.

20. Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN.

21. Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV).

22. Công ước quốc tế bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng (Công ước Rome 1961).

23. Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ.

24. TS. Ngô Huy Cương, “Một số nội dung của hợp đồng thành lập công ty”, http://vn.360plus.yahoo.com/hnhao75/article?mid=876&fid=-1.

25. TS. Bùi Ngọc Cường (2007), “Hoàn thiện khung pháp lý về Nhượng quyền thương mại”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp (103),

http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/hoan-thien-khung-phap-ly-ve- nhuong-quyen-thuong-mai/?searchterm=%22TÀI%20SẢN%22).

26. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận Nghiên cứu Khoa học, tr. 41, NXB Giáo dục, Hà Nội

27. Đào Minh Đức (2006), “Một số vấn đề về định giá nhãn hiệu”, Tạp chí Khoa học pháp lý (6), tr. 37.

(website: http://thongtinphapluatdansu.wordpress.com/2010/01/29/4376/) 28. Lê Thị Thu Hà (2010), Bảo hộ quyền SHCN dưới góc độ thương mại đối với chỉ dẫn địa lý của Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, Luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học Ngoại thương Hà Nội.

29. TS. Trần Văn Hải (2009), “Tập bài giảng Pháp luật về Sở hữu trí tuệ”, Lớp học Pháp luật và Nghiệp vụ Sở hữu trí tuệ (IP6) của trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khóa 2009-2010.

30. TS. Trần Văn Hải (2010), “Xác định chủ sở hữu của kết quả nghiên cứu khoa học”, Tạp chí Hoạt động Khoa học (598), số tháng 3.2009.

31. TS. Trần Văn Hải (2010), “Các yếu tố sở hữu công nghiệp tác động đến hiệu quả kinh tế của hợp đồng CGCN”, Tạp chí Hoạt động Khoa học

(612), tr 19.

32. TS. Trần Văn Hải (2011), “Thương mại hóa kết quả nghiên cứu – Tiếp cận từ quyền SHTT”, Tạp chí Hoạt động Khoa học số tháng 4.2011.

33. TS. Trần Văn Hải (2011), “Pháp luật Khoa học và công nghệ”, Bài giảng dành cho cao học Khoa học và công nghệ - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

34. Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT).

35. Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT – TRIPS.

36. Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin (2003), Từ điển Anh-Anh-Việt. 37. Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa.

38. Th.S Nguyễn Thanh Tâm, “Tính thương mại của quyền SHCN”, http://www.luatviet.org/Home/nghien-cuu-trao-doi/so-huu-tri-

tue/2007/4959/Tinh-thuong-mai-cua-quyen-so-huu-cong-nghiep.aspx.

39. Đoàn Văn Trường (2007), Các phương pháp thẩm định giá quyền SHTT, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

40. Đoàn Văn Trường (2009), Tuyển tập các phương pháp thẩm định giá tài sản, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

41. Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa. 42. Thỏa ước Lahay về đăng ký quốc tế KDCN 1925.

43. Tổng Cục thuế (2006), Công văn số 3539/TCT-PCCS ngày 20.9.2006 của Tổng Cục thuế trả lời công văn số 8236/CT-TTrl-D1 ngày 17.8.2006 của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng giá trị thương hiệu bổ sung vốn chủ sở hữu.

44. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Bộ luật Dân sự 2005.

45. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Doanh nghiệp 2005.

46. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật đầu tư 2005.

47. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật thương mại 2005.

48. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Luật chuyển giao công nghệ 2006.

49. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2009), Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2009.

50. Nguyễn Hồng Vân (2010), “Một số vấn đề về góp vốn bằng giá trị

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 136 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)