Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 50 - 57)

7. Kết cấu của luận văn

2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền

2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Hiện nay có rất nhiều các văn bản pháp luật quốc tế quy định về việc bảo hộ quyền SHTT song lại chưa có một văn bản pháp luật quốc tế nào thống nhất quy định về việc thương mại hóa quyền SHTT. Chính vì vậy mà việc thương mại hóa quyền SHTT được quy định rải rác ở các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT. Các quy định liên quan đến việc thương mại hóa quyền SHTT trong các văn bản pháp luật quốc tế chỉ tập trung vào 3 hình thức thương mại hóa đó là: quy định các quyền của chủ sở hữu được bảo hộ để từ đó họ có thể tự khai thác những độc quyền này, chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sử dụng. Còn các hình thức thương mại hóa khác của quyền SHTT như: NQTM, góp vốn bằng quyền SHTT không được đề cập trong các công ước quốc tế về SHTT này.

2.1.1. Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền Sở hữu trí tuệ của mình quyền Sở hữu trí tuệ của mình

Các chủ sở hữu có quyền tự khai thác các độc quyền đối với các đối tượng của quyền SHTT của mình được pháp luật bảo hộ. Tùy thuộc vào từng đối tượng cụ thể của quyền SHTT mà các công ước quốc tế về SHTT luôn có những quy định riêng về các quyền mà chủ sở hữu được khai thác độc quyền.

2.1.1.1. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả và quyền liên quan

* Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền tác giả:

- Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau đây gọi là Công ước Berne)

Công ước Berne là một trong những công ước về SHTT được ra đời sớm nhất ở trên thế giới, nó được ra đời vào năm 1886 song đến ngày 26.10.2004, Việt nam mới tham gia công ước này. Công ước Berne quy định quyền của tác giả đối với tác phẩm của mình bao gồm quyền tinh thần và quyền kinh tế. Điều 6bis của Công ước quy định về “quyền tinh thần” hay

“quyền nhân thân” độc lập với các “quyền kinh tế” hay “quyền tài sản” của tác giả. Theo đó, tác giả được quyền đòi thừa nhận mình là tác giả của tác phẩm của mình và được phản đối mọi sự xuyên tạc, cắt xén, sửa đổi hoặc những hành vi xâm phạm khác có thể làm phương hại đến danh dự và tiếng tăm của tác giả. Đây là những quyền luôn gắn với tác giả và không thể bị chuyển giao.

Tuy nhiên, việc tự khai thác của tác giả với tư cách là chủ sở hữu tác phẩm theo Công ước Berne có thể thực hiện thông qua khai thác các quyền tài sản.

Các quyền tài sản mà tác giả của tác phẩm được bảo hộ đó là: quyền dịch (Điều 8); quyền sao in, sao chép tác phẩm dưới mọi cách thức hoặc hình thức gồm việc ghi âm hoặc ghi hình (Điều 9); quyền biểu diễn tác phẩm kịch, nhạc kịch và tác phẩm âm nhạc (Điều 11), quyền phát thanh, truyền hình và truyền đạt đến công chúng bằng vô tuyến, bằng việc phát thanh hoặc truyền hình hoặc bằng loa phóng thanh hay bằng bất cứ phương tiện nào khác phát thanh truyền hình tác phẩm (Điều 11bis); quyền đọc hoặc truyền phát bản đọc trước công chúng (Điều 11ter); quyền phóng tác, cải biên, chuyển thể hoặc các dạng chuyển thể khác một tác phẩm (Điều 12); quyền phóng tác, quay phim, trình diễn công cộng hoặc truyền phát tới công chúng tác phẩm điện ảnh (Điều 14). Còn quyền “Droit de suit” (quyền thừa kế) được quy định tại

Điều 14ter (liên quan tới các tác phẩm nghệ thuật nguyên bản và những bản thảo gốc) mang tính chất lựa chọn và phù hợp khi luật pháp quốc gia của tác giả cho phép.

- Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả (Hiệp ước WCT)

Hiệp ước WCT được viết tắt của “WIPO Copyright Treaty” là Hiệp ước của WIPO về quyền tác giả và được thông qua vào ngày 20.12.1996 với nội dung là bảo hộ quyền tác giả trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Hiện nay, Việt Nam chưa tham gia hiệp ước này. Quyền tài sản của quyền tác giả trong kỷ nguyên kỹ thuật số được quy định trong Hiệp ước là: Quyền phân phối (Điều 6): tác giả của các tác phẩm văn học và nghệ thuật được độc quyền cho phép cung cấp tới công chúng bản gốc và bản sao tác phẩm đó thông qua việc bán hoặc chuyển nhượng quyền sở hữu; Quyền cho thuê (Điều 7): áp dụng đối với các tác giả của các tác phẩm là: chương trình máy tính; tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được thể hiện trong bản ghi âm sẽ được hưởng quyền độc quyền cho công chúng thuê nhằm mục đích thương mại đối với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm của họ; Quyền truyền đạt tới công chúng (Điều 8): Các tác giả của các tác phẩm văn học và nghệ thuật được hưởng quyền độc quyền cho phép truyền đạt tới công chúng tác phẩm của họ, bằng vô tuyến hay hữu tuyến, kể cả việc đưa tác phẩm của họ tới công chúng theo cách thức mà những thành viên trong xã hội có thể tiếp cận các tác phẩm đó tại địa điểm và thời gian do chính họ lựa chọn.

- Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của Quyền SHTT - TRIPS (sau đây gọi là Hiệp định TRIPS)

Hiệp định có hiệu lực từ 01.01.1995 và có giá trị ràng buộc với tất cả các thành viên của WTO. Với tư cách là thành viên của WTO, Việt Nam cũng là thành viên của Hiệp định này. Trong hiệp định có quy định về bảo hộ

giả và người thừa kế hợp pháp của họ đối với các chương trình máy tính và các tác phẩm điện ảnh (Điều 11).

* Quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền liên quan:

- Công ước quốc tế về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng (Công ước Rome 1961)

Công ước này có hiệu lực tại Việt Nam vào 01.03.2007 và Việt Nam là thành viên thứ 86 của công ước này. Công ước quy định các quyền của người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và tổ chức phát sóng; thông qua việc khai thác các quyền được ghi nhận trong Công ước thì họ sẽ thu được lợi nhuận cho mình từ việc khai thác này.

- Đối với người biểu diễn, việc bảo hộ quyền được Công ước Rome ghi nhận quyền cấm người khác thực hiện: phát sóng hoặc truyền đạt tới công chúng một buổi biểu diễn “trực tiếp”; định hình buổi biểu diễn chưa được định hình; sao chép bản ghi âm buổi biểu diễn nếu chính bản ghi âm gốc đã được định hình mà không có sự đồng ý của họ hoặc nếu sự sao chép này được thực hiện nhằm các mục đích khác với các mục đích mà chính những người biểu diễn đã cho phép (Điều 7);

- Đối với nhà sản xuất bản ghi âm, họ có quyền cho phép hoặc ngăn cấm sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp bản ghi âm của họ (Điều 10);

- Đối với các tổ chức phát sóng, Điều 13 quy định về quyền cho phép hoặc ngăn cấm của các tổ chức phát sóng:

+ Việc tái phát sóng các buổi phát sóng của họ; + Việc định hình các buổi phát sóng của họ;

+ Việc sao chép mà không được sự đồng ý của họ hoặc nhằm những mục đích bất hợp pháp;

+ Truyền đạt tới công chúng các buổi phát sóng truyền hình nếu sự truyền đạt đó được thực hiện tại các địa điểm mà công chúng phải trả tiền vào cửa.

- Công ước Geneva về bảo hộ nhà sản xuất bản ghi âm chống việc sao chép không được phép bản ghi âm của họ (sau đây gọi là Công ước Geneva)

Công ước được ký kết tại Geneva vào 29.10.1971, có hiệu lực tại Việt Nam vào 06.07.2005. Điều 6 của Công ước quy định về việc bảo hộ quyền của nhà sản xuất bản ghi âm bằng phương thức bảo hộ nào thì do pháp luật quốc gia quy định.

- Hiệp ước của WIPO về biểu diễn và bản ghi âm (Hiệp ước WPPT)

Hiệp ước này được thông qua cùng với hiệp ước WCT tại Geneva tháng 12 năm 1996. Hiện nay Việt Nam chưa là thành viên của Hiệp ước WPPT này. Đây là hiệp ước về quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm trong kỷ nguyên kỹ thuật số. Trong Hiệp ước có quy định các quyền của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm để họ có thể khai thác các quyền này nhằm mục đích thương mại hóa và thu lợi nhuận từ việc tự khai thác các quyền này gồm:

- Quyền tài sản của người biểu diễn: Quyền phát sóng và truyền đạt tới công chúng các buổi biểu diễn chưa được định hình, trừ khi buổi biểu diễn là một buổi biểu diễn được phát sóng quy định tại Điều 6 (ii); quyền sao chép và quyền cho thuê (Điều 6, 7 và 9); quyền phân phối tới công chúng buổi biểu diễn gốc và bản sao của buổi biểu diễn được ghi âm trong bản ghi âm thông qua việc bán hoặc chuyển giao quyền sở hữu. (Khoản 1 Điều 8).

- Quyền của nhà sản xuất bản ghi âm: quyền sao chép và quyền cho thuê (Điều 11 và 13); quyền phân phối bản ghi âm (Điều 12).

Điều 15 quy định về quyền hưởng thù lao của người biểu diễn và nhà sản xuất bản ghi âm giống như Điều 12 của Công ước Rome. Các thành viên tham gia Hiệp ước WPPT có quyền bảo lưu điều này.

- Hiệp định TRIPS

Hiệp định này cũng có các quy định liên quan tới việc bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm và các tổ chức phát thanh truyền hình tại Điều 14:

+ Người biểu diễn: được quyền ngăn cấm các hành vi không được họ cho phép gồm: ghi âm lần đầu buổi biểu diễn của họ và sao chép bản ghi đó; phát qua phương tiện vô tuyến truyền hình và truyền thông cho công chúng buổi biểu diễn trực tiếp của họ;

+ Nhà sản xuất bản ghi âm có quyền cho phép hoặc cấm việc sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp các bản ghi âm của họ;

+ Các tổ chức phát thanh truyền hình có quyền cấm các hành vi sau không được họ cho phép: ghi, sao chép bản ghi và phát lại qua phương tiện vô tuyến truyền hình cũng như truyền hình cho công chúng các chương trình.

2.1.1.2. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền SHCN

- Công ước Paris 1883 về bảo hộ SHCN (Công ước Paris)

Điều 5 của Công ước Paris quy định về việc nhập khẩu hàng hóa của chủ patent vào nước đã cấp patent cho họ những hàng hóa áp dụng patent nhưng lại được chế tạo ở 1 nước khác là thành viên của Công ước Paris. Và việc nhập khẩu này sẽ không dẫn tới việc chủ patent đó sẽ bị tước những quyền theo patent của nước đã cấp patent cho họ.

- Hiệp định TRIPS

Điều 26 Hiệp định TRIPS quy định về việc bảo hộ cho chủ sở hữu KDCN: có quyền cấm những người không được phép của mình vì mục đích

thương mại sản xuất, bán hoặc nhập khẩu những sản phẩm mang hoặc thể hiện một kiểu dáng là bản sao hoặc về cơ bản là một bản sao của kiểu dáng được bảo hộ.

Điều 36 Hiệp định TRIPS quy định về phạm vi bảo hộ đối với thiết kế bố trí. Theo đó, các hành vi không được phép của người nắm giữ quyền sau được coi là bất hợp pháp: nhập khẩu, bán, phân phối dưới hình thức khác nhằm mục đích thương mại thiết kế bố trí đang được bảo hộ.

Với những quy định không cho phép người khác thực hiện những quyền đối với KDCN và thiết kế bố trí như quy định của Hiệp định TRIPS qua đó cho thấy chỉ có chủ sở hữu quyền SHCN đối với KDCN và thiết kế bố trí mới được thực hiện những quyền nêu ra trong Hiệp định.

2.1.1.3. Các quy định của pháp luật quốc tế về việc chủ sở hữu tự khai thác quyền đối với giống cây trồng

- Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV)

Công ước được ký kết vào năm 1961 và Việt Nam tham gia Hiệp ước này vào ngày 24.12.2006.

Điều 14 Công ước quy định về quyền của nhà tạo giống đối với vật liệu nhân giống, vật liệu thu hoạch thu được từ việc sử dụng hợp pháp vật liệu nhân giống của giống cây trồng được bảo hộ, các sản phẩm thu được từ vật liệu thu hoạch nói trên, các giống cây dẫn xuất từ giống cây trồng được bảo hộ và 1 số giống cây khác: (i) sản xuất hoặc nhân giống, (ii) chế biến nhằm mục đích nhân giống, (iii) chào bán, (iv) bán hoặc các cách tiếp cận thị trường khác, (v) xuất khẩu, (vi) nhập khẩu, (vii) tàng trữ nhằm thực hiện các hành vi bất kỳ nêu tại các điểm từ (i) đến (vi) trên đây.

Ngoài ra, Điều 15 và 16 của Công ước cũng quy định về việc hạn chế quyền của nhà tạo giống và các ngoại lệ của việc hạn chế này.

Như vậy, các công ước quốc tế về SHTT tương đối phong phú và đa dạng đề cập tới việc bảo hộ tất cả các đối tượng của quyền SHTT. Có những công ước Việt Nam đã là thành viên tham gia nhưng cũng có những công ước Việt Nam chưa tham gia song đó đều là những văn bản pháp lý quan trọng cho việc ghi nhận các quyền của chủ sở hữu từ đó họ có thể khai thác được tối đa các độc quyền của mình. Đối với mỗi công ước quốc tế lại có những quy định về việc được quyền khai thác của chủ sở hữu đối với mỗi đối tượng của quyền SHTT là khác nhau. Có thể quy định trực tiếp quyền của chủ sở hữu được làm gì để từ đó chủ sở hữu sẽ dẫn chiếu những quy định đó để thấy được quyền của mình để tự khai thác các quyền của mình một cách hiệu quả nhất hoặc là những quy định gián tiếp về việc ngăn cấm người khác không được thực hiện những hành vi mà chủ sở hữu không cho phép để từ đó có thể suy luận được những quyền mà chủ sở hữu được quyền tự khai thác.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)