Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 30 - 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Khái quát chung về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

1.2.3. Các điều kiện để thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ

1.2.3.1. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải được bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định của pháp luật về SHTT của Việt nam thì trong các đối tượng của quyền SHTT có các đối tượng được bảo hộ mà không phụ thuộc vào việc đăng ký với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, tức là quyền của chủ sở hữu các tài sản trí tuệ đó được xác lập ngay từ thời điểm người đó tạo ra hoặc sử dụng chúng. Đó là quyền tác giả và quyền liên quan, quyền SHCN đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền SHCN đối với tên thương mại, quyền SHCN đối với BMKD.

Bên cạnh những đối tượng của quyền SHTT được bảo hộ và xác lập quyền trên cơ sở đương nhiên thì các đối tượng của quyền SHTT khác như sáng chế, nhãn hiệu, KDCN, thiết kế bố trí chỉ được bảo hộ trên cơ sở đăng ký tại Cục SHTT. Còn đối với quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ khi nó

được đăng ký tại Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. Khi các đối tượng này đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ và người nộp đơn đăng ký thực hiện đúng các trình tự thủ tục đăng ký bảo hộ và các khoản phí, lệ phí trong khoảng thời gian như luật định sẽ được cấp văn bằng bảo hộ. Kể từ thời điểm văn bằng bảo hộ được cấp cho người đăng ký thì quyền SHTT được xác lập. Tùy từng đối tượng cụ thể của quyền SHTT mà pháp luật Việt Nam quy định thời gian bảo hộ khác nhau. Việc đăng ký xác lập quyền theo những thủ tục luật định có vai trò rất quan trọng nhằm đạt được sự bảo hộ pháp lý và từ đó các chủ sở hữu của các đối tượng trên có thể độc quyền hoặc cho phép người khác thương mại hóa quyền SHTT đối với các đối tượng này.

1.2.3.2. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ là các đối tượng đang còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam

Một đối tượng của quyền SHTT đang còn hiệu lực bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam thì chủ sở hữu của nó có độc quyền khai thác nó. Nếu đã hết thời hạn bảo hộ theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc văn bằng bảo hộ bị hủy bỏ hiệu lực hoặc chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản trí tuệ đó thì nó sẽ trở thành tài sản chung của nhân loại, bất kỳ người nào cũng có quyền khai thác, sử dụng nó. Như vậy, việc thương mại hóa các đối tượng mà đã thuộc về tài sản chung của nhân loại là một điều hoàn toàn không có ý nghĩa.

1.2.3.3. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ không phải là các đối tượng đang bị tranh chấp

Việc thương mại hóa quyền SHTT chính là việc tạo ra lợi nhuận từ việc khai thác quyền sở hữu và quyền sử dụng của chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT hoặc người được chủ sở hữu cho phép. Khi các đối tượng này bị tranh chấp tức là việc xác định chủ sở hữu và quyền sở hữu đối với các đối tượng của quyền SHTT là chưa được xác định rõ. Chính vì vậy, việc thương

mại hóa các quyền SHTT là không thể có hiệu quả khi quyền sở hữu đang bị tranh chấp.

1.2.3.4. Các đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ phải đáp ứng được những nhu cầu của xã hội

Để thương mại hóa thành công các quyền SHTT và tạo ra được nhiều lợi nhuận thì việc đáp ứng được nhu cầu của xã hội là một yếu tố vô cùng cần thiết.

Ở Hoa Kỳ, có những sáng chế sau khi được sáng tạo ra và được cấp Bằng độc quyền sáng chế nhưng nó lại khó có thể hoặc không thể thương mại hóa được. Ví dụ như: Sáng chế “Đồ chơi động vật” được làm từ gỗ hoặc hỗn hợp từ gỗ, được cấp bằng độc quyền sáng chế của Hoa Kỳ số 6360693 hay Sáng chế “Dụng cụ bảo vệ tai động vật” – Bằng độc quyền số 4233942 hay Sáng chế “Phương pháp chuyển động của cái xích đu” – Bằng độc quyền số 6368227 [51; 3]. Đó là những sáng chế không cần thiết hoặc không đáp ứng được nhu cầu thiết thực của con người.

Có thể nói việc đáp ứng được nhu cầu của đời sống xã hội là một trong những điều kiện quan trọng trong việc thương mại hóa quyền SHTT vì một tài sản được sáng tạo ra mà không thể ứng dụng và đáp ứng được nhu cầu xã hội thì cũng không có giá trị gì.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)