Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ chưa hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 126 - 129)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Nguyên nhân của việc thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ chưa hiệu

hiệu quả ở Việt Nam

3.2.1. Nguyên nhân từ phía pháp luật

Có thể nói đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam hiện nay chưa đạt được hiệu quả.

+ Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền SHTT quy định chưa thống nhất, còn rải rác ở nhiều văn bản và chưa có sự đồng nhất trong các văn bản pháp luật.

+ Trong các quy định về từng hình thức thương mại hóa thì việc quy định còn chung chung (như quy định về góp vốn bằng quyền SHTT) và các quy định của pháp luật còn thiếu hụt so với thực tiễn áp dụng của các hình thức thương mại hóa đó (như quy định về chuyển nhượng quyền sở hữu).

+ Những mâu thuẫn pháp luật trong việc không coi “thương hiệu” là một đối tượng của quyền SHTT như trong quy định của Luật SHTT, không

coi “thương hiệu” là TSCĐ để có thể hạch toán trong doanh nghiệp như trong Chuẩn mực kế toán số 04 và Thông tư 203/2009/TT-BTC nhưng lại coi

“thương hiệu” là tài sản có thể được định giá để tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa trong Thông tư 146/2007/TT-BTC đã dẫn tới việc khó khăn trong việc thực thi các quy định của pháp luật.

+ Pháp luật chưa có một chế tài đối với việc thực hiện pháp luật không đúng trong việc thương mại hóa quyền SHTT (như trong trường hợp chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng thì thường “tác giả” là người thực hiện chuyển nhượng chứ không phải là “chủ bằng bảo hộ” thực hiện việc này theo như quy định của Luật SHTT).

+ Do quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau và đôi khi đó là những quy định chung cho các loại tài sản (như quy định về góp vốn bằng quyền SHTT, định giá quyền SHTT) nên chưa thể khái quát được đặc thù của các đối tượng của quyền SHTT do đó sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong quy định pháp luật. Do vậy, với đặc thù riêng của các đối tượng của quyền SHTT phải có những quy định riêng biệt để phù hợp.

+ Chưa có một quy định pháp luật nào quy định về cơ quan nào sẽ là cơ quan quản lý việc thương mại hóa quyền SHTT, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan đó như thế nào, vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đối với việc thương mại hóa quyền SHTT ra sao?

3.2.2. Nguyên nhân từ phía các cơ quan quản lý nhà nước về Sở hữu trí tuệ

Hiện nay có 3 cơ quan quản lý nhà nước về SHTT đó là: Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa – Thể thao và Du Lịch, Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ và Cục trồng trọt của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn song các cơ quan này chỉ là các cơ quan thực hiện việc đăng ký xác lập quyền, cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng của quyền SHTT. Còn đối với việc thương mại hóa quyền SHTT thì vai trò của các cơ quan này chưa

được phát huy. Hiện nay chỉ có Cục SHTT là cơ quan quản lý việc đăng ký các hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu và các hợp đồng license đối với các đối tượng của quyền SHCN phải đăng ký xác lập quyền.

- Các cơ quan quản lý nhà nước về SHTT cũng chưa chú trọng vào việc phát triển thương mại hóa quyền SHTT, chưa có sự tuyên truyền rộng rãi để người dân hiểu được các giá trị của việc thương mại hóa quyền SHTT và để cho chủ sở hữu các đối tượng của quyền SHTT lựa chọn được hình thức thương mại hóa phù hợp cho tài sản trí tuệ của mình.

3.2.3. Nguyên nhân từ phía chủ sở hữu

- Chủ sở hữu chưa chủ động tìm hiểu các hình thức thương mại hóa quyền SHTT và lợi ích của việc thương mại hóa quyền SHTT và pháp luật về thương mại hóa quyền SHTT. Do đó với kiến thức ít ỏi về thương mại hóa quyền SHTT, chủ sở hữu thường khai thác chưa hiệu quả hoặc bỏ qua việc thương mại hóa các đối tượng của quyền SHTT của mình. Do đó việc thương mại hóa quyền SHTT ở Việt Nam bị hạn chế.

- Chủ sở hữu chưa kịp thời và nhanh nhạy với việc thương mại quyền SHTT của mình nên đã dẫn đến khi khai thác giá trị của nó thì đã hết thời hạn bảo hộ hoặc chỉ thu được lợi ích rất ít so với giá trị thực tế mà quyền SHTT đó mang lại khi được thương mại hóa kịp thời và đúng hình thức thương mại hóa.

3.2.4. Các nguyên nhân khác

- Hiểu biết về quyền SHTT và thương mại hóa quyền SHTT trong xã hội còn chưa được đồng bộ.

- Việt Nam hiện nay chưa có các tổ chức định giá chuyên nghiệp về quyền SHTT để có thể định giá chính xác giá trị thực tế của các đối tượng của quyền SHTT mà doanh nghiệp đang sở hữu, sử dụng và quản lý. Điều này xuất phát từ việc định giá quyền SHTT vẫn còn là một lĩnh vực rất mới ở Việt

Nam do vậy năng lực, kinh nghiệm của các định giá viên và các công ty định giá còn hạn chế, chưa áp dụng được hiệu quả các phương pháp định giá quyền SHTT tiên tiến trên thế giới.

- Khi tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thì giá trị của các đối tượng của quyền SHTT chưa được chú trọng tới dẫn tới việc bỏ qua giá trị của các đối tượng này.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền sở hữu trí tuệ (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)