7. Kết cấu của luận văn
2.1. Pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ
2.1.3. Quy định của pháp luật quốc tế về chuyển quyền sử dụng
- Công ước Geneva
Công ước Geneva không cho phép pháp luật quốc gia quy định về việc license cưỡng bức nào đối với bản ghi âm của chủ sở hữu. Việc thực hiện việc sao chép bản ghi âm theo license cưỡng bức chỉ diễn ra trong trường hợp đáp ứng được tất cả các điều kiện: (i) việc sao chép dành cho việc sử dụng nhằm mục đích giảng dạy và nghiên cứu khoa học; (ii) việc sao chép chỉ diễn ra trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia nhận license và không được mở rộng áp dụng với việc xuất khẩu các bản sao; (iii) việc sao chép thực hiện theo license là cơ sở của của khoản thù lao cho người cấp license được ấn định được tính dựa trên số lượng bản sao sẽ được tạo ra.
- Hiệp định TRIPS
Điều 21 của Hiệp định TRIPS quy định về việc chuyển quyền sử dụng (cấp license) và chuyển nhượng quyền sở hữu đối với nhãn hiệu. Trong đó cho phép các thành viên tham gia hiệp định có quyền quy định các điều kiện để cấp license. Hiệp định TRIPS cũng quy định về việc cấp license cưỡng bức nhãn hiệu: không cho phép các nước thành viên của Hiệp định quy định việc license cưỡng bức đối với nhãn hiệu.
Quy định về việc thương mại hóa quyền SHTT nằm ở nhiều văn bản khác nhau của các công ước quốc tế về SHTT. Có 3 hình thức thương mại hóa được quy định trong các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT đó là: chủ sở hữu tự khai thác các quyền của mình, chuyển nhượng quyền sở hữu và license. Bên cạnh việc quy định mang tính áp dụng chung cho các quốc gia thành viên tham gia các công ước quốc tế thì cũng có các quy định mở cho phép các quốc gia tiến hành không áp dụng hoặc bảo lưu một số điều trong các công ước đó hoặc quy định mức tối thiểu đã tạo nên tính linh hoạt cho việc áp dụng 3 hình thức thương mại hóa quyền SHTT trong các văn bản pháp luật quốc tế về SHTT.