7. Kết cấu của luận văn
2.2. Pháp luật Việt Nam về thương mại hóa quyền Sở hữu trí tuệ
2.2.6. Quy định của pháp luật Việt Nam về định giá quyền Sở hữu trí tuệ
Định giá quyền SHTT đóng vai trò quan trọng trong thương mại hóa quyền SHTT nhưng các văn bản pháp luật quy định về việc định giá quyền SHTT ở Việt Nam vẫn còn khá sơ sài và chưa đồng bộ.
2.2.6.1. Luật doanh nghiệp 2005
Khoản 1 Điều 30 LDN 2005 quy định về việc định giá tài sản góp vốn, trong đó quy định về các “tài sản góp vốn không phải là tiền Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng phải được các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức định giá chuyên nghiệp định giá”. Quyền SHTT là một trong những loại tài sản có thể góp vốn vào doanh nghiệp theo Khoản 4 Điều 4 LDN do vậy theo quy định trên thì việc định giá quyền SHTT là tài sản góp vốn vào doanh nghiệp là do “các thành viên, cổ đông sáng lập hoặc tổ chức chuyên nghiệp định giá”. Song LDN lại không đưa ra một cách tính giá trị tài sản góp vốn vào doanh nghiệp mà trong đó có quyền SHTT.
2.2.6.2. Chuẩn mực kế toán số 04 về tài sản cố định vô hình ban hành và công bố theo Quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính (sau đây gọi là Chuẩn mực kế toán số 04).
Trong Đoạn 6 của Chuẩn mực kế toán số 04 đã đưa ra định nghĩa về TSCĐ vô hình: là tài sản không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Các nguồn lực vô hình: Bằng độc quyền sáng chế, quyền tác giả và phần mềm máy tính là các đối tượng của quyền SHTT do doanh nghiệp đầu tư mà có được được coi là TSCĐ vô hình khi chúng thỏa mãn các yếu tố được quy định tại Đoạn 08 của Chuẩn mực kế toán số 04:
+ Tính có thể xác định được; + Khả năng kiểm soát nguồn lực;
+ Tính chắc chắn của lợi ích kinh tế trong tương lai.
Như vậy, khi thỏa mãn các yếu tố trên thì Bằng độc quyền sáng chế, quyền tác giả và phần mềm máy tính do doanh nghiệp bỏ chi phí ra đầu tư sáng tạo nên sẽ trở thành TSCĐ vô hình và chúng được hạch toán vào giá trị của doanh nghiệp. Nhãn hiệu được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp – nhãn hiệu được tạo ra từ giai đoạn nghiên cứu và triển khai của doanh nghiệp để tạo ra nhãn hiệu thì không được coi là TSCĐ. Như vậy, tất cả các nhãn hiệu không được tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp đều được coi là TSCĐ vô hình.
2.2.6.3. Thông tư 203/2009/TT-BTC ngày 20.10.2009 quy định về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (sau đây gọi là Thông tư 203/2009/TT-BTC)
Điểm b Khoản 1 Điều 6 của Thông tư quy định các loại TSCĐ vô hình là các đối tượng của quyền SHTT bao gồm:
Bằng sáng chế phát minh, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, sản phẩm, kết quả của cuộc biểu diễn nghệ thuật, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá, KDCN, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, BMKD, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý, giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Do vậy, Thông tư đã ghi nhận các TSCĐ vô hình là các đối tượng của quyền tác giả và quyền liên quan; quyền SHCN và quyền đối với giống cây trồng.
Khoản 2 Điều 4 của Thông tư quy định về việc “xác định nguyên giá TSCĐ vô hình”:
Nguyên giá của TSCĐ vô hình là quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của Luật SHTT: là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã chi ra để có được quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng theo quy định của pháp luật về SHTT (Điểm e).
Nguyên giá TSCĐ của các chương trình phần mềm được xác định là toàn bộ các chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra để có các chương trình phần mềm trong trường hợp chương trình phần mềm là một bộ phận có thể tách rời với phần cứng có liên quan, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ
(Điểm g).
Trường hợp phần mềm máy tính là một bộ phận không thể tách rời với phần cứng của máy tính để máy tính có thể hoạt động thì phần mềm này được coi là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của TSCĐ hữu hình. (Đoạn 3 Chuẩn mực kế toán số 04).
Như vậy, theo quy định của Thông tư 203/2009/TT-BTC thì việc xác định nguyên giá của các đối tượng của quyền SHTT là theo phương pháp định giá dựa trên chi phí quá khứ.
2.2.6.4.Thông tư 146/2007/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số vấn đề về tài chính khi thực hiện chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành CTCP theo quy định tại Nghị định 109/2007/NĐ-CP ngày 26/6/2007 của Chính phủ
(sau đây gọi là Thông tư 146/2007/TT-BTC).
Thông tư 146/2007/TT-BTC đã quy định việc xác định giá trị “thương hiệu” là để góp phần xác định giá trị thực tế của doanh nghiệp khi định giá doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa. Theo quy định tại Điểm a Khoản 4.7 Điều 4 Mục A Phần III của Thông tư thì “giá trị thương hiệu” được hiểu là bao gồm “nhãn hiệu” và “tên thương mại”:
Giá trị thương hiệu được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế cho việc sáng chế, xây dựng và bảo vệ nhãn mác, tên thương mại của doanh nghiệp trong 10 năm trước thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp hoặc kể từ ngày thành lập đối với các doanh nghiệp có thời gian hoạt động của doanh nghiệp ít hơn 10 năm (bao gồm cả chi phí quảng cáo, tuyên truyền trong và ngoài nước để quảng bá, giới thiệu sản phẩm, công ty; xây dựng trang web...).
Như vậy, với nhiều văn bản pháp luật khác nhau quy định về thương mại hóa quyền SHTT cho thấy pháp luật Việt Nam đã ghi nhận được các hình thức thương mại hóa quyền SHTT để từ đó tạo ra hành lang pháp lý cho việc thương mại hóa quyền SHTT phát triển. Bên cạnh đó pháp luật Việt Nam đã có những quy định phù hợp với pháp luật quốc tế về thương mại hóa quyền SHTT song có sự phát triển và điều chỉnh sao cho phù hợp nhất với thực tiễn Việt nam. Các quy định về định giá quyền SHTT cũng là những quy định
quan trọng giúp cho việc xác định đúng giá trị các đối tượng của quyền SHTT trong việc thương mại hóa quyền SHTT.