Chủ thể của quyền chiếmhữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 51 - 56)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

2.1. Chủ thể của quyền chiếmhữu

BLDS năm 2015 bổ sung chế định chiếm hữu với tính chất là một tình trạng pháp lý được ghi nhận tại Chương XII. Việc ghi nhận chiếm hữu là một chế định pháp luật độc lập với chế định quyền sở hữu là một bước tiến đáng ghi nhận trong hoạt động lập pháp để bảo vệ tốt nhất quyền và nghĩa vụ của các chủ thể thuộc lĩnh vực dân sự. Phân biệt “quyền chiếm hữu” - một quyền năng của chủ sở hữu và “chiếm hữu” - một tình trạng pháp lý có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn đời sống xã hội. Người đang thực tế chiếm hữu sẽ được suy đoán là chiếm hữu ngay tình và được bảo vệ trước sự xâm phạm của các chủ thể khác. Nếu các chủ thể khác không thừa nhận việc chiếm hữu của một chủ thể là không ngay tình thì phải chứng minh (Điều 184, Điều 185 BLDS năm 2015). Với những quy định này, BLDS năm 2015 đã phản ánh đúng thực tế trong xã hội và ổn định các quan hệ xã hội. Bởi nếu có tranh chấp xảy ra liên quan đến tài sản chiếm hữu thì không thể trong mọi trường hợp đều yêu cầu các bên tranh chấp phải

chứng minh được quyền sở hữu. Bởi vậy, trước tiên người được bảo vệ trong trường hợp này là người đang thực tế chiếm hữu.

Hành vi chiếm hữu là hành vi của bất cứ chủ thể nào, còn quyền chiếm hữu là sự công nhận của pháp luật về quyền năng của một số chủ thể nhất định, chỉ những chủ thể đã được pháp luật công nhận mới có quyền này. Trong pháp luật dân sự Việt Nam hiện hành, các chủ thể của quyền chiếm hữu được quy định bao gồm:

Chủ sở hữu: Quyền chiếm hữu là quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm giữ các tài sản thuộc quyền sở hữu của mình. Chủ sở hữu tài sản được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, kiểm soát, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội. Việc chiếm hữu này không bị hạn chế về mặt thời gian trừ khi chủ sở hữu đã chuyển giao quyền chiếm hữu cho người khác hoặc trường hợp pháp luật có quy định khác. Ngoài chủ sở hữu thì người khác cũng có thể có quyền chiếm hữu tài sản dù tài sản đó không thuộc sở hữu của mình theo pháp luật quy định.

Ngƣời đƣợc chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản: Trong trường hợp này người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản sẽ thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó trong phạm vi, theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định. Khi hết thời hạn ủy quyền thì người chiếm hữu không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản trong trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật. Quyền chiếm hữu tài sản được chuyển giao từ bên ủy quyền sang bên được ủy quyền. Bên được ủy quyền chiếm hữu tài sản trong thời hạn do các bên thỏa thuận, xác định trong hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Ngƣời đƣợc chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật (ví dụ như cho thuê, cho mượn, gửi giữ tài sản): Quyền chiếm hữu tài sản (kèm theo quyền sử dụng tài sản) được chuyển giao từ bên cho thuê, cho thuê khoán, cho mượn sang bên thuê, thuê khoán, mượn tài sản. Bên thuê, thuê khoán, mượn tài sản có quyền chiếm hữu tài sản do các bên thỏa thuận theo quy định của pháp luật. Khi chủ sở hữu giao tài sản cho người khác thông qua giao dịch dân sự mà nội dung không bao gồm việc chuyển quyền chiếm hữu thì người được giao tài sản phải thực hiện việc chiếm hữu tài sản đó theo đúng mục đích và nội dung của giao dịch đó. Dù không phải là chủ sở hữu của tài sản, nhưng người đã được chủ sở hữu tài sản chuyển giao cho mình quyền chiếm hữu tài sản thông qua các giao dịch

hợp pháp thì họ có quyền chiếm hữu tài sản trong thời gian được chuyển giao. Ngoài ra, người được giao tài sản có quyền sử dụng tài sản được giao, có thể chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác nếu được chủ sở hữu đồng ý. Một điểm đáng lưu ý là người được giao tài sản không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản trong trường hợp xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

Ngƣời phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định đƣợc ai là chủ sở hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định: Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại (Khoản 1 Điều 230 BLDS 2015). Dù không phải là chủ sở hữu và cũng không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản nhưng trong trường hợp này vẫn nhận được quyền chiếm hữu tài sản nếu họ thực hiện việc khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngƣời phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dƣới nƣớc bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và một số trƣờng hợp khác do pháp luật quy định: Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại (Khoản 1 Điều 231 BLDS 2015). Dù không phải là chủ sở hữu và cũng không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản nhưng trong trường hợp này vẫn nhận được quyền chiếm hữu tài sản nếu họ thực hiện việc khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Các trƣờng hợp khác do pháp luật quy định nhƣ:

- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho quản lý tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố mất tích theo quy định tại điều 65 BLDS 2015:

“1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.”

- Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình theo khoản 1 điều 59 BLDS 2015;

- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tiến hành tố tụng thu giữ tài sản là tang vật vi phạm pháp luật hoặc liên quan đến vụ án;

- Cơ quan quản lý di sản trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 616 BLDS 2015 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý;

- Người có thẩm quyền chiếm hữu tài sản theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự năm 2015 người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản và 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Các chủ thể này đều có quyền xác lập những giao dịch mang tính chất vật chất tác động lên tài sản với tư cách của một người có quyền đối với tài sản của người khác chứ không phải đối với tài sản mà mình là chủ sở hữu. Việc pháp luật quy định về quyền chiếm hữu sẽ tạo cơ sở pháp lý để chủ sở hữu quản lý tài sản của mình, hạn chế các tranh chấp về tài sản xảy ra.

Nếu như trong BLDS 2005 các nhà lập pháp đã ghi nhận 5 trường hợp tồn tại quyền chiếm hữu đó là: quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản, quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự, quyền chiếm hữu gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc, quyền chiếm hữu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm,

tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu thì ở BLDS, con số này chỉ còn có 3 đó là: quyền chiếm hữu của chủ sở hữu, quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu uỷ quyền quản lý tài sản và quyền chiếm hữu của người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự. BLDS hiện hành đã ghi nhận tình trạng chiếm hữu thực tế của một chủ thể và trong những trường hợp nhất định, chiếm hữu được coi là điều kiện để xác lập quyền sở hữu đối với các chủ thể này, như: xác lập quyền sở hữu đối với vật vô chủ, vật không xác định được chủ sở hữu (Điều 239), xác lập quyền sở hữu đối với vật bị chôn giấu, bị chìm đắm chưa được tìm thấy (Điều 240)… Nhưng cách quy định của BLDS là không rõ ràng, đánh đồng nghĩa vụ chứng minh và chưa phân biệt rõ tình trạng chiếm hữu thực tế có thể được bảo vệ độc lập so với việc bảo vệ quyền sở hữu. Nói cách khác, khi một người thực hiện việc kiểm soát vật chất một cách độc lập đối với một tài sản thì có nghĩa là họ đang chiếm hữu đối với tài sản đó dù họ là chủ sở hữu của tài sản đó hay không phải là chủ sở hữu của tài sản đó. Do đó, việc quy định như BLDS 2005 là không hợp lí và việc quy định như BLDS 2015 là hợp lí hơn.

Vềukhách thể quyền chiếm hữu: Khách thể là một yếu tố chủ chốt trong quyền chiếm hữu. Đặc biệt, trong quan hệ dân sự liên quan đến quyền chiếm hữu thì việc xác định khách thể là rất quan trọng bởi lẽ khi xác định chính xác khách thể thì chúng ta sẽ xác định được giá trị sử dụng cũng như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ dân sự về chiếm hữu. So với BLDS năm 2005, cách hiểu về quyền chiếm hữu có sự đổi mới. Cụ thể, Điều 182 BLDS năm 2005 quy định: “Quyền chiếm hữu là quyền nắm giữ, quản lý tài sản”; còn Điều 186 BLDS năm 2015 quy định: “Chủ sở hữu được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối tài sản của mình nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Theo quan điểm của tác giả, chi phối bao hàm cả việc quản lý và được hiểu rộng hơn quyền quản lý tài sản. Quản lý tài sản được hiểu là việc người chiếm hữu kiểm soát sự tồn tại của tài sản, còn chi phối tài sản có thể bao hàm cả việc thực hiện quyền sử dụng (dùng và khai thác tài sản) hoặc quyền không sử dụng tài sản. Việc chiếm hữu theo quy định tại điều Điều 182 của BLDS năm 2005 phải được chủ sở hữu thực hiện trực tiếp chứ không có khái niệm chiếm hữu thông qua vai trò của người khác. Quyền chiếm hữu trong BLDS năm 2005 chỉ bao hàm yếu tố khách quan là nắm giữ và quản lý vật. Trong khi đó, theo luật pháp và học thuyết pháp lý của các nước, một tình trạng để được coi là chiếm hữu thì phải thỏa mãn yếu tố khách quan (biểu hiện bằng việc thực hiện các quyền năng của chủ sỡ

hữu) và yếu tố chủ quan (biểu hiện bằng việc người chiếm hữu xử sự theo cung cách của mình là người đang chiếm hữu tài sản). BLDS năm 2015 tại Điều 186 đã quy định bao quát hơn so với Điều 182 của BLDS năm 2005 về quyền chiếm hữu. Chủ sở hữu có quyền chiếm hữu đối với tài sản theo ý chí của mình để nắm giữ, chi phối đối với tài sản. Cách thức chiếm hữu này tùy theo sở thích, nhu cầu và sáng tạo của chủ sở hữu tài sản và chỉ bị giới hạn bởi ranh giới: không trái pháp luật, đạo đức xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 51 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)