Khái niệm bảo vệ quyền chiếmhữu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

2.4. Bảo vệ quyền chiếmhữu trong pháp luật Việt Nam

2.4.1. Khái niệm bảo vệ quyền chiếmhữu

Bảo vệ quyền chiếm hữu luôn là vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều chủ thể trong xã hội bởi nó gắn liền với việc thực thi quyền chiếm hữu của các tổ chức, cá nhân trong đời sống xã hội cũng như trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Quyền chiếm hữu và bảo vệ quyền chiếm hữu là cơ sở thúc đẩy quá trình tạo ra của cải, vật chất cho xã hội và bảo vệ của cải, vật chất đó cũng như người tạo ra chúng trước mọi hành vi gây hại.

Bảo vệ quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự là vấn đề diễn ra hàng ngày, thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng, tác động trực tiếp đến quyền và lợi ích của các bên trong đời sống. Bảo vệ quyền chiếm hữu vừa là hành vi thực tế, vừa là sản phẩm của quá trình lập pháp nhằm thiết lập cơ chế đảm bảo sự thừa nhận và thực thi quyền sở hữu trong đời sống xã hội.

Bảo vệ quyền chiếm hữu là cách thức nhà nước trao cho cá nhân, tổ chức tự mình hoặc thông qua người khác đảm bảo quyền chiếm hữu thực sự tồn tại và được thực thi trong thực tế. Bảo vệ quyền chiếm hữu là sự ghi nhận của nhà nước các biện pháp, cách thức mà chủ thể quyền chiếm hữu sử dụng để chống lại các hành vi có nguy cơ hoặc đã xâm phạm đến các quyền năng của mình. Bằng pháp luật, nhà nước ghi nhận và bảo đảm cho quyền chiếm hữu được tôn trọng và thực hiện thông qua các biện pháp bảo vệ hành chính, hình sự và dân sự. Căn cứ mức độ can thiệp của quyền lực nhà nước, tính chất mức độ hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu, pháp luật ghi nhận các biện pháp phù hợp để quyền chiếm hữu được bảo vệ bao gồm: biện pháp hành chính, biện pháp dân sự và biện pháp hình sự. Mỗi biện pháp được điều chỉnh bởi một ngành luật riêng, mang đến những biện pháp và hiệu quả bảo vệ quyền chiếm hữu khác nhau.

Khác với phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự và biện pháp hành chính, xuất phát từ đặc thù của pháp luật dân sự được xây dựng trên các nguyên tắc cơ bản về tự do, bình đẳng trong quan hệ dân sự, lấy các chủ thể tham gia quan hệ dân sự làm trung tâm, việc bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự có nhiều khác biệt mang đến cho chủ thể quyền khả năng thực hiện chủ động, nhanh chóng và có hiệu quả các quyền chiếm hữu hợp pháp của mình. Bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự là việc chủ thể quyền thực hiện bảo vệ quyền chiếm hữu của mình trên cơ sở các quy định, nguyên tắc chung cũng như các biện pháp, cách thức mà pháp luật dân sự ghi nhận. Tòa án, các cơ quan có thẩm quyền chỉ tham gia vào quá trình thực hiện bảo vệ quyền chiếm hữu thông qua biện pháp dân sự khi có yêu cầu từ phía người có quyền và đóng vai trò trung gian không phải là chủ thể thực hiện các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu, căn cứ trên các căn cứ, tài liệu mà các bên chứng minh để đưa ra quyết định giải quyết vụ việc trên cơ sở tôn trọng quyền thỏa thuận, tự định đoạt của các bên trong quan hệ bảo vệ quyền chiếm hữu. Chủ thể quyền chiếm hữu hợp pháp chủ động trong toàn bộ quá trình thực hiện biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự với các phương thức bảo vệ đa dạng, chỉ bị hạn chế bởi lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Kể cả trong trường hợp người có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu đã bị xử lý theo quy định của luật hình sự, luật hành chính thì chủ thể quyền vẫn có thể thực hiện biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự đối với người đó nhằm đảm bảo lợi ích của mình. Bảo vệ quyền chiếm hữu theo quy định của pháp luật dân sự mang lại cho chủ thể quyền khả năng bảo vệ quyền chiếm hữu một cách nhanh chóng, hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại xảy ra đồng thời giúp các giao dịch dân sự được thực hiện liên tục nhằm gia tăng lợi ích và tài sản cho cá nhân và xã hội.

Điểm mới trong BLDS 2015 đó là sự xuất hiện của hai quy định hoàn toàn mới: Điều 184 về suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu và điều 185 về bảo vệ việc chiếm hữu. Hai quy định này được ghi nhận nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của người đang chiếm hữu tài sản.

“Điều 184. Suy đoán về tình trạng và quyền của người chiếm hữu

1. Người chiếm hữu được suy đoán là ngay tình; người nào cho rằng người chiếm hữu không ngay tình thì phải chứng minh.

2. Trường hợp có tranh chấp về quyền đối với tài sản thì người chiếm hữu được suy đoán là người có quyền đó. Người có tranh chấp với người chiếm hữu phải chứng minh về việc người chiếm hữu không có quyền.

3. Người chiếm hữu ngay tình, liên tục, công khai được áp dụng thời hiệu hưởng quyền và được hưởng hoa lợi, lợi tức mà tài sản mang lại theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

Điều 185. Bảo vệ việc chiếm hữu

Trường hợp việc chiếm hữu bị người khác xâm phạm thì người chiếm hữu có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm phải chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại hoặc yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi, khôi phục tình trạng ban đầu, trả lại tài sản và bồi thường thiệt hại.”

Theo Điều 184 BLDS 2015, người nào có tranh chấp với người chiếm hữu thì phải chứng minh rằng, người chiếm hữu không có quyền chiếm hữu. Khi BLDS 2005 vẫn còn hiệu lực, không chỉ trong trường hợp tài sản bị chiếm đoạt bằng hành vi vi phạm pháp luật hình sự, mà cả khi việc chiếm hữu tài sản bị quấy nhiễu trong cuộc sống dân sự, thì để có thể có được hưởng sự bảo vệ của luật pháp, người chiếm hữu cũng phải trải qua cuộc thẩm tra để làm rõ tư cách trong mối quan hệ với quyền sở hữu. Ví dụ, có một người đang khai thác một phần đất một cách bình yên; một người khác đến cắm dùi bên cạnh rồi bắt đầu tiến hành lấn chiếm; người bị lấn chiếm kiện yêu cầu chấm dứt hành vi lấn chiếm. Trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người khiếu kiện phải chứng minh được rằng mình là người thực sự có quyền chiếm hữu đối với tài sản, thì mới được bảo vệ. Còn sau khi BLDS 2015 đã có hiệu lực, với nguyên tắc suy đoán người chiếm hữu là người có quyền thì trong trường hợp việc chiếm hữu tài sản bị xâm hại, quấy nhiễu bằng hành vi vi phạm pháp luật, người chiếm hữu được bảo vệ theo cách bảo vệ mà luật pháp dành cho chủ sở hữu. Điều cần nhấn mạnh là suy cho cùng người chiếm hữu được bảo vệ không phải vì nhà chức trách tin chắc rằng đó là chủ sở hữu đích thực của tài sản. Đơn giản, việc chiếm hữu đó là một phần của cuộc sống xã hội đang diễn ra một cách bình yên; sự bình yên đó cần được duy trì, bởi nó hàm chứa ít rủi ro xung đột, khủng hoảng xã hội so với tình cảnh mà người xâm hại, quấy nhiễu việc chiếm hữu tạo ra bằng hành vi xâm hại, quấy nhiễu của mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)