Đánh giá việc bảo vệ quyền chiếmhữu bằng biện pháp dân sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 94 - 96)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

2.4. Bảo vệ quyền chiếmhữu trong pháp luật Việt Nam

2.4.3. Đánh giá việc bảo vệ quyền chiếmhữu bằng biện pháp dân sự

Có thể nhận thấy rằng, so với các phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu khác thì phương thức kiện dân sự có những điểm khác biệt và nó làm nên tính ưu việt cũng như cũng có những hạn chế nhất định so với các phương thức khác. Những ưu điểm chủ yếu của phương thức kiện dân sự gồm có:

- Thứ nhất, đây là phương thức mang tính thực tế rất lớn. Tính thực tế này xuất phát từ chỗ những hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu thông thường nảy sinh trong đời sống xã hội, xâm phạm tới các quyền tài sản của các chủ thể và do vậy chủ yếu thuộc sự điều chỉnh của pháp luật dân sự. Do xuất phát điểm là các hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu chủ yếu thuộc pháp luật dân sự nên biện pháp kiện dân sự cũng được áp dụng phổ biến hơn. Hơn nữa, mục đích lớn nhất của chủ thể khi sử dụng phương thức kiện dân sự nhằm bảo vệ quyền chiếm hữu của mình chính là việc khôi phục lại tình trạng ban đầu (tình trạng trước khi bị vi phạm) về mặt vật chất hay chính là đảm bảo sự nguyên vẹn của tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho người chiếm hữu. Sau khi áp dụng các phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp dân sự, chủ sở hữu hoặc người chiếm hữu có thể khôi phục lại trạng thái tài sản ban đầu hoặc được bù đắp về mặt vật chất cho những xâm phạm đến quyền sở hữu của họ, đáp ứng được lợi ích cơ bản của việc bảo vệ quyền chiếm hữu của các chủ thể được nhà nước ghi nhận. Mặc dù phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu của ngành luật hành chính cũng nhằm mục đích này nhưng thông thường tài sản bị xâm phạm lại là các tài sản của Nhà nước. Còn phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu của ngành luật hình sự thì mục đích lớn nhất lại là trừng trị và răn đe.

- Thứ hai, phương thức kiện dân sự được áp dụng một cách rộng rãi hơn các biện pháp khác. Thông thường biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu trong ngành luật hình sự chỉ áp dụng khi hành vi xâm phạm đó được cấu thành tội phạm theo quy định trong Bộ luật hình sự (BLHS). Mà trong BLHS thì hiện nay quy định chỉ có vài chục hành vi xâm phạm vào 2 nhóm sở hữu chính là sở hữu Xã hội Chủ nghĩa và sở hữu của công dân (từ Điều 133 đến Điều 144 BLHS). Biện pháp thuộc ngành luật hành chính

thông thường áp dụng khi tài sản bị xâm phạm tới là tài sản của Nhà nước. Chủ thể áp dụng biện pháp hành chính và biện pháp hình sự chỉ có thể là các cơ quan nhà nước bởi vậy trong rất nhiều trường hợp việc phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm trên thực tế không phát huy được hiệu quả một cách tuyệt đối. Riêng biện pháp kiện dân sự được áp dụng rộng rãi bởi lẽ: việc xâm phạm tài sản mang tính chất dân sự diễn ra phổ biến; các chủ thể có thể áp dụng các phương thức kiện dân sự một cách dễ dàng bằng việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt hành vi vi phạm hoặc yêu cầu chủ thể vi phạm bồi thường thiệt hại.

- Thứ ba, phương thức kiện dân sự tạo điều kiện rất thuận lợi và dễ dàng cho mọi chủ thể có quyền chiếm hữu bị xâm phạm tự mình chủ động thực hiện phương thức này. Đây là một điểm khác biệt rất lớn so với các phương thức khác. Phương thức bảo vệ trong ngành luật hành chính tuân thủ các thủ tục hành chính tương đối phức tạp của các cơ quan Nhà nước. Còn phương thức trong ngành luật hình sự thì đỏi hỏi phải đáp ứng đủ việc cấu thành tội phạm và tuân theo thủ tục tố tụng hình sự cũng tương đối phức tạp và mất thời gian, khó có thể khôi phục nhanh chóng tình trạng tài sản như ban đầu. Riêng phương thức kiện dân sự vì tuân theo thủ tục tương đối nhanh gọn, khắc phục nhanh chóng tình trạng như ban đầu, hơn nữa khi các chủ thể có thể đã đệ đơn yêu cầu toà án ra quyết định buộc chủ thể có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu chấm dứt hành vi, bồi thường thiệt hại hoặc đòi lại tài sản cho mình nhưng vẫn có thể được quyền thoả thuận và rút lại đơn kiện.

Trên đây là các điểm ưu điểm của phương thức kiện dân sự so với các phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu khác. Tuy nhiên, phương thức kiện dân sự cũng mang những hạn chế nhất định, ví dụ trong nhiều trường hợp hiệu quả của các phương thức dân sự trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu trên thực tế rất thấp. Trong các phương thức dân sự, tự bảo vệ là biện pháp được các chủ thể áp dụng phổ biến nhất nhưng do thiếu tính cưỡng chế và quyền lực nhà nước nên trên thực tế khi có hành vi xâm phạm các chủ thể vẫn phải áp dụng đồng thời các biện pháp khác để bảo vệ quyền chiếm hữu của mình.

Ngoài rahiệu quả của việc bảo vệ quyền chiếm hữu bằngbiện pháp dân sự gắn liền với việc thi hành án dân sự nên trên thực tế bị ảnh hưởng rất nhiều bởi công tác thi hành án dân sự cũng là một hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi của các chủ sở hữu hợp pháp, người chiếm hữu hợp pháp trên thực tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)