Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 122 - 131)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt

Việt Nam

Bộ luật Dân sự nước ta ra đời đã tạo ra những chuẩn mực pháp lý quan trọng, đã xác định những nguyên tắc cơ bản nhất trong giao lưu dân sự là tuân thủ pháp luật, là tôn trọng lợi ích xã hội và tôn trọng quyền cũng như lợi ích hợp pháp đặc biệt là quyền chiếm hữu hợp pháp của mỗi cá nhân... Những nguyên tắc này đòi hỏi mỗi cá nhân phải hành động tự giác và phải chủ động trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình ngăn ngừa các vi phạm có thể xảy ra. Nhà nước cần tạo ra cơ chế để mỗi cá nhân tự do chủ động trong các giao dịch dân sự cũng như giải quyết tranh chấp.

- Để hạn chế tranh chấp dân sự, trước hết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và phổ biến pháp luật thật rộng rãi trong cán bộ và nhân dân, đặc biệt đối với Bộ luật Dân sự. Việc tuyên truyền, phổ biến phải là công việc thường xuyên, có hệ thống. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện Bộ luật Dân sự, bình luận

từng điều của Bộ luật và xây dựng các loại hợp đồng mẫu. Chủ động trong công tác đào tạo cán bộ thi hành pháp luật nhất là thẩm phán chuyên xét xử án dân sự cùng với kiểm sát viên, chấp hành viên về các quy định của Bộ luật Dân sự. Đồng thời nhanh chóng củng cố các tổ chức hoà giải tại cơ sở.

- Giải pháp nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân:

* Nâng cao hiểu biết pháp luật

Pháp luật là yếu tố không thể thiếu được đối với mọi nhà nước, xã hội. Muốn tổ chức, quản lý tốt nhà nước, xã hội đòi hỏi mỗi người trong cộng đồng đó phải hiểu biết và không ngừng nâng cao ý thức pháp luật. Nếu công dân không có ý thức pháp luật tốt sẽ dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, sẽ tìm những kẽ hở của pháp luật để vụ lợi cá nhân, bất chấp lợi ích cộng đồng. Vì thế yếu cầu các tầng lớp nhân dân phải không ngừng nâng cao hiểu biết pháp luật.

* Tăng cường giáo dục pháp luật

Việc giáo dục ý thức pháp luật giúp cho nhân dân quan tâm hơn đến pháp luật, nâng cao kiến thức pháp luật, có thái độ đúng đắn, động cơ tích cực trong thực hiện pháp luật và đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm pháp luật. Muốn vậy phải tiến hành bồi dưỡng kiến thức pháp luật, nâng cao trình độ nhận thức pháp luật trong nhân dân. Thực hiện tốt việc giáo dục, tuyên truyền, phổ biến pháp luật dưới mọi hình thức, biện pháp tích cực, đưa pháp luật rơi vào mọi lĩnh vực trong cuộc sống. Đồng thời phải kết hợp giáo dục ý thức pháp luật với giáo dục đạo đức xã hội. Hiện nay Nhà nước ta đang tích cực tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật sâu rộng trong quần chúng và bước đầu thu được những kết quả tốt đẹp.

* Sống và làm việc theo pháp luật

Xác định rõ vai trò to lớn của pháp luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản, những năm gần đây ở nước ta nhiều bộ luật, đạo luật quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và cải cách bộ máy nhà nước đã được ban hành. Cùng với việc tạo lập hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ cần tạo ra những điều kiện, xây dựng cơ chế hữu hiệu bảo đảm mọi quy định pháp luật ban hành đều được mọi người, mọi cơ quan, tổ chức tôn trọng. Phải tìm cách đưa pháp luật vào cuộc sống con người, xây dựng lối sống tốt đẹp, sống và làm việc theo pháp luật. Để đạt mục đích đó cần không ngừng nâng cao trình độ dân trí chung của xã hội và tăng cường giáo dục pháp luật sâu rộng trong quần chúng.

* Xử lý nghiêm minh mọi vi phạm pháp luật

Để nâng cao ý thức pháp luật, không những cần đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật trong quần chúng mà còn cần nghiêm khắc trong xử lý vi phạm pháp luật. Mọi hành vi vi phạm đều phải được xem xét kỹ lưỡng và xử lý nghiêm minh. Nếu chủ quan, sơ hở trong xử lý sẽ dễ tạo kẽ hở cho bọn cơ hội lợi dụng.

Trên đây là một số giải pháp cơ bản nhất để nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân ở nước ta hiện nay. Để thực hiện tốt những giải pháp đó cần sự phối hợp, tham gia tích cực của các ban ngành, đoàn thể, của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội.

- Để khắc phục những hạn chế, thiếu sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án, các giải pháp cần tập trung thực hiện trong thời gian tới là:

 Đảm bảo việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt động xét xử; tập trung giải đáp các vướng mắc về nghiệp vụ để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn xét xử. Làm tốt công tác đào tạo, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, chú trọng việc đào tạo thông qua hệ thống truyền hình trực tuyến và thông qua việc rút kinh nghiệm xét xử; động viên cán bộ, công chức tự nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Tập trung tập huấn các văn bản pháp luật mới, bồi dưỡng chuyên sâu về kỹ năng xét xử cho Thẩm phán và Hội thẩm Tòa án nhân dân.

 Tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, công chức của các Tòa án, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp ở Tòa án nhân dân cấp huyện. Thực hiện việc luân chuyển, điều động, chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức để bổ sung nguồn nhân lực cho các đơn vị có số lượng công việc nhiều, đồng thời bồi dưỡng, rèn luyện đối với cán bộ thuộc diện quy hoạch các chức vụ lãnh đạo, quy hoạch bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp.

 Cải tiến phương thức chỉ đạo, điều hành theo hướng phân công, phân cấp hợp lý, đảm bảo rành mạch giữa quản lý, điều hành hoạt động nội bộ của các Tòa án với hoạt động tố tụng; phát huy tính sáng tạo và đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đối với từng đơn vị Tòa án. Xây dựng cơ chế phát huy vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát việc xét xử và hoạt động công vụ. Tăng cường công tác quản lý cán bộ, Thẩm phán; nâng cao kỷ cương, kỷ luật công vụ, kịp thời khen thưởng, vinh danh những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác; đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.

Đề xuất đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp, trong đó tập trung đổi mới về định mức chi, chế độ chi, định mức trang cấp phương tiện làm việc và quy mô xây dựng trụ sở nhằm cải thiện điều kiện làm việc cho các Tòa án. Xây dựng chế độ chính sách tiền lương phù hợp với lao động đặc thù của Tòa án.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Nội dung Chương 3 đã phần nào phản ánh được thực trạng pháp luật Việt Nam và việc thực hiện pháp luật Viện Nam về quyền chiếm hữu hiện nay. Từ đó, tác giả đã phân tích thực trạng, nêu bật những hạn chế, vướng mắc, khó khăn trong quá trình áp dụng, thực hiện pháp luật cũng như thực tiễn hệ thống pháp luật Việt Nam và đưa ra những nguyên nhân để tìm biện pháp khắc phục.

Việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu là nhu cầu khách quan, bức thiết trong giai đoạn hiện nay. Quá trình phát triển khách quan của các quan hệ xã hội luôn đặt ra những vấn đề mới cần phải giải quyết và pháp luật với vai trò phản ánh các quan hệ xã hội đó, điều chỉnh chúng cũng phải thay đổi thích ứng. Đến lượt nó, việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân cũng là để tạo cơ sở pháp lý cho sự phát triển xã hội, bảo đảm “Dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng - dân chủ - văn minh” vì tự do và hạnh phúc của con người. Sự phát triển kinh tế - xã hội là căn cứ và là mục tiêu của điều chỉnh và hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu. Do đó, hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu của công dân là cơ sở xác định chế độ pháp lý của mỗi chủ thể trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Việc hoàn thiện pháp luật về quyền chiếm hữu còn xuất phát từ sự phát triển nội tại của hệ thống pháp luật hiện hành, nhằm đổi mới hệ thống pháp luật đó phù hợp với cơ chế quản lý mới, đáp ứng yêu cầu, điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội và các quan hệ tài sản trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định huớng xã hội chủ nghĩa. Mặt khác, việc hoàn thiện pháp luật nói chung và pháp luật về chiếm hữu nói riêng là một đòi hỏi khách quan vì quyền chiếm hữu trong quan hệ sở hữu là nền tảng của các quan hệ kinh tế khác, nếu không giải quyết đuợc các vấn đề cấp bách của quyền chiếm hữu thì không giải quyết đuợc các vấn đề khác phát sinh từ phạm trù này.

KẾT LUẬN

Quyền chiếm hữu có vị trí vô cùng quan trọng, là tiền đề để thực hiện hai quyền tiếp theo của quyền sở hữu. Mà sở hữu là yếu tố quyết định của quan hệ sản xuất, quan hệ sản xuất với tính cách là hạ tầng cơ sở lại quyết định thượng tầng kiến trúc, cho nên chiếm hữu là một vấn đề thuộc nền tảng của đời sống xã hội, chiếm hữu có tác dụng quyết định không nhỏ đến chế độ xã hội. Xét về mặt lý luận cũng như thực tiễn thì chiếm hữu luôn luôn là một vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội. Cách mạng về chính trị bao giờ cũng phải đi đến cách mạng về kinh tế mà cách mạng về kinh tế phải có cải biến về chiếm hữu để đưa ra năng suất lao động cao hơn tạo nên thắng lợi của một trật tự xã hội mới. Bởi vậy, các nhà lý luận kinh tế của chủ nghĩa Mác Lênin đã rất đúng khi nói rằng một cuộc cách mạng dẫu có đuợc tuyên bố hàng trăm lần đi chăng nữa cùng hoàn toàn chẳng có ý nghĩa gì đối với sự phát triển thực tế, đối với việc xây dụng một xã hội mới, nếu nó không trực tiếp động chạm đến vấn đề sở hữu. Mà quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu đuợc xác định rõ ràng nhất trên thực tế. Thực tiễn 15 năm vừa qua đã chứng minh tính đúng đắn của đuờng lối kinh tế do Đảng, Nhà nước ta khởi xuớng và lãnh đạo, đó là phát triển nền kinh tế thị truờng định huớng xã hội chủ nghĩa. Các hình thức chiếm hữu đang tồn tại ở nước ta có mối quan hệ tác động qua lại đan xen với nhau trong một ngôi nhà chung là nền kinh tế thị truờng định huớng XHCN, có sự quản lý của Nhà Nước.

Như vậy, vấn đề chiếm hữu ở nước ta hiện nay vẫn là một hình thức giao tiếp cần thiết ở một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, là điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất ra đời sống trực tiếp của nhân dân. Vì vậy, việc nghiên cứu về quyền chiếm hữu, các hình thức chiếm hữu và bản chất, ý nghĩa của các hình thức chiếm hữu, pháp luật về quyền chiếm hữu là chủ đề chính, xuyên suốt toàn bộ Luận văn. Luận văn đã giải quyết đuợc những vấn đề chủ yếu sau đây:

1. Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quyền chiếm hữu, nguồn gốc, lịch sử hình thành và phát triển của chế định quyền chiếm hữu. Đưa ra cái nhìn tổng quan, từ bản chất đến tính chất, đặc điểm của quyền chiếm hữu.

2. Phân tích các quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu, so sánh luật trong từng thời kỳ và so sánh với các nền pháp luật các quốc gia trên thế giới.

Nước. Bằng các phương thức của các ngành Luật khác nhau như Luật Hình sự, Luật Hành chính, Luật Dân sự ... Nhà nước đã tác động đến các hành vi xử sự của con người, ngăn chặn những hành vi xâm phạm đến quyền chiếm hữu và khắc phục những thiệt hại vật chất do chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tài sản.

Trên cơ sở thực trạng pháp luật về chiếm hữu cá nhân và thực tiễn vi phạm quyền chiếm hữu hợp pháp, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về chiếm hữu cá nhân cũng như đóng góp ý kiến để nhằm xây dựng thiết chế cần thiết cho việc thi hành pháp luật nhằm bảo đảm an toàn cho quyền chiếm hữu của công dân.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh (2013), Giáo trình Luật Dân sự – Quyển 1 – ĐH Kinh Tế Luật, Nxb Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trường Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 1, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

3. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Luật dân sự Việt Nam – Tập 2, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

4. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật La Mã, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Giáo trình những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. C. Mác và Ph. Ăng ghen Tuyển tập gồm 6 tập (1980), Nxb Sự thật, Hà Nội. 7. Viện Khoa học Pháp lý Bộ Tư pháp (2001), Bình luận khoa học Bộ luật dân sự (tập 1,3), Nxb Chính trị quốc gia.

8. Nguyễn Thị Quế Anh (2013), Nghiên cứu Khái luận về chiếm hữu, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Luật học, Tập 29, Số 2 (2013) 1-6.

9. Ngô Huy Cương (2009),Những bất cập về khái niệm tài sản, phân loại tài sản của Bộ Luật Dân sự và định hướng cải cách, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp đi chí N

10. Đỗ Văn Đại (2011), Về thời hiệu kiện đòi tài sản trong pháp luật dân sự Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử.

11. Đỗ Văn Đại (2012), Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ - Bản án và bình luận bản án, Tập 1&2, NXB Chính trịquốc gia.

12. Đỗ Văn Đại và các tác giả khác (2016), Bình luận khoa học những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.

13. Nguyễn Ngọc Đào (1994), Luật La Mã, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 14. Nguyễn Ngọc Điện (1999), Một số suy nghĩ về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự trong luật dân sự Việt Nam, NXB Trẻ Thành phố Hồ ChíMinh.

15. Nguyễn Ngọc Điện (2000), Nghiên cứu về tài sản trong luật dân sự Việt nam, Nxb Trẻ, TPHCM.

16. Nguyễn Ngọc Điện (2006), Giáo trình Luật So sánh, Trường Đại học Cần Thơ.

17. Nguyễn Ngọc Điện (2009), Giáo trình Luật La Mã, NXB Chính trị Quốc gia.

18. Nguyễn Ngọc Điện (2010), Xây dựng lại chế định chiếm hữu bằng chất liệu khoa học phù hợp, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Tập 14.

19. Nguyễn Ngọc Điện (2013), Quyền sở hữu và quyền chiếm hữu – Bài học về tình huống luật xa rời thực tế, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

20. Nguyễn Ngọc Điện (2010), Chế định vật quyền: Cơ sở lý luận và khả năng vận dụng vào luật Việt Nam, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề sửa đổi bổ sung Bộ luật Dân sự, 2010.

21. Nguyễn Thanh Hải (2012), Quyền sử dụng đất có áp dụng thời hiệu chiếm hữu theo điều 247 bộ luật dân sự không, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp.

22. Lê Hồng Hạnh (2015), Sử dụng khái niệm quyền tài sản thay cho vật quyền trong dự thảo Bộ luật Dân sự, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, tr.8.

23. Bùi Thị Thanh Hằng (2014), Đề xuất mô hình chế định tài sản cho Bộ luật Dân sự Việt Nam tương lai, Tạp chí Khoa học ĐHQG Hà Nội, Tập 30.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 122 - 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)