Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 121 - 122)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

3.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

BLDS 2015 đã xây dựng hẳn một chương riêng (chương XII) về Chiếm hữu đồng thời đã điều chỉnh lại đáng kể những quy định về quyền chiếm hữu. Đây là những cải thiện tích cực, không chỉ học tập kĩ năng lập pháp của các nước tiên tiến, đặc biệt là của Pháp mà còn kế thừa được những điểm hay của BLDS 2005. Sự thay đổi ấy sẽ giúp tạo điều kiện để mọi chủ sở hữu tài sản đều có thể thực hiện đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc quyền sở hữu của mình đồng thời hoàn thiện đáng mừng của hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống pháp luật Dân sự nói riêng.

BLDS đuợc Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực từ ngày 1/7/1996 là BLDS đầu tiên pháp điển hoá các văn bản quy phạm pháp luật về quyền sở hữu nói chung và quyền chiếm hữu nói riêng về hợp đồng Dân sự, về bồi thường thiệt hại, về thừa kế... và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Việc hoàn thiện BLDS đã tạo ra cơ sở pháp lý chặt chẽ và hệ thống hơn các các quan hệ lưu thông hàng hoá, cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Có thể nói chưa bao giờ hệ thống pháp luật Dân sự ở nước ta lại đồng bộ như bây giờ. Hệ thống quan phạm pháp luật trong BLDS đã quy định tương đối rõ về quyền chiếm hữu, các hình thức chiếm hữu cùng các vấn đề khác. Sau khi có BLDS, đòi hỏi rất bức xúc hiện nay là cần có sự giải thích pháp luật một cách chính thức đối với các quy định trong BLDS để có nhận thức thống nhất khi vận dụng vào thực tế. Theo thẩm quyền hiện nay, công việc giải thích pháp luật thuộc uỷ ban thường vụ Quốc hội nhưng trước mắt để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, Toà án nhân dân tối cao nên xây dựng các tập án lệ về tài sản và quyền sở hữu. Ngoài ra, các phương tiện thông tin đại chúng luôn đến với mọi người dân một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, vì thế cần phổ biến và giải thích từng điều khoản thi hành BLDS trên các phương tiện phát thanh, truyền hình để mọi người dân ai ai cũng hiểu được các quy định của pháp luật hiện hành về Dân sự nói chung và về quyền chiếm hữu nói riêng.

Nguyên tắc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật cũng được BLDS đề cập đến. Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán hoặc quy định tương tự của pháp luật. Nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong luật. Vấn đề đặt ra hiện nay là tập quán được áp dụng như thế nào và cần có các điều kiện gì. Các cơ quan có thẩm quyền cần tổ

chức nghiên cứu và trên cơ sở nghiên cứu đó mà có hướng dẫn cho các cơ quan bảo vệ pháp luật về việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự theo định hướng hợp lý, tiến bộ, vì lợi ích của mọi công dân và không trái với đạo đức xã hội.

Cần xây dựng các thiết chế cần thiết cho việc thực hiện các quy định của BLDS như thành lập cơ quan đăng ký tài sản, xây dựng hệ thống đăng ký biến động vật quyền hoàn thiện: Điều kiện cần để một quyền chủ thể được tôn trọng và được bảo đảm thực thi bằng sức mạnh của công lực là nó phải được xã hội biết đến. Việc đăng ký tài sản rất quan trọng, một mặt là cơ sở để chủ sở hữu bảo vệ quyền lợi của mình và đối kháng với người thứ ba khi có tranh chấp phát sinh; mặt khác tạo điều kiện rất thuận lợi cho Toà án trong việc xác định chứng cứ để xét xử các tranh chấp. Bộ luật dân sự cần đưa ra những nguyên tắc chung về đăng kỳ tài sản, giá trị pháp lý của việc đăng ký…

Cần phải có công cụ pháp luật để bảo vệ người thứ ba ngay tình một cách xứng đáng hơn: Quan niệm chiếm hữu như một tình trạng có thể dẫn tới việc, người đi kiện đòi tài sản có thể được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên, cần phải bổ sung thời hiệu khởi kiện đòi tài sản, quy định kĩ hơn về các hình thức suy đoán để quyền lợi của người thứ ba ngay tình được bảo vệ tốt hơn. Việc này giúp cho người mua có một thái độ yên tâm trong việc hành xử tài sản để khai thác tối đa các lợi ích kinh tế đến từ tài sản ấy, do vậy mà tạo tiền đề cho nền kinh tế được phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 121 - 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)