Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU
1.2. So sánh quyền chiếmhữu với các vật quyền liên quan khác
1.2.2. Quyền chiếmhữu và vật quyền khác
- Đối với quan hệ pháp lý giữa người với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền trực tiếp khác đối với tài sản của những người không phải là chủ sở hữu (Bộ luật gọi là “quyền khác đối với tài sản”) như là cấu thành của hệ thống vật quyền mà trong đó, quyền sở hữu giữ vị trí trung tâm 3 quyền này như là kết quả tách một phần quyền sở hữu để tạo ra một quyền độc lập. Cụ thể:
+ Quyn1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền trực tiếp khác đối với tài sản của những người không phải là chủ sở hữu (Bộ luật gọi khác thuộc sở hữu của người khác; được quy định từ điều 245 đ1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền trực tiếp khác đối với tài sản của những người không phải là chủ sở hữu (Bộ luật gọi khác thuộc sở họi là bất động sản hưởng quyền). Đị245 đ1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền trực tiếp khác đối với tài sản của những người không phải là ch đ1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền trực tiếp khác đ1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền tể. Trong pháp luật một số nước phương Tây, đ1.1. Hệ thống vậtlý giữa người với tài sản, bên, bên cạnh quyền sở hữu, BLDS 2015 bổ sung các quyền tể. Trong pháp luật một số nước phương ời không phải là cột bất động sản khác. Với định nghĩa đó, địa dịch được hình dung như là quan he) đưữa người với tài sản, bên, bên cạnh quyền sở hữu, BL
+ Quyền hưởng dụng: tách quyền sử dụng (bao gồm quyền dùng và thu hoa lợi) ra khỏi quyền sở hữu; được quy định từ điều 257 đến điều 266 BLDS 2005. Quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định. Tối đa đến hết cuộc đời của người hưởng dụng đầu tiên nếu người hưởng dụng là cá nhân và đến khi pháp nhân
chấm dứt tồn tại nhưng tối đa 30 năm nếu người hưởng dụng đầu tiên là pháp nhân. Pháp luật dân sự trước thời điểm BLDS mới được ban hành cũng đã ghi nhận một số trường hợp có quyền hưởng dụng: quyền sử dụng rừng thuộc sở hữu nhà nước; quyền lưu cư của một bên vợ, chồng trên nhà thuộc sở hữu của bên kia sau khi ly hôn; quyền của vợ, chồng của người để lại di sản đối với di sản của người chết để lại trong trường hợp Tòa án hạn chế phan chia di sản.
+ Quyền bề mặt: được xây dựng bằng việc “cắt lát” một bất động sản thành nhiều tầng không gian nhỏ và xác lập quyền sở hữu riêng biệt đối với phần bất động sản gắn với từng tầng không gian đó. Quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác. Chủ thể quyền bề mặt được sở hữu những tài sản được tạo lập trong thời hạn quyền bề mặt có hiệu lực. Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao.
Bộ luật ghi nhận 3 quyền khác đối với tài sản như trên đồng thời quy định khá đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của vật quyền của 3 quyền này và mối quan hệ giữa chúng với quyền sở hữu, chiếm hữu. Trong đó:
- Theo quy định tại khoản 1 điều 159 BLDS 2015 thì chủ thể vật quyền khác trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Mặc dù quy định này dùng để định nghĩa quyền khác đối với tài sản mà không bao hàm quyền sở hữu nhưng về bản chất pháp lý thì tự thân quyền sở hữu đã mang đặc tính đó, thậm chí đầy đủ, mạnh hơn hơn bất kỳ quyền nào khác đối với tài sản.
- Theo quy định tại khoản 1 điều 160,163 BLDS 2015, vật quyền khác được xác lập, thực hiện theo luật định; không ai có thể bị hạn chế, bị tước đoạt trái luật vật quyền khác; chủ thể vật quyền khác có quyền tự bảo vệ, ngăn chặn bất kỳ người nào có hành vi xâm phạm quyền của mình bằng những biện pháp không trái với quy định của pháp luật.
- Vật quyền khác có thể được xác lập theo luật định, theo thỏa thuận hoặc theo di chúc (đối với địa dịch còn có căn cứ xác lập theo địa thế tự nhiên). Vật quyền khác có hiệu lực đối với mọi thể nhân, pháp nhân, trừ trường hợp luật có quy định khác. Ví dụ, Luật Đất đai quy định những biến động về đất phải được đăng ký. Tuy nhiên cách quy định của BLDS vẫn chưa thực sự bảo đảm tính minh bạch, công khai của vật quyền
khác. Quan điểm của Bộ Tư pháp Việt Nam: vật quyền khác được xác lập theo quy định của luật hoặc xác lập theo địa thế tự nhiên (nếu là địa dịch) thì không cần phải đăng ký vì bản thân quy định của luật (hoặc địa thế tự nhiên) đã bảo đảm được về công khai quyền, còn đối với vật quyền khác được xác lập theo thỏa thuận hoặc theo di chúc thì cần phải đăng ký để công khai việc xác lập quyền theo ý chí của chủ thể và thời điểm có hiệu lực đối kháng phát sinh kể từ thời điểm đăng ký quyền.
- Theo quy định tại khoản 1 điều 160, và khoản 2 điều 166 BLDS 2015, vật quyền khác vẫn có hiệu lực trong trường hợp quyền sở hữu được chuyển giao, trừ trường hợp luật có quy định khác; Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có vật quyền khác đối với tài sản đó.
- Theo quy định tại khoản 3 điều 160, chủ thể vật quyền khác được thực hiện mọi hành vi trong phạm vi luật định nhưng không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác.
- Theo quy định tại khoản 2 điều 162, chủ thể vật quyền khác phải chịu rủi ro về tài sản trong phạm vi quyền của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác với chủ sở hữu tài sản hoặc luật quy định khác.