Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU
2.4. Bảo vệ quyền chiếmhữu trong pháp luật Việt Nam
2.4.4. So sánh bảo vệ quyền chiếmhữu theo pháp luật dân sự với các ngành luật khác
luật khác
2.4.4.1. Bảo vệ quyền chiếm hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam
Ngành luật hình sự bảo vệ quyền chiếm hữu bằng các quy định về một số hành vi nhất định xâm phạm đến quyền chiếm hữu, quyền sở hữu là tội phạm, và quy định chế tài, mức hình phạt tương xứng với những loại hành vi phạm tội đó. Việc bảo vệ bằng biện pháp hình sự mang tính chất trừng trị và răn đe như: Người nào xâm phạm sở hữu sở hữu của công dân (theo điều 168 đến điều 176 BLHS 2015) thì phải chịu trách nhiệm pháp lý tùy mức độ phạm tội.
Bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan tố tụng như cơ quan cảnh sát điều tra, cơ quan Viện kiểm sát, cơ quan Tòa án, cơ quan Thi hành án với các quy định đầy đủ về thẩm quyền từ phát hiện, điều tra, khởi tố đến xét xử và thi hành án. Trong đó, người bị xâm phạm bởi hành vi trái pháp luật cũng như người thực hiện hành vi xâm phạm tham gia với tư cách là bị can, bị cáo, người bị hại, cung cấp các tài liệu, bằng chứng trong vụ án mà không giữ vai trò quyết định đối với phán quyết của Tòa. Và không phải mọi hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu đều xác định là tội phạm và bị trừng trị theo quy định của pháp luật hình sự. Chỉ những hành vi được cơ quan tiến hành tố tụng xác định là có dấu hiệu tội phạm mới bị điều tra, truy tố và xét xử. Và chỉ khi có bản án của Tòa án thì hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu mới bị tuyên là hành vi phạm tội căn cứ trên tính chất nguy hiểm của hành vi, giá trị tài sản bị xâm phạm, mức độ thiệt hại xảy ra, lỗi của người thực hiện hành vi, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ…, người thực hiện hành vi phạm tội mới bị xác định là tội phạm và bị áp dụng hình phạt theo quy định của Luật hình sự. Với tính trừng trị nghiêm khắc, không có sự thỏa thuận về hậu quả mà người thực hiện hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu được xác định là tội phạm phải gánh chịu, biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu theo quy định của pháp luật hình sự sẽ dẫn tới hạn chế một số quyền công dân của người phạm tội như quyền tự do thân thể, quyền lựa chọn công việc, quyền bỏ phiếu…, thậm chí là tước đi mạng sống của họ. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự còn mang tính răn đe lớn đối với các chủ thể có ý định thực hiện hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu của người khác nhằm ngăn chặn các hành vi này gia tăng trên thực tế, góp phần ổn định trật tự đời sống xã hội. Người bị xử lý hình sự khi có hành vi xâm phạm quyền chiếmhữu sẽ
có án tích (trừ khi án tích được xóa theo quy định của pháp luật) do đó khi chủ thể khác khi thực hiện giao dịch với các đối tượng này, thông thường họ sẽ có sự đề phòng nhất định để đảm bảo quyền chiếm hữu đối với tài sản của mình.
Bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự mang tính trừng phạt và răn đe và có cách thức đảm bảo thực hiện cao nhất trong các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, không phải hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu nào cũng có thể bị áp dụng biện pháp xử lý hình sự, và mục đích cao nhất của biện pháp hình sự là trừng trị người có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu nhằm bảo vệ trật tự, ổn định quan hệ xã hội mà không phải là bảo đảm cao nhất nhằm mang lại giá trị bồi hoàn đối với thiệt hại mà người bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu gây ra. Bên cạnh đó, bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự được thực hiện thông qua hệ thống cơ quan nhà nước với các trình tự, thủ tục, thời hạn phải tuân thủ do đó không đáp ứng được tính kịp thời, hạn chế tối đa thiệt hại đối với người có quyền.
Với tư cách là biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu mang tính quyền lực nhà nước cao nhất, pháp luật hình sự quy định một số hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu được xác định là tội phạm và đặt ra các chế tài áp dụng đối với các chủ thể thực hiện các hành vi phạm tội này.
2.4.4.2. Bảo vệ quyền chiếm hữu trong pháp luật hành chính Việt Nam
Một biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu mang tính quyền lực nhà nước được ghi nhận là bảo vệ quyền chiếm hữu thông qua các biện pháp hành chính áp dụng trong từng lĩnh vực cụ thể.
Ngành luật hành chính bảo vệ quyền chiếm hữu bằng việc quy định những thể lệ nhằm quản lý và bảo vệ tài sản của Nhà nước, tổ chức và cá nhân công dân. Trong một số trường hợp, Nhà nước sử dụng biện pháp cưỡng chế bằng bạo lực của các Nhà nước có thẩm quyền đối với một cá nhân hay tổ chức nhất định về mặt vật chất hay tinh thần, nhằm buộc các cá nhân hay tổ chức phải thực hiện hoặc không thực hiện những hành vi nhất định để bảo vệ những quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác; hoặc người đó phải phục tùng những hạn chế nhất định đối với tài sản của mình, hoặc tự do thân thể nhằm đảm bảo quyền lợi cho các chủ thể khác. Việc áp dụng các biện pháp hành chính bao gồm cưỡng chế, phòng ngừa, ngăn chặn, do các cơ quan hành chính Nhà nước và trong những trường hợp nhất định do Tòa án nhân dân quyết
định đối với cá nhân, tổ chức đã có hành vi vi phạm hành chính xâm phạm đến tài sản quyền chiếm hữu hợp pháp tài sản hoăc cản trở trái pháp luật người chiếm hữu hợp pháp.
Biện pháp hành chính được áp dụng để xử lý các hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu bao gồm chủ thể thực hiện, các thủ tục hành chính, hình thức hay biện pháp xử lý hành chính mà có thể áp dụng đối với các hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu nhằm đảm bảo trật tự quản lý hành chính nhà nước. Hiểu theo nghĩa hẹp, các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hành chính được thể hiện qua các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả mà chủ thể có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu phải thực hiện. Thông qua Quyết định xử phạt hành chính của chủ thể có thẩm quyền như: Chủ tịch Ủy ban nhân dân, cơ quan công an, thanh tra, cơ quan thuế, cơ quan hải quan, người có hành vi xâm phạm quyền chiếm hữu trong lĩnh vực hành chính sẽ có khả năng bị áp dụng các hình phạt chính như đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu như: cảnh cáo, phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính hay bị trục xuất. Ngoài ra, người bị xử phạt còn có thể bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu, buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép, buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại, buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hoá, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, vật phẩm, buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật và các biện pháp khắc phục hậu quả khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, cũng tương tự như phương thức bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hình sự, mục tiêu hướng đến của bảo vệ quyền chiếm hữu bằng biện pháp hành chính là trật tự quản lý nhà nước mà pháp luật đã ghi nhận. Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính được áp dụng trên người có hành vi xâm phạm nhưng chưa thực sự đảm bảo được quyền lợi của người bị xâm hại. Các quy định về trình tự, thủ tục hành chính còn rườm rà chưa kể nạn quan liêu, sách nhiễu trong quá trình thực hiện thủ tục
hành chính khiến việc bảo vệ quyền chiếm hữu của người có quyền không được thực hiện nhanh chóng và có hiệu quả.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Nội dung Chương 2 của luận văn đã phần nào giúp người nghiên cứu và những người đọc có được sự hiểu biết bao quát về các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu, hệ thống hóa các quy định còn nằm rải rác và chưa rõ ràng, không chỉ chỉ ra mà còn phân tích, lập luận, đồng thời so sánh với các quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam trước đây và trên thế giới. Bên cạnh đó, đề tài còn đánh giá được sự khác biệt giữa bảo vệ quyền chiếm hữu theo pháp luật dân sự với các ngành luật khác và phân tích đánh giá từng biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu. Một trong những nội dung quan trọng của Chương 2 là các quy định về bảo vệ quyền chiếm hữu trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, mỗi ngành luật đều có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu hợp pháp. Mỗi ngành luật có một đặc thù riêng biệt nhưng luôn có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau trong việc bảo vệ quyền chiếm hữu. Trong thực thế, các quan hệ pháp luật diễn ra phức tạp, đan xen, nên có thể phải áp dụng cùng lúc quy phạm pháp luật của hai hay nhiều ngành luật một cách linh hoạt để điều chỉnh và bảo vệ quyền của người chiếm hữu hợp pháp khi quyền này bị xâm hại. Cùng với các nội dung phân tích hệ thống quy định của pháp luật Việt Nam về quyền chiếm hữu thể hiện trong Chương 2 là tiền đề để tác giả từ đó sẽ rút ra được những đánh giá khách quan về thực trạng quy định về quyền chiếm hữu trong pháp luật Việt Nam, những vướng mắc bất cập, nguyên nhân của những vấn đề này và đưa ra các giải pháp để hoàn thiện trong Chương 3 của luận văn.
Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
VIỆT NAM VỀ QUYỀN CHIẾM HỮU
Ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.
Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ. Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính trị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm bảo, duy trì và giữ vững.