Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 100 - 120)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

3.1.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về quyền chiếmhữ uở Việt Nam

Ở nước ta hiện nay, pháp luật đã trở thành một trong những công cụ có hiệu quả nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Song pháp luật chỉ thể hiện được vai trò đó của mình khi nó được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và đặc biệt là được áp dụng một cách đúng đắn, chính xác. Kết quả áp dụng pháp luật để giải quyết các vụ việc xảy ra trong thực tế có đúng đắn, chính xác hay có thấu tình đạt lý hay không chủ yếu phụ thuộc vào sự hiểu biết pháp luật và thái độ tôn trọng, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể có thẩm quyền áp dụng.

Việt Nam đang trên con đường phát triển kinh tế xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo những điều kiện thuận lợi nhất định đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân cũng như các hoạt động thực hiện pháp luật của họ. Sự phát triển về kinh tế với những chính sách kinh tế thuận lợi; đường lối chính trị đúng đắn, định hướng nhân cách con người; nét đẹp truyền thống và những đổi mới theo hướng tích cực, lối sống văn hóa cùng với các hệ thống pháp lý chặt chẽ đã tạo điều kiện cho người dân thực hiện pháp luật một cách hiệu quả nhất. Nhìn chung, xã hội hiện nay tương đối ổn định, có điều kiện phát triển kinh tế xã hội; để có được điều này là nhờ có hoạt động thực hiện pháp luật của con người được đảm bảo, duy trì và giữ vững.

3.1. Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam

3.1.1. Đánh giá chung tình hình thực hiện pháp luật về quyền chiếm hữu ở Việt Nam Việt Nam

Có thể nói rằng, thực tiễn thực hiện pháp luật ở nước ta hiện nay có biểu hiện tương đối tốt. Thực hiện Đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách của nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo của các ban cấp lãnh đạo, công tác tuyên truyền pháp luật của các cơ quan chức năng; tất cả những nhân tố đó đã tạo cho người dân một cái nhìn tổng quan và chính xác nhất về pháp luật, từ đó, người dân chấp hành, tuân thủ và thực hiện pháp luật một cách tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh. Ví dụ như có nhiều vụ tham nhũng của các cán bộ công chức nhà nước như tham nhũng về đất, tiền đóng góp của người dân. . . đã bị người dân khiếu nại, tố cáo. Nhân dân ủng hộ nhiệt tình với các chủ trương của chính phủ trong việc giải quyết dứt khoát, không tránh né dù đối tượng

được dư luận xã hội quan tâm, tán thành, ủng hộ. Không chỉ đem lại quyền lợi cho người dân mà thể hiện tính dân chủ của nhà nước. Điều này cũng cho thấy nhận thức về pháp luật của người dân đã được củng cố và nâng cao.

Thực hiện pháp luật là vấn đề rộng lớn, phức tạp với sự tham gia của nhiều chủ thể: cá nhân, tổ chức khác nhau nhằm đưa pháp luật vào đời sống thực tiễn, là quá trình hiện thực hóa các quy định pháp luật, nguyên tắc pháp luật vào các trường hợp cụ thể. Quá trình thực hiện pháp luật diễn ra đồng thời, kế tiếp và hiện hữu ngay chính trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật. Thực hiện pháp luật không chỉ là những hành vi (hành động hay không hành động) đơn lẻ, tức thời của cá nhân mà còn là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các cá nhân, tổ chức. Thực hiện pháp luật vừa có tính chất quá trình, vừa như là kết quả cuối cùng của điều chỉnh pháp luật đối với từng trường hợp cụ thể trong cuộc sống. Thực hiện pháp luật không chỉ là không vi phạm pháp luật, không làm điều pháp luật cấm. Thực hiện pháp luật còn được thể hiện ở những hành vi sử dụng pháp luật, ở tính tích cực pháp luật của mỗi công dân, ở việc chấp hành các nghĩa vụ pháp lý của họ trong cuộc sống. Hành vi hợp pháp còn bao gồm những hành vi đấu tranh chống vi phạm pháp luật, tố giác về các hành vi vi phạm pháp luật...

Lý thuyết về quyền chiếm hữu là vấn đề mới được nhìn nhận, thể hiện trong BLDS năm 2015 ở một mức độ nhất định, BLDS với tư cách là đạo luật cơ bản của hệ thống pháp luật tư, những quy phạm này của BLDS cũng sẽ có tác động hết sức sâu rộng, lan tỏa đến các đạo luật khác có liên quan như Luật Đất đai, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị… Có thể thấy rằng, trước khi có BLDS, hệ thống pháp luật về dân sự nói chung và pháp luật về chiếm hữu nói riêng rất thiếu và không đồng bộ. Trong hệ thống pháp luật trước thời điểm ban hành BLDS hầu như rất ít văn bản luật đơn hành về chiếm hữu. Các quy định về dân sự nói chung và các quy đinh của pháp luật về quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu nói riêng chưa được coi trọng đúng mức. Hiện nay, chúng ta đã có BLDS 2015 tương đối hoàn chỉnh với 689 điều luật, nhưng điều quy định trong bộ luật vẫn còn chưa cụ thể. Tuy nhiên, so với thời gian trước khi BLDS đuợc ban hành, chúng ta có thể khẳng định rằng, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp về dân sự của nước ta, các vấn đề về chiếm hữu và các hình thức chiếm hữu đuợc quy định tương đối đầy đủ và có tính chất logic, kế thừa đuợc truyền thống của luật pháp thế giới về quyền

chiếm hữu nói riêng và về dân sự nói chung. Khi cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 1992, các quy định về quyền chiếm hữu trong quyền sở hữu trong BLDS đã đáp ứng đuợc những đòi hỏi của xã hội trong điều kiện nền kinh tế thị truờng có sự quản lý của nhà nước theo đinh huớng xã hội chủ nghĩa.

Tuy nhiên việc áp dụng BLDS có hiệu lực thi hành từ 01/01/2017 đến nay cho thấy vẫn còn những vuớng mắc ở khía cạnh chiếm hữu. Trước hết, một số quy định trong bộ luật mới chỉ có tính chất "định huớng" mà chưa có các huớng dẫn chi tiết để thực hiện. Chẳng hạn, quy định về đăng ký quyền sở hữu tài sản cụ thể là động sản, một biện pháp pháp lý quan trọng để chứng minh quyền chiếm hữu pháp lý của chủ sở hữu, chưa quy định cụ thể trình tự, thủ tục đăng ký, cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành đăng ký với loại tài sản đó. Hậu quả tồn đọng của thời gian trước đây (người sử dụng tài sản có quyền chiếm hữu thực tế mà không có bất kỳ một chứng thư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận về quyền chiếm hữu pháp lý) sẽ đuợc giải quyết như thế nào? Đây là vấn đề đặc biệt phức tạp tạo nên các tranh chấp tài sản, nhất là các tranh chấp liên quan đến bất động sản rất khó giải quyết. Vì vậy, cần phải có sự nhận thức thống nhất và có các văn bản huớng dẫn cụ thể mới có thể thực thi BLDS đuợc. Cho đến nay, việc ban hành các văn bản huớng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn còn rất chậm và chưa đáp ứng đuợc đòi hỏi của thực tiễn.

Như đã trình bày trên đây, với một thực trạng của các quy đinh trong pháp luật thực định như vậy, quá trình giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp về chiếm hữu nói riêng ở Tòa án nhân dân hiện nay vẫn còn không ít khó khăn vướng mắc.

Theo báo cáo “Công tác tòa án từ đầu nhiệm kỳ đến nay và năm 2018 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới” ngày 14/1/2019 của Tòa án nhân dân tối cao: “Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, số lượng các loại vụ án được các Tòa án thụ lý, giải quyết tăng mạnh so với các năm trước, tính chất ngày càng phức tạp. Tuy nhiên, với tinh thần “trách nhiệm, kỷ cương, chất lượng, vì công lý”, Ban Cán sự đảng, lãnh đạo Toà án nhân dân tối cao đã thường xuyên ban hành các nghị quyết, chỉ thị nhằm lãnh đạo, chỉ đạo việc triển khai công tác. Với trọng tâm công tác là nâng cao chất lượng xét xử, Toà án đã áp dụng nhiều giải pháp như: hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy; đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật; đổi mới công tác đào tạo, tập huấn nghiệp vụ; tăng cường hoà giải, đối thoại; thắt chặt kỷ cương, kỷ luật công vụ; ứng dụng công nghệ thông tin...”

Trong năm 2018, các vụ tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình vẫn có chiều huớng tăng... do tác động của nhiều nguyên nhân, trong đó có mặt trái của kinh tế thị truờng nên các tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình ngày càng phức tạp. Trong số đó các vụ án tranh chấp về quyền sử dụng tài sản, tranh chấp thừa kế nhà đất, tranh chấp hợp đồng mua bán nhà đất... vẫn luôn là các loại việc thuờng xảy ra tranh chấp gay gắt, kéo dài. Trong thực tế giải quyết tranh chấp về chiếm hữu, có nhiều khi Tòa án đã không điều tra, thu thập, nghiên cứu và đánh giá toàn diện những tình tiết có liên quan hoặc có ảnh huởng đến quyền chiếm hữu của đương sự trong vụ án, chưa nghiên cứu một cách đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản pháp luật có liên quan... nên đã có những phán quyết thiếu chính xác và công bằng.

Theo “Báo cáo tổng kết công tác năm 2018 và nhiệm vụ trọng tâm công tác năm 2019 của các tòa án” của Tòa án tối cao, số liệu thống kê về công tác giải quyết các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại và lao động năm 2018 các Tòa án nhân dân đã thụ lý 439.546 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 386.923 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,03%, vượt 3,03% chỉ tiêu đề ra (so với cùng kỳ năm 2017 số thụ lý tăng 4.829 vụ, giải quyết tăng 48.912 vụ). Trong đó, thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 422.358 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 372.154 vụ việc; thụ lý theo thủ tục phúc thẩm 16.234 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 14.049 và thụ lý theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 954 vụ việc, đã giải quyết, xét xử 720 vụ việc. Tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy là 0,64%, giảm 0,09% so với năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 0,49% và do nguyên nhân khách quan 0,15%); bị sửa là 1,2%, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2017 (do nguyên nhân chủ quan 0,6% và do nguyên nhân khách quan 0,5%).

Các vụ việc dân sự mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 140.108 vụ việc (tăng 2.718 vụ việc so với năm 2017), chiếm tỷ lệ cao là các tranh chấp về hợp đồng vay tài sản (38.917 vụ), tranh chấp về quyền sử dụng đất (15.192 vụ), tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (9.469 vụ), tranh chấp đòi đất cho mượn, cho sử dụng nhờ, lấn chiếm (5.625 vụ). Các vụ án hôn nhân và gia đình mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 262.906 vụ (tăng 2.830 vụ so với cùng kỳ năm trước), trong đó ly hôn do mâu thuẫn gia đình chiếm tới 73,6% tổng số các vụ án ly hôn mà Tòa án đã giải quyết. Các vụ án kinh doanh thương mại mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 15.439 vụ việc (tăng 1.423 vụ việc), chủ yếu là tranh chấp trong lĩnh vực đầu tư tài chính, ngân hàng (chiếm

32,77%), mua bán hàng hóa (chiếm 21,32%). Các vụ án lao động mà Tòa án phải thụ lý, giải quyết theo thủ tục sơ thẩm là 3.665 vụ việc (giảm 1.248 vụ so với cùng kỳ năm trước), chủ yếu là tranh chấp về xử lý kỷ luật, sa thải, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 26%).

Các Tòa án cũng đã thụ lý 240 đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, trong đó: ra quyết định không mở thủ tục phá sản đối với 43 trường hợp, ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với 95 trường hợp (trong đó, đã tuyên bố phá sản 37 trường hợp, đình chỉ 17 trường hợp), các trường hợp còn lại đang được tiếp tục xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

Trong năm qua, các Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã chuyển cho các cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài 3.396 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp; đã nhận được trả lời kết quả đối với 1.269 trường hợp (đạt tỷ lệ 37,4%). Trong số các yêu cầu ủy thác tư pháp, liên quan đến các vụ án hôn nhân và gia đình chiếm 67,8%; các vụ án dân sự chiếm 28,9%; còn lại là các vụ án khác. Các yêu cầu ủy thác tư pháp của Tòa án chủ yếu được gửi đến các nước: Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Ca-na-đa, Australia, Nhật Bản... Đồng thời, các Tòa án nhân dân cấp tỉnh cũng đã nhận được 1.022 hồ sơ yêu cầu ủy thác tư pháp vào Việt Nam; đã thực hiện được 807 hồ sơ (đạt tỷ lệ 79%), từ chối thực hiện đối với 75 trường hợp. Trong số hồ sơ nhận ủy thác, yêu cầu ủy thác tư pháp liên quan đến các vụ án về hôn nhân và gia đình chiếm 92,6%, còn lại là các vụ án dân sự và kinh doanh thương mại. Nhìn chung, quy trình lập, gửi hồ sơ ủy thác ra nước ngoài được thực hiện theo đúng quy định của Luật tương trợ tư pháp và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên nên đã hạn chế được tình trạng hồ sơ ủy thác tư pháp bị trả lại để hoàn thiện.

Trong công tác giải quyết, xét xử các vụ việc dân sự, các Tòa án đã hạn chế đến mức thấp nhất việc để các vụ việc dân sự quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật, tính đến ngày 30/11/2018 chỉ còn 26 vụ quá hạn do lỗi chủ quan của Tòa án; hạn chế tối đa việc tạm đình chỉ nhiều lần đối với một vụ án, tạm đình chỉ giải quyết vụ án không có căn cứ; làm tốt việc hướng dẫn các đương sự thực hiện đúng nghĩa vụ về cung cấp chứng cứ, tài liệu của vụ án; chủ động xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật; tăng cường phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm giải quyết tốt vụ án. Các Tòa án đã chủ động phối hợp với

Viện kiểm sát và Cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp rà soát các bản án dân sự chưa thi hành để xác định trách nhiệm giữa các cơ quan và xử lý các vấn đề thuộc trách nhiệm của Tòa án. Công tác hòa giải tiếp tục được chú trọng và thực hiện có hiệu quả, qua đó đảm bảo việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, kịp thời, góp phần củng cố mối đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đã hòa giải thành 200.865 vụ, chiếm 54% tổng số các vụ việc dân sự đã giải quyết. Nhiều Tòa án đã giải quyết các vụ việc dân sự đạt tỷ lệ cao, như: Tòa án nhân dân hai cấp của thành phố Đà Nẵng, Hải Phòng và các tỉnh Hậu Giang, Lạng Sơn, Tây Ninh, Hà Tĩnh, Nam Định...

Nhận thức rõ tầm quan trọng và hiệu quả thực tế của công tác hòa giải, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao đã chỉ đạo các Tòa án cần tập trung tăng cường và thực hiện tốt công tác này. Được sự đồng ý của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao đã triển khai thí điểm việc đổi mới, tăng cường hoà giải, đối thoại trong giải quyết các vụ án dân sự và hành chính tại Hải Phòng. Từ thời điểm bắt đầu thí điểm thực hiện mô hình này (19/3/2018) đến khi sơ kết việc thực hiện thí điểm, các Trung tâm này đã hòa giải thành 76,2% số vụ việc được chuyển sang. Tòa án nhân dân tối cao đã tiến hành sơ kết việc thực hiện thí điểm tổ chức Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Hải Phòng; đồng thời, hoàn thiện Đề án “Đổi mới, tăng cường hòa giải và đối

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 100 - 120)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)