Căn cứ chấm dứt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 72 - 73)

Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU

2.3.2. Căn cứ chấm dứt

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành thì quyền chiếm hữu là một trong ba thành tố của quyền sở hữu, vì vậy một khi quyền sở hữu chấm dứt sẽ dẫn đến chấm dứt quyền chiếm hữu. Quyền chiếm hữu chấm dứt khi chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình hoặc chuyển giao quyền sở hữu cho chủ thể khác như bán, trao đổi, tặng cho… hoặc theo các căn cứ được quy định từ Điều 242 đến 244 BLDS 2015. Quyền chiếm hữu sẽ chấm dứt khi quyền sở hữu sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau (Điều 237, BLDS 2015):

- Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác: Khi chủ sở hữu chuyển giao quyền sở hữu của mình cho người khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, hợp đồng chuyển quyền sở hữu khác theo quy định của pháp luật hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tài sản của người đó chấm dứt kể từ thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người được chuyển giao.

- Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình: Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật.

- Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ: Khi tài sản được tiêu dùng hoặc bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt. Tài sản bị xử lý để thực hiện

nghĩa vụ của chủ sở hữu: Quyền sở hữu đối với một tài sản chấm dứt khi tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyết định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác, nếu pháp luật không có quy định khác. Việc xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu không áp dụng đối với tài sản không thuộc diện kê biên theo quy định của pháp luật. Quyền sở hữu đối với tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu chấm dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của người nhận tài sản đó. Việc xử lý quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai.

- Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định của Bộ luật này: Tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy; tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc; vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo quy định tại các Điều từ Điều 228 đến Điều 233 thì quyền sở hữu của những người có tài sản đó chấm dứt.

- Tài sản bị trưng mua: Trường hợp Nhà nước trưng mua tài sản theo quy định của luật thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đó chấm dứt kể từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền có hiệu lực pháp luật.

- Tài sản bị tịch thu: Khi tài sản của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyền sở hữu đối với tài sản đó chấm dứt kể từ thời điểm bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác có hiệu lực pháp luật.

- Khi quyền sở hữu của người chiếm hữu, người được lợi về tài sản đã được xác lập theo quy định tại Điều 236 hoặc quy định khác của luật có liên quan thì chấm dứt quyền sở hữu của người có tài sản bị chiếm hữu.

- Trường hợp khác do luật quy định.

Với mỗi trường hợp trên, quyền sở hữu sẽ kết thúc và dẫn đến những hậu quả pháp lý khác nhau, từ đó kéo theo sự chấm dứt của quyền chiếm hữu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quyền chiếm hữu trong pháp luật việt nam (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)