Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUYỀN CHIẾMHỮU
2.2. Nội dung quyền chiếmhữu trong pháp luật Dân sự Việt Nam
2.2.2. Chiếmhữu của người khác
Chiếm hữu của người khác là tình trạng chiếm hữu chỉ có corpus. Một khi việc chiếm hữu không có yếu tố chủ quan (animus) mà chỉ có yếu tố khách quan (corpus)
thì người chiếm hữu đang ở trong tình trạng chiếm hữu tài sản của người khác. Điều 183 BLDS ghi nhận những trường hợp chiếm hữu hợp pháp của người khác, bao gồm: người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản, người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật, người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định, người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và một số trường hợp khác do pháp luật quy định. Tất cả những người này đều có quyền xác lập những giao dịch mang tính chất vật chất tác động lên tài sản với tư cách của một người có quyền đối với tài sản của người khác chứ không phải đối với tài sản mà mình là chủ sở hữu [1, tr. 114].
Quyền chiếm hữu của người quản lý tài sản:Yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan không nhất thiết phải hội tụ đủ vào bản thân chủ sở hữu bởi có trường hợp các yếu tố này xuất hiện ở người không phải là chủ sở hữu và cũng không xem mình là chủ sở hữu, đó là người quản lý tài sản. Vai trò của người quản lý tài sản được đặt trong nhiều trường hợp: chủ sở hữu là người chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng nhận thức được hành vi của mình; chủ sở hữu vắng mặt hoặc mất tích; chủ sở hữu chết; được chỉ định làm người quản lý di sản thừa kế... Khi đó, người quản lý tài sản thực hiện các tác động vật chất lên tài sản mà mình quản lý, thể hiện thái độ tâm lý của chủ sở hữu trong quá trình thực hiện những giao dịch đó. Tuy nhiên, chỉ có corpus của người quản lý còn animus được người quản lý thể hiện không hoàn hảo, bởi tài sản - đối tượng của việc chiếm hữu - thuộc sở hữu của người khác. Chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác quản lý có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dân sự, hay một quyết định hành chính (trong trường hợp Nhà nước giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước). Người được ủy quyền quản lý tài sản chỉ được chiếm hữu thực tế đối với tài sản, chứ không có quyền chiếm hữu trên pháp luật, và chỉ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì vậy, người được ủy quyền dù có chiếm hữu thực tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời
hạn là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì người được ủy quyền quản lý tài sản cũng không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản được ủy quyền quản lý. Đối với người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở xác lập cam kết, thỏa thuận với chủ sở hữu, thì mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng. Đối với người được ủy quyền thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở một quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì việc thực hiện quản lý tài sản của người được quyền phải tuân theo quyết định hành chính đó trên cơ sở quy định pháp luật. Mỗi loại tài sản thì có những cách thức quản lý, bảo quản khác nhau. Ví dụ cách chiếm hữu, bảo quản 1 bộ sưu tập đồ cổ bằng gỗ sẽ khác so với chiếm hữu, quản lý 1 mảnh đất.
Quyền chiếm hữu của người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua các giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật: Khác với người được uỷ quyền quản lý tài sản, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự có quyền sử dụng tài sản được giao, được chuyển quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản đó cho người khác, nếu được chủ sở hữu đồng ý. Chủ sở hữu giao tài sản cho người khác quản lý tài sản thuộc sở hữu của mình cho người khác quản lý có thể được thực hiện thông qua hợp đồng dân sự. Người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự chỉ được chiếm hữu thực tế đối với tài sản, chứ không có quyền chiếm hữu trên pháp luật, và chỉ có quyền sử dụng, định đoạt tài sản khi được chủ sở hữu đồng ý. Chính vì vậy, người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự dù có chiếm hữu thực tế đối với tài sản liên tục, công khai trong thời hạn quy định là 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản, thì người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự cũng không thể trở thành chủ sở hữu của tài sản được ủy quyền quản lý. Đối với người được giao tài sản thông qua giao dịch dân sự thực hiện quyền chiếm hữu tài sản trên cơ sở xác lập cam kết, thỏa thuận với chủ sở hữu, thì mọi cam kết, thỏa thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.
Quyền chiếm hữu của người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định: Trong cuộc sống thường ngày ta dễ dàng rơi vào các tình huống như: nhặt được vật nào đó mà người khác đánh rơi trên đường,
tìm thấy một chiếc điện thoại mà ai đó bỏ quên trong ngăn bàn hoặc cũng có thể là đào được một khối tài sản lớn ngay dưới sân nhà của mình… Khi ta gặp phải những trường hợp đó, về nghĩa vụ đối với tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, chìm đắm thì chúng ta nếu biết chủ sở hữu của tài sản thì phải thông báo hoặc trả lại ngay cho người đó. Trong trường hợp không biết ai là chủ sở hữu của tài sản thì phải thông báo hoặc nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất hoặc cơ quan có thẩm quyền khác. Kể từ khi phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không phát hiện được ai là chủ sở hữu, người phát hiện có quyền chiếm hữu tài sản đó cho đến khi trả lại tài sản cho chủ sở hữu hoặc cho đến khi giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người phát hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu phải quản lý, bảo quản tài sản trong phạm vi quyền chiếm hữu của mình. Trong những trường hợp người phát hiện biết được tài sản đó do người khác tẩu tán nhằm che giấu hành vi vi phạm pháp luật, hoặc trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ dân sự, thì người phát hiện phải thông báo hoặc giao nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đây là quy định nhằm giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ trật tự an toàn xã hội. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại (Khoản 1 Điều 230, BLDS 2015). Dù không phải là chủ sở hữu và cũng không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản nhưng trong trường hợp này vẫn nhận được quyền chiếm hữu tài sản nếu họ thực hiện việc khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Quyền chiếm hữu củangười phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với các điều kiện do pháp luật quy định và một số trường hợp khác do pháp luật quy định: Với quy định trên, khi phát hiện ra gia súc, gia cầm… bị thất lạc, người phát hiện phải thông báo ngay cho chủ sở hữu để chủ sở hữu tài sản đó đến nhận lại tài sản hoặc người phát hiện ra tài sản phải mang ngay tài sản đó đến trả cho chủ sở hữu. Trường hợp không biết chủ sở hữu là ai, thì người phát hiện ra tài sản đó được quyền chiếm hữu. Việc chiếm hữu này được xem là chiếm hữu có căn cứ
pháp luật, người chiếm hữu được hưởng hoa lợi do gia súc, gia cầm… sinh ra và được nhận công nuôi giữ cũng như các chi phí khác cho việc nuôi giữ khi chủ sở hữu gia súc, gia cầm đó nhận lại. Khi phát hiện ra gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc mà người phát hiện ra tài sản đó không biết chủ sở hữu tài sản đó là ai để trả lại và đã thông báo công khai thì đối với gia cầm, vật nuôi dưới nước, sau 1 tháng kể từ ngày thông báo công khai mà không có người đến nhận sẽ thuộc sở hữu của người bắt được gia cầm, vật nuôi dưới nước đó (Điều 243, 244 BLDS 2005). Đối với gia súc sau 6 tháng, nếu gia súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì sau 1 năm kể từ ngày thông báo công khai, không có ai đến nhận sẽ thuộc sở hữu của người bắt được gia súc đó (Điều 242 BLDS 2005) Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo ngay cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại (Khoản 1 Điều 231, BLDS 2015). Dù không phải là chủ sở hữu và cũng không có sự chuyển giao quyền chiếm hữu của chủ sở hữu tài sản nhưng trong trường hợp này vẫn nhận được quyền chiếm hữu tài sản nếu họ thực hiện việc khai báo tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các trường hợp khác do pháp luật quy định như:
- Người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho quản lý tài sản của người vắng mặt, người bị tuyên bố mất tích theo quy định tại điều 65 BLDS 2015:
- Người giám hộ có trách nhiệm quản lý tài sản của người được giám hộ như tài sản của chính mình theo khoản 1 điều 59 BLDS 2015;
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp tiến hành tố tụng thu giữ tài sản là tang vật vi phạm pháp luật hoặc liên quan đến vụ án;
- Cơ quan quản lý di sản trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 điều 616 BLDS 2015 thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý;
- Người có thẩm quyền chiếm hữu tài sản theo quy định của pháp luật.
Các chủ thể này đều có quyền xác lập những giao dịch mang tính chất vật chất tác động lên tài sản với tư cách của một người có quyền đối với tài sản của người khác chứ không phải đối với tài sản mà mình là chủ sở hữu. Việc pháp luật quy định về quyền chiếm hữu sẽ tạo cơ sở pháp lý để chủ sở hữu quản lý tài sản của mình, hạn chế các tranh chấp về tài sản xảy ra.
Hiệu lực của việc chiếm hữu tài sản của người khác: Người chiếm hữu tài sản của người khác luôn có nghĩa vụ giao trả tài sản cho chủ sở hữu. Nghĩa vụ hoàn trả phải được thực hiện tại một thời điểm nào đó tùy theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật. Điều này xuất phát từ nguyên tắc người chiếm hữu tài sản của người khác không thể xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu. Người chiếm hữu tài sản của người khác được pháp luật bảo vệ trong trường hợp quyền chiếm hữu của mình bị xâm phạm theo các quy định tại các Điều từ 163 đến Điều 170 BLDS 2015. Tuy nhiên, việc chiếm hữu tài sản của người khác chỉ được bảo vệ trong trường hợp bị xâm hại với điều kiện người chiếm hữu chứng minh được tính hợp pháp của tình trạng chiếm hữu đó của mình. Cũng cần lưu ý rằng các biện pháp bảo vệ quyền chiếm hữu tài sản của người khác không thể được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp giữa các bên tham gia mối quan hệ kết ước làm phát sinh việc chiếm hữu đó.
2.2.3. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật
Với cách tiếp cận chiếm hữu như một vật quyền, các nhà làm luật Việt Nam luôn muốn thẩm định xem bản chất của mối quan hệ chiếm hữu là “có quyền” hay “không có quyền”, theo đó chỉ người có quyền mới được bảo vệ. Căn cứ vào đó, chiếm hữu được nhìn nhận thành: Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Điều 165, BLDS 2015) và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Trong chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, dựa vào tiêu chí nhận thức của chủ thể phân chia thành chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiến hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình.
Chiếm hữu Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (Bất hợp pháp) Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (Hợp pháp)
Sơ đồ 2.1. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật và không có căn cứ pháp luật
Việc chiếm hữu bao gồm hai trường hợp: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và
chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Thực ra cách phân loại chiếm hữu có hay không có căn cứ pháp luật là cách phân loại rất riêng của Việt Nam, còn luật dân sự của các nước không có sự phân biệt như vậy. Pháp luật các nước trên thế giới từ lâu đã thừa nhận nguyên tắc: sự ngay tình bao giờ cũng được suy đoán; người nào viện dẫn sự không ngay tình thì phải có nghĩa vụ chứng minh. Chính vì cách tiếp cận quá khắt khe và không thực tế của các nhà làm luật Việt Nam mà quyền lợi của người chiếm hữu ngay tình không được bảo vệ một cách thích đáng. Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản của một người không tuân theo những căn cứ quy định tại Điều 184 BLDS 2015. Tuy nhiên, tùy thuộc vào ý chí chủ quan của người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật, pháp luật dân sự phân biệt hai hình thức: chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật không ngay tình:
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật quy định tại Điều 184 BLDS 2015, nhưng người chiếm hữu không biết hoặc không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật. Trong trường hợp này, pháp luật không buộc người đó phải biết tính bất hợp pháp của việc chiếm hữu của mình.
Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưngkhông ngay tình là việc người chiếm hữu biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu của người đó là không có căn cứ pháp luật.
BLDS 2015 đã đưa ra khái niệm chiếm hữu ngay tình rộng hơn so với BLDS 2005. Theo đó chiếm hữu ngay tình là việc chiếm hữu mà người chiếm hữu có căn cứ để tin rằng mình có quyền đối với tài sản đang chiếm hữu, bao gồm hai loại là: chiếm hữu có căn cứ pháp luật và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình.
Việc chiếm hữu có căn cứ pháp luật được ghi nhận tại Điều 165 BLDS 2015 bao gồm: Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản; người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản; người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy
định pháp luật; người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là