Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

1.2. Khái quát lịch sử lập pháp của Việt Nam về tội giết con mới đẻ

1.2.3. Quy định về tội giết con mới đẻ trong pháp luật hình sự Việt

Nam giai đoạn từ năm 1999 đến nay

Do chuyển biến của tình hình xã hội, xuất phát từ những đòi hỏi cấp thiết của công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm trong thời kỳ mới, ngày

21/12/1999, BLHS năm 1999 được thông qua tại kỳ hợp thứ VI của Quốc hội khóa X. Sự ra đời của BLHS năm 1999 góp phần sửa đổi toàn diện BLHS năm 1985 về kỹ thuật lập pháp lẫn chính sách hình sự. Đặc biệt, BLHS năm 1999 đã tách tội giết con mới đẻ thành một tội danh độc lập, quy định tại Điều 94, phần nào phản ánh rõ hơn tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi giết con mới đẻ. Đồng thời đây chính là sự kế thừa chính sách hình sự đã có từ trước đây, thể hiện tính nhân đạo, nhân văn sâu sắc của Đảng, Nhà nước ta.

Việc tách tội giết con mới đẻ thành tội danh độc lập trong quy định của Bộ luật hình sự 1999 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Bởi theo quy định của BLHS năm 1985 thì giết con mới đẻ được coi là một cấu thành giảm nhẹ của tội giết người, nên trong thực tiễn xét xử người phạm tội tuy được hưởng hình phạt giảm nhẹ nhưng vẫn bị định danh là tội giết người. Điều này gây ảnh hưởng tâm lý khá nặng nề cũng như dư luận xã hội đối với người phạm tội. Việc sửa đổi của Bộ luật hình sự 1999 đã thể hiện rõ nét chính sách hình sự của Nhà nước ta ngay ở việc định tội danh, từ đây, người phạm tội giết con mới đẻ sẽ không phải gánh chịu tội danh giết người nữa [29, tr.9].

BLHS năm 1999 quy định tội giết con mới đẻ là trường hợp:

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ ba tháng đến hai năm [27, Điều 94].

Điều luật trên đã mô tả khá đầy đủ các dấu hiệu pháp lý cơ bản của tội phạm, mức hình phạt cũng được sửa đổi cao hơn so với quy định của BLHS 1985, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong thời kỳ mới. Đồng thời, việc quy định cụ thể tội danh trong điều luật còn khẳng định được tính nhân đạo của pháp luật nước ta.

Trong lần sửa đổi, bổ sung Bộ luật hình sự gần đây nhất, BLHS năm 1999 được sửa đổi bổ sung theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày 19 tháng 06 năm 2009 thì tội giết con mới đẻ vẫn được giữ nguyên. Sở dĩ Điều luật quy định tội giết con mới đẻ không có thay đổi gì do vào giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2009 tình hình diễn biến tội giết con mới đẻ không nhiều, những quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ vẫn phù hợp với sự phát triển của xã hội thời điểm đó, vẫn đáp ứng được sự răn đe, trừng trị người phạm tội và thể hiện sự khoan hồng của pháp luật Việt Nam.

Trong những năm qua, mặc dù BLHS đã phát huy tác dụng tích cực trong đấu tranh phòng, chống tội phạm, góp phần quan trọng giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Tuy nhiên, theo Báo cáo của các cơ quan chức năng, tình hình tội phạm nhìn chung vẫn diễn biến hết sức phức tạp với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt. Số lượng tội phạm luôn có xu hướng gia tăng, nghiêm trọng hơn cả về quy mô và tính chất [5, tr.3]. Theo Báo cáo của các cơ quan tiến hành tố tụng ở trung ương và một số địa phương cho thấy, một số loại tội phạm có diễn biến khá phức tạp với những phương thức và thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi, xảo quyệt, cụ thể: Về loại tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của con người. Nhóm tội phạm này diễn biến ngày càng phức tạp về số lượng, phương thức, thủ đoạn cũng như tính chất dã man, tàn bạo của hành vi phạm tội. Các hành vi xâm hại trẻ em nó có chiều hướng gia tăng, tội giết con mới đẻ nói riêng diễn ra theo chiều hướng gia tăng với các hình thức thực hiện tội phạm ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn [5, tr.3]. Vấn đề đặt ra ở đây là hiện tại với những quy định pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1999 đến nay có còn phù hợp nữa hay không? Tại sao phải sửa đổi? Sửa đổi bổ sung ở điểm gì?

hiện hoàn thành, hậu quả đứa trẻ chết đã xảy ra thì việc phải chịu với mức hình phạt theo như quy định tại Điều 94 BLHS năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009) không có tính răn đe cao. Có nhiều vụ việc người mẹ cố tình bỏ rơi hoặc giết đứa trẻ nhưng đứa trẻ lại được cứu sống thì người mẹ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như vậy là quá nhẹ với người mẹ. Vấn đề này đã được các các nhà làm luật đề cập đến trong dự thảo sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự năm 2015. Bộ Tư pháp cùng Chính phủ trình dự thảo BLHS (sửa đổi) xin ý kiến toàn dân về việc tăng nặng trách nhiệm hình sự với tội giết con mới đẻ. Cụ thể tại Điều 124, dự thảo sửa đổi bổ sung luật hình sự năm 2015 quy định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)