So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 63)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với một số tội phạm khác

2.3.1. So sánh tội giết con mới đẻ với tội giết người

2.3.1.1. Điểm giống nhau

Tội giết con mới đẻ và tội giết người thuộc nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người được quy định

chung trong chương XII của BLHS Việt Nam năm 1999. Tội giết người được quy định tại Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999 và tội giết con mới đẻ được quy định tài Điều 94. Xét về bản chất, tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 94 là một trường hợp cụ thể của tội giết người theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999. Giết con mới đẻ được coi là trường hợp giảm nhẹ của tội giết người, cấu thành tội phạm tội giết con mới đẻ là cấu thành tội phạm giảm nhẹ của tội giết người. Chính vì vậy về mặt pháp lý những hành vi bị coi là phạm tội giết con mới đẻ có đầy đủ các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết người, tội giết con mới đẻ và tội giết người có nhiều nét giống nhau:

Thứ nhất, khách thể của tội phạm: “Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm hại” [8, tr.155]. Tội giết con mới để và tội giết người cùng trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người – quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng.

Thứ hai, mặt khách quan của tội phạm. Theo giáo trình Luật hình sự, khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội thì những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả, các dấu hiệu biểu hiện sự thực hiện hành vi phạm tội và gắn liền với hành vi như: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội

Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội giết người và tội giết con mới đẻ giống nhau ở điểm là hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Tội giết người và tội giết con mới đẻ đều là cấu thành vật chất nên ngoài hành vi thì việc xác định hậu quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Hậu quả trong cấu thành tội giết người và tội giết con mới để là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi của người phạm tội gây ra. Tội giết người và tội giết con

mới đẻ chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người xảy ra. Thứ ba, chủ thểcủa tội phạm thì tội giết con mới đẻ và tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định và thực hiện hành vi phạm tội cụ thể và có khả năng đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Thứ tư, về mặt chủ quan của tội phạm tội giết con mới đẻ cũng giống như tội giết người thì căn cứ vào thái độ của người phạm tội đối với hậu quả chết người có thể phân biệt thành hai trường hợp phạm tội với lỗi cố ý trực tiếp và trường hợp lỗi cố ý gián tiếp và họ mong muốn hậu quả chết người xảy ra mặc dù nhận thức được hành vi của mình gây nguy hiểm cho xã hội trong khi có đủ điều kiện thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

2.3.1.2. Điểm khác nhau

Như vậy tội giết con mới đẻ và tội giết người có khá nhiều điểm giống nhau tuy nhiên bên cạnh đó có những khác nhau cơ bản ở những điểm sau:

- Chủ thể của tội phạm: Nếu chủ thể của tội giết người là bất kỳ người nào từ đủ 14 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ là người mẹ của đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày.

- Nạn nhân của tội phạm: Nếu nạn nhân của tội giết người là bất kỳ người nào thì nạn nhân của tội giết con mới đẻ chỉ là đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày.

- Nguyên nhân phạm tội: Nếu trong tội giết người, nguyên nhân phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc thì trong tội giết con mới đẻ nguyên nhân phạm tội là diếu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm

Trong thực tiễn xét xử cho thấy, để định đúng tội danh, chúng ta cần phân biệt hai tội danh này qua tiêu chí cơ bản sau đây:

Một là: Nếu nạn nhân là con mới đẻ thì:

hoặc người phạm tội tuy là mẹ đứa trẻ nhưng nguyên nhân giết đứa trẻ không phải do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu và cũng không phải trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Định tội giết con mới đẻ nếu: Người phạm tội là mẹ đứa trẻ và nguyên nhân giết đứa trẻ là do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì:

Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu như: khiếp sợ trước dư luận chê bai về việc mang thai và đẻ con ngoài giá thú hoặc dư luận khắc nghiệt của nhà chồng cho rằng việc đẻ con gái là tai họa…) [19], hoàn cảnh khách quan đặc biệt như: đứa trẻ bị dị dạng… [19].

Hai là: Nếu nạn nhân không phải là con mới đẻ thì người giết nạn nhân chỉ có thể phạm tội giết người mà không phạm tội giết con mới đẻ. Cũng theo hướng dân tại Nghị quyết số 04/HĐTP thì: “Con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong vòng bảy ngày” [19].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)