Mặt chủ quan của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 55 - 57)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ

2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm

Tội phạm là thể thống nhất của hai mặt khách quan và chủ quan. Nếu mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm thì mặt chủ quan của tội phạm là mặt bên trong của tội phạm, là thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội mà họ thực hiện và với hậu quả do hành vi ấy gây ra cho xã hội. Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm các nội dung: lỗi, động cơ phạm tội và mục đích phạm tội [8, tr.196].

Trong luật hình sự Việt Nam, nguyên tắc có lỗi được coi là nguyên tắc cơ bản. Theo nguyên tắc này, luật hình sự Việt Nam không chấp nhận việc

quy tội khách quan, nghĩa là truy cứu trách nhiệm hình sự con người chỉ trên cơ sở hành vi khách quan mà không xét đến lỗi của họ. Người thực hiện hành vi gây thiệt hại cho xã hội bị coi là có lỗi nếu hành vi đó là kết quả của sự tự lựa chọn của họ trong khi có đủ điều kiện khách quan và chủ quan để lựa chọn và thực hiện xử sự khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội. Cũng như những tội phạm khác, yếu tố lỗi trong mặt chủ quan của tội giết người nói chung, tội giết con mới đẻ nói riêng có ý nghĩa quan trọng.

“Lỗi là thái độ tâm lý của con người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó dây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý” [8, tr.197]. Theo quy định của Điều 9, BLHS 1999 thì cố ý phạm tội là người phạm tội nhận thức rõ được hành vi của mình có tính chất nguy hiểm cho xã hội, thấy được trước hậu quả của hành vi đó, nhưng thái độ chủ quan của người phạm tội lại thể hiện dưới hai hình thức: mong muốn cho hậu quả xảy ra và có ý thức bỏ mặc cho hậu quả xảy ra. Trong lỗi cố ý được biểu hiện dưới hai hình thức: cố ý trực tiếp và cố ý gián tiếp.

Đối với tội phạm giết người, căn cứ vào thái độ của người phạm tội đối với hậu quả chết người có thể phân biệt thành hai trường hợp đó là giết người với lỗi cố ý trực tiếp và trường hợp giết người với lỗi cố ý gián tiếp. Tội giết con mới đẻ cũng tương tự như vậy, từ quy định của Điều 94, Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009), chúng ta có thể thấy rằng lỗi của người mẹ trong trường hợp này là lỗi cố ý, khi mà họ đã giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả là cái chết của đứa trẻ.

Đối với trường hợp lỗi cố ý trực tiếp, về mặt lý trí người mẹ nhận thức rất rõ và thấy trước được hành vi bóp cổ, bịt mũi, đâm…. Của mình sẽ dẫn đến hậu quả là đứa trẻ chết và về mặt ý chí người mẹ mong muốn hậu quả

đó xảy ra.

Đối với trường hợp lỗi cố ý gián tiếp thì về mặt lý trí họ cũng nhận thức được hậu quả nhưng về ý chí thì dù không mong muốn nhưng họ có ý thức để mặc hậu quả xảy ra. Ở trường hợp này, khi vứt bỏ đứa con mình mang nặng đẻ đau chín tháng mười ngày đẻ ra, lương tâm người mẹ có sự giằng xé dữ dội, biểu hiện bằng việc họ mặc ấm cho con, bỏ con ở chỗ đông người như cổng chùa, cổng cô nhi viện, nhà dân…. với hi vọng là con mình sẽ may mắn gặp được người dân qua đường đưa về nuôi. Tuy nhiên, việc họ lường trước được những nguy hiểm rủi ro cho đứa trẻ mà vẫn vứt bỏ đã cho thấy họ sẵn sàng chấp nhận và có ý thức bỏ mặc cho đứa trẻ chết [29, tr.21].

Theo quan điểm truyền thống thì hành vi giết là lỗi cố ý trực tiếp, còn hành vi vứt bỏ là lỗi cố ý gián tiếp. Tuy nhiên cũng có nhiều quan điểm cho rằng việc vứt bỏ cũng có thể là lỗi có ý trực tiếp chứ không chỉ đơn thuần là lỗi cố ý gián tiếp bởi vì có những trường hợp mặc dù là hành vi vứt bỏ nhưng người mẹ thật sự mong muốn đứa trẻ chết như vứt đứa con mới đẻ xuống ao thì không thể nói đây là lỗi cố ý gián tiếp được mà là cố ý trực tiếp, lúc này hành vi vứt bỏ đã chuyển hóa thành hành vi giết người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)