Những bất cập, tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 81)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

3.2. Những bất cập, tồn tại trong quy định của pháp luật hình sự

thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự về tội giết con mới đẻ

3.2.1. Bất cập còn tồn tại trong quy định của pháp luật

3.2.1.1. Vấn đề về đối tượng tác động

Vẫn đề đối tượng tác động của tội phạm tội giết con mới đẻ - đứa trẻ mới sinh chưa được quy định cụ thể trong luật, nên ở các thời điểm khác nhau có các quan điểm khác nhau được đưa ra. Theo quy định ở Điểm b, Khoản 1, Phần II, Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì con mới đẻ được xác định là đứa trẻ được sinh ra trong vòng bảy ngày trở lại [19]. Còn theo Bình luật khoa học bộ luật hình sự 1985 (sửa đổi bổ sung 1989, 1991, 1992 tháng 5 năm 1997) của Viên nghiên cứu khoa học pháp lý thì: “Con mới đẻ là đứa trẻ mới sinh ra trong phạm vi tối đa ba ngày trở lại” [3, tr.101]. Cũng có một số ý kiến cho rằng, nên quy định con mới đẻ là đứa trẻ được sinh ra trong vòng một tháng, bởi vì giai đoạn này, việc nuôi nấng đứa trẻ vẫn mang lại những áp lực tâm lý nặng nề cho người mẹ, dẫn đến hành vi giết hại đứa con khi bị ảnh hưởng của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác. Việc quy định như thế nào cho hợp lý, con mới đẻ là 7 ngày tuổi hay một tháng, là vấn đề được các nhà làm luật nghiên cứu và quy định cụ thể trong luật để tránh những sai sót trong việc áp dụng luật và thực tế [29, tr.46].

3.2.1.2. Về hình phạt đối với tội giết con mới đẻ

Hiện nay theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999:

Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết, thì bị phạt cải tạo không giữ đến hai năm hoặc phạt từ ba tháng đến hai

năm [27, Điều 94].

Như vậy theo quy định của Bộ luật hình sự hiện hành khi tội giết con mới đẻ hoàn thành, tức là hậu quả đứa trẻ chết thì người mẹ bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Hiện nay có nhiều ý kiến cho rằng với tội giết con mới đẻ đã được thực hiện hoàn thành, hậu quả đứa trẻ chết đã xảy ra thì việc phải chịu với mức hình phạt như trên là khá nhẹ nhàng không có tính răn đe cao. Mặt khác có nhiều vụ việc người mẹ cố tình bỏ rơi hoặc giết đứa trẻ nhưng đứa trẻ lại được cứu sống thì người mẹ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự, như vậy là quá nhẹ nhàng với người mẹ. Với quy định pháp luật về hình phạt này không có sức răn đe cao, cần sửa đổi bổ sung quy định về hình phạt của tội giết con mới đẻ để tăng sức răn đe, giáo dục đồng thời ngăn chặn tội phạm mới.

3.2.2. Những bất cập trong quá trình áp dụng pháp luật

3.2.2.1. Trong quá trình định tội danh

Trong luật hình sự Việt Nam, tội giết con mới đẻ được quy định và xét xử khá sớm. Năm 1963 Tòa án nhân dân tối cao đã tổng kết và có chỉ thị số 1/NCCS ngày 14/3/1963 về xử lý tội giết trẻ sơ sinh. Bản chuyên đề tổng kết thực tiễn xét xử loại tội giết người kèm theo Công văn số 452/ HS2 ngày 10/08/1970 của TANDTC trong phần B điểm C. Những tình tiết đặc biệt có tính chất giảm nhẹ cũng xác nhận giết trẻ em mới đẻ là phạm tội giết người có tình tiết giảm nhẹ đặc biệt đồng thời cụ thể hóa các dấu hiệu của trường hợp phạm tội này. Trong các văn bản trên chỉ nói đến hành vi giết trẻ em mới đẻ là tội phạm mà không nói đến hành vi vứt bỏ con mới đẻ. Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1985 quy đinh: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chế” [19, Điều 104, Khoản 4]. Theo quy định này không chỉ hành vi giết con mới đẻ mà cả hành vi vứt bỏ

con mới đẻ cũng là tội phạm và bị xử lý theo khoản 4 Điều 101 Bộ luật hình sự với tội danh – tội giết người nếu thỏa mãn các dấu hiệu mà điều luật này quy định. Trong Bộ luật Hình sự năm 1999, tội giết con mới đẻ được tách ra thành một tội phạm độc lập quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự, liền ngay sau Điều 93 về tội giết người, nhằm đảm bảo nhận thức đầy đủ bản chất pháp lý của tội phạm và cụ thể hóa đường lối xử lý, chính sách hình sự với người phạm tội, đảm bảo tính nhân đạo của Luật hình sự và nguyên tắc cá thể hóa trách nhiệm hình sự [1, tr.9].

Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về Tội giết con mới đẻ như sau: Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt từ từ ba tháng đến hai năm [27, Điều 94].

Theo điều luật thì việc giết con mới đẻ được thực hiện bằng hai hành vi khách quan là giếtvứt bỏ, và người mẹ nào… dù có hành vi giết con mới đẻ hay hành vi vứt bỏ con mới đẻ đều bị xét xử cùng tội danh – Tội giết con mới đẻ rõ ràng là không chính xác. Hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ là hai loại hành vi khác nhau và vì nó có sư khác nhau nên nhà làm luật mới có sự phân biệt chúng ngay trong quy định của điều luật “Người mẹ nào…mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó…” [27, Điều 94]. Quy định này cũng tương tự như hành vi được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999: “Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát…” [27, Điều 101] nhưng hành vi xúi giục và hành vi giúp người khác tự sát được luật quy định là hai tôi phạm khác nhau nên ngay trong tên gọi của Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1999 – Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát [1, tr.9-10]. Vì vậy việc định chung tội danh giết con mới đẻ

cho cả hành vi vứt bỏgiết con mới đẻ là không chính xác. Hai hành vi này là hoàn toàn khác nhau không thể định chung một tội danh được, cần phải được sửa đổi bổ sung.

3.2.2.2. Về xác định giai đoạn thực hiện tội phạm

Theo quy định của Bộ luật hình sự năm 1999: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết…” [27, Điều 94],như vậy tội giết con mới đẻ là cấu thành vật chất, hậu quả xảy ra là dấu hiệu bắt buộc để truy cứu trách nhiệm hình sự. Tức là cho dù chủ thể thực hiện hành vi khách quan là giết hay vứt bỏ, với lỗi cố ý gián tiếp hay cố ý trực tiếp thì nếu hậu quả chết người xảy ra cũng không ảnh hưởng đến việc định tội danh, họ đều sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này. Tuy nhiên, nếu trường hợp hậu quả giết người không xảy ra, như người mẹ đã thực hiện hành vi giết mà đứa trẻ không chết, vứt bỏ đứa trẻ nhưng có người khác nhặt về nuôi thì vấn đề trách nhiệm hình sự ở đây giải quyết thế nào?. Có xem xét tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt không?.

Theo tác giả Đinh Văn Quế trong Bình luận Bộ luật hình sự 1999 phần các tội phạm, thì có ý kiến của nhà nghiên cứu cho rằng: “Nếu đứa trẻ không chết thì chưa cấu thành tội giết con mới đẻ và như vậy tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt” [23, tr.95]. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, nếu hành vi giết hoặc vứt bỏ nhưng đứa trẻ không chết hoặc người mẹ chưa kịp thực hiện hành vi đó đã bị phát hiện thì có thể xem xét trách nhiệm hình sự ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặc hạm tội chưa đạt. Cũng có ý kiểm cho rằng trong trường hợp đứa trẻ chưa chết cần phân biệt: Nếu lỗi của người phạm tội là cố ý trực tiếp thì người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ và thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu lối của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp thì người phạm tội chỉ có thể phải chịu

trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (nếu họ gây ra hậu quả thương tích hoặc tổn hai cho sức khỏe của đứa trẻ để cấu thành tội này). Trong trường hợp vứt bỏ con mới đẻ do lỗi cố ý gián tiếp nên chỉ bọ coi là tội phạm và là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả đứa trẻ chết xảy ra. Nếu không dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì không bị coi là có tội và cũng không bị coi là phạm tội chưa đạt [1, tr.9].

Có nhà nghiên cứu cho rằng giết người là tội phạm có cấu thành vật chất, tức là tội phạm chỉ được coi là hoàn thành khi đã có hậu quả chết người xảy ra và thỏa mãn điều kiện về mối quan hệ nhân quả. Tuy nhiên khác với tội giết người tại Điều 93 của Bộ luật hình sự, ở tội giết con mới đẻ cũng là tội phạm có cấu thành vật chất nhưng chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đã gây ra hậu quả chết người (đứa trẻ chết) và nếu đứa trẻ chưa chết thì không cấu thành tội phạm này. Khoản 1, Điều 94 bộ luật hình sự quy định rõ hành vi phải dẫn đến đứa trẻ chết; như vậy hậu quả đứa trẻ chết là dấu hiệu bắt buộc, vì vậy vấn đề chuẩn bị phạm tội hay phạm tội chưa đạt không đặt ra. Mặt khác, đây là tội phạm có hình phạt nhẹ, tội phạm ít nghiêm trọng theo Điều 17, Bộ luật hình sự thì trách nhiệm hình sự cũng không đặt ra [52].

Như vậy, hiện nay các quan điểm về vấn đề này còn có nhiều tranh cãi. Ví dụ: Bùi Thị Lan, sinh ngày 12/06/1992 tại Quảng trị. Năm 2009, Lan vào thành phố Hồ Chí Minh làm công nhân, tạm trú tại phường Phước Long B, quận 9. Trong thời gian làm việc, Lan có quan hệ yêu đương với anh H.D.N (27 tuổi), bộ đội đóng quân tại sân bay Biên Hòa – Đồng Nai. Sau một thời gian yêu đương, Lan có thai, nhưng do mâu thuẫn với anh N nên hai người chia tay. Sau khi sinh đứa trẻ tại phòng trọ, trong hoàn cảnh đơn chiếc, lo sợ dư luận và bế tắc Lan đã bỏ đứa bé vào túi nilon, cột quai và vứt ra phía sau vườn của khu nhà trọ. Đứa trẻ đã được người dân tìm thấy và đưa đi bệnh viện kịp thời nên được cứu sống. Qua điều tra, công an quận 9, thành phố Hồ

Chí Minh nhận đinh: Đây là vụ giết con mới đẻ do Bùi Thị Lan thực hiện với lỗi cố ý gián tiếp do bị ảnh hưởng bởi tư tưởng lạc hậu và trong hoàn cảnh đơn chiếc, lo sợ dư luận và bế tắc. Tuy nhiên về ý thức chủ quan thì Lan không mong muốn cháu bé sẽ chết, thể hiện rõ Lan chỉ cột hai quai nilon lại với nhau để có không khí vào, trong vòng hai giờ bị bỏ rơi đứa trẻ vẫn sống. Vị trí để đứa bé sát sau nhà thuận lợi có người quan lại dễ phát hiện để cứu đứa trẻ. Vì vậy, xét về mặt dấu hiệu pháp lý, việc đứa trẻ mới đẻ bi giết hoặc bị vứt bỏ phải bị chết thì người mẹ mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh này. Trong trường hợp này, cơ quan điều tra theo quan điểm là tội giết con mới đẻ không có trường hợp phạm tội chưa đạt nên đã không khởi tố vụ án hình sự. Tuy nhiên, Công an quận 9 đề nghị Công an phường Phước Long B cần có biện pháp quản lý giáo dục đối với Lan trước đoàn thể, chi hội về hành vi nhẫn tâm của người mẹ trẻ này [52].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)