Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 81 - 88)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

3.3. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả đấu tranh

3.3.1. Hoàn thiện pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ

Để đáp ứng yêu cầu hoàn thiện quy định của pháp luật về Tội giết con mới đẻ theo tinh thần của cải cách tư pháp và yêu cầu đấu tranh phòng, chống lạo tội phạm này trong thời gian tới; từ thực tiễn xét xử thấy cần hoàn thiện một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, cần rà soát lại toàn bộ các hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề xử lý đối với người phạm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói chung và tội giết con mới đẻ nói riêng. Loại bỏ những quy định chồng chéo và mâu thuẫn nhau. Từ đó, sửa đổi bổ sung một số quy định nhằm nâng cao hơn nữa tính khả thi của pháp luật trong đời sống theo hướng đã nêu trên phần 2 chương 3. Đồng thời hiện nay việc hướng dẫn thi hành các quy định của pháp luật về tội giết con mới đẻ ngoài Nghị quyết 04/HĐTP

chưa có văn bản hướng dẫn nào khác. Cần phải ban hành các văn bản hướng dẫn để việc áp dụng pháp luật được thực hiện tốt nhất. Ngoài việc đưa vào pháp luật những hành vi nào bị xử lý và hình thức xử lý thì cũng cần quy định thêm những chế tài cũng như các biện pháp để đảm bảo thực hiện các quyết định xử lý trên thực tế. Do hiện nay tình trạng các bà mẹ trẻ bỏ rơi, giết con mới đẻ diễn ra nhiều hơn, tuy nhiên có một số trường hợp đứa trẻ được may mắn được cứu sống người mẹ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ. Chính vì vậy phải có những hình phạt thích đáng nhằm nâng cao tính răn đe người dân.

Thứ hai, khi xây dựng các quy định về vấn đề xử lý vi phạm phạm đối với người phạm tội giết con mới đẻ cần quan tâm đến ba mục đích chính là giáo dục, phòng ngừa và răn đe. Không nên áp đặt ý chí chủ quan của nhà làm luật mà nên xem xét liệu các quy định đó có phù hợp với đời sống xã hội hay không, nó có khả thi khi đưa vào thực hiện hay không. Để đạt được điều này, thì trình độ và năng lực của các cơ quan xây dựng luật pháp cũng phải được nâng cao, đảm bảo sự tham gia rộng rãi của các bộ ngành, các thành viên chính phủ trong quá trình trình soạn thảo thông qua dự án luật.

Khắc phục tính hình thức trong việc tổ chức lấy ý kiến về các sửa đổi bổ sung dự án luật, phải tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân đối với các dự thảo luật nói chung và luật hình sự nói riêng. Cần đa dạng hóa các hình thức lấy ý kiến của nhân dân về dự thảo luật trong quá trình xây dựng như thông qua internet, báo viết, báo nói, các buổi truyền thông lưu động, nói chuyện chuyên đề tại địa phương, các cuộc thi tìm hiểu….

Có như vậy thì chúng ta mới xây dựng được những văn bản pháp luật phù hợp với tình hình xã hội, đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển của xã hội, hợp lòng dân thì việc người dân nghiêm chỉnh chấp hành là điều chắc chắn thực hiện được.

Thứ ba, cần quy định rõ hơn về vấn đề định tội danh trong tội giết con mới đẻ. Theo điều luật thì việc giết con mới đẻ được thực hiện bằng hai hành vi khách quan là giếtvứt bỏ, và người mẹ nào… dù có hành vi giết con mới đẻ hay hành vi vứt bỏ con mới đẻ đều bị xét xử cùng tội danh – Tội giết con mới đẻ rõ ràng là không chính xác. Hành vi giết con mới đẻ và hành vi vứt bỏ con mới đẻ là hai loại hành vi khác nhau và vì nó có sư khác nhau nên nhà làm luật mới có sự phân biệt chúng ngay trong quy định của điều luật Người mẹ nào…mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó... Quy định này cũng tương tự như hành vi được quy định trong Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1999: Người nào xúi giục làm người khác tự sát hoặc giúp người khác tự sát…nhưng hành vi xúi giục và hành vi giúp người khác tự sát được luật quy định là hai tôi phạm khác nhau nên ngay trong tên gọi của Điều 101 Bộ luật hình sự năm 1999 – Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát [20, tr.9]. Hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ không chỉ khác nhau ở chính hành vi mà còn khác nhau cả về hình thức thực hiện hành vi ấy. Nhưng hiện nay, chưa có sự phân biệt rành mạch hai trường hợp phạm tội này của các cơ quan xét xử cũng như trong các tài liệu giảng dạy luật hình sự. Tuy nhiên Bộ luật hình sự 1999 cũng như Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 cũng chưa có những sửa đổi phù hợp. Điều này dẫn đến những nhận thức không thống nhất trong việc áp dụng pháp luật. Vì vậy cần quy định trong luật hình sự Việt Nam hành vi giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ của người mẹ do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt là những tội phạm độc lập theo một trong hai hướng sau đây [1, tr.10]:

- Tách hành vi giết con mới đẻ và vứt bỏ con mới đẻ thành những tội phạm độc lập và quy định chúng trong các điều luật riêng.

- Bổ sung vào tên tội danh ở Điều 94, Bộ luật hình sự năm 1999 – Tội giết con mới đẻ ba chữ hoặc vứt bỏ như sau: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ

như sau: Tội giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ con mới đẻ [1, tr.10].

Ngoài ra cũng có một số ý kiến cho rằng, hành vi vứt bỏ rốt cuộc thì cũng là hành vi giết bởi dù hình thức thực hiện như thế nào đi nữa thì hậu quả mà người mẹ mong muốn đạt đến là cái chết của đứa trẻ và khi hậu quả này này xảy ra thì tội phạm sẽ hoàn thành. Bởi vậy, trong điều luật không cần có hai chữ vứt bỏ mà chỉ cần chữ giết là được. Tuy nhiên, theo người nghiên cứu quan điểm như vậy chưa phù hợp vì việc quy định hành vi là vứt bỏ còn liên quan đến vấn đề xác định lỗi, giai đoạn thực hiện tội phạm… nếu hậu quả đứa trẻ chết không xảy ra. Các hành vi sẽ có tội danh riêng phù hợp với phần quy định của điều luật và trong thực tế hành vi giết con mới đẻ sẽ có tội danh là tội giết con mới đẻ, hành vi vứt bỏ con mới đẻ sẽ có tội danh là vứt bỏ con mới đẻ nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác mà cấu thành tội phạm này đòi hỏi [1, tr.9-10].

Thứ tư, quy định rõ hơn về giai đoạn thực hiện tội phạm. Pháp luật cần có quy định cụ thể hơn, đó là trong những trường hợp người mẹ phạm tội với lỗi cố ý gián tiếp thì sẽ không có giai đoạn phạm tội chưa đạt và sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ. Còn đối với trường hợp lỗi cố ý trực tiếp thì theo ý kiến của người nghiên cứu, người mẹ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt (Khoản 3 - Điều 52, Bộ luật hình sự 1999). Lỗi cố ý trực tiếp ở đây có thể là hành vi giết, cũng có thể là hành vi vứt bỏ, chứ không phải chỉ là hành vi giết mới là lỗi cố ý trực tiếp. Bởi khi người mẹ vứt bỏ đứa con của mình ở một nơi mà cái chết gần như chắc chắn sẽ xảy ra, đồng thời họ thực sự mong muốn hậu quả chết người xảy ra, thì lúc này không thể coi đây là hành vi vứt bỏ nữa mà phải xem đây là hành vi giết người mới chính xác.

Bởi vậy, luật hình sự cần có văn bản hướng dẫn chi tiết thêm về vấn đề này, đặc biệt với trường hợp vứt bỏ con mới đẻ. Hành vi vứt bỏ với lỗi cố ý

gián tiếp nếu hậu quả chết người không xảy ra thì không cấu thành tội phạm, còn hành vi vứt bỏ với lỗi cố ý gián tiếp nếu hậu quả chết không xảy ra thì việc xử lý sẽ tương tự hành vi giết đó là người mẹ sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự ở giai đoạn phạm tội chưa đạt. Việc quy định như thế sẽ không để lọt tội phạm và phù hợp với thực tế. Khi mà một người về lý trí, nhận thức rất rõ và thấy trước được hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết và về ý chí, họ mong muốn hậu quả đó xảy ra thì nếu không truy cứu trách nhiệm hình sự họ về hành vi mà họ đã thực hiện thì rất dễ xảy ra việc họ thực hiện hành vi đó lần thứ hai.

Trong thực tế, đối với những trường hợp người mẹ phạm tội giết con mới đẻ với lỗi cố ý gián tiếp mà nếu hậu quả chết người chưa xảy ra (được người khác nhặt về nuôi nên đứa trẻ không chết, hoặc có thể đã bị côn trùng, súc vật ăn một phần cơ thể nhưng do được phát hiện và cứu chữa kịp thời nên đã không chết) nếu xét thấy trường hợp phạm tội rơi vào Điều 94 thì sẽ không truy cứu và đứa trẻ sẽ được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Quy định như vậy là hoàn toàn hợp lý, bởi về ý chí người phạm tội lúc này học không mong muốn hậu quả xảy ra, tuy họ để mặc và chấp nhận rủi ro nhưng xét đến cùng thì cũng vì họ dã gặp hoàn cảnh khó khăn, cùng với thái độ tâm lý về hành động của họ là không quyết liệt thực hiện hành vi phạm tội nên không cần thiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ. Còn đối với trường hợp cố ý trực tiếp, thái độ tâm lý của người phạm tội đối với hành vi là quyết liệt, và thực sự mong muốn hậu quả đứa trẻ chết xảy ra. Việc đứa trẻ không chết là do nguyên nhân khách quan nằm ngoài mong muốn của họ, bởi vậy tuy hậu quả chết người không xảy ra nhưng người thực hiện hành vi phạm tội vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ ở giai đoạn phạm tội chưa đạt và chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

định ở Điểm b, Khoản 1, Phần II, Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì con mới đẻ được xác định là

đứa trẻ được sinh ra trong vòng bảy ngày trở lại. Việc quy định như thế nào cho hợp lý, con mới đẻ là 7 ngày tuổi hay một tháng, là vấn đề được các nhà làm luật nghiên cứu và quy định cụ thể trong luật để tránh những sai sót trong việc áp dụng luật và thực tế.

Đồng thời, pháp luật cần quy định hành vi giết đứa trẻ ở giai đoạn đang sinh con cũng là hành vi phạm tội. Một số nước như Nga, Thụy Điển cũng có quy định như thế. Điều 106 Luật hình sự Nga quy định: Người mẹ giết con mới đẻ trong và sau khi sinh…. Còn theo Điều 3, Chương 3 Các tội xâm phạm tính mạng và sức khỏe của con người của Bộ luật hình sự Thụy Điển thì:

Người mẹ nào giết con mới đẻ hoặc vào thời điểm sinh con…. Như vậy theo luật hình sự Nga và Thụy Điển thì con mới đẻ bao gồm những đứa trẻ đang trong quá trình sinh nở và sau khi sinh là đối tượng tác động của tội phạm này. Ở Việt Nam, theo tinh thần của Nghị quyết 04/HĐTP ngày 29/11/1986 thì việc thời điểm bắt đầu sự sống của con người khi đứa con đó sinh ra tách khỏi cơ thể người mẹ. Như vậy sẽ để lọt tội phạm trong trường hợp hành vi giết con mới đẻ, hoặc hành vi giết người được thực hiện khi đứa trẻ đang trong giai đoạn sinh ra. Bởi vậy, pháp luật cần có quy định cụ thể về thời điểm bắt đâu sự sống của con người cho phù hợp để có cơ sở xử lý nghiêm minh hành vi phạm tội.

Thứ sáu, tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với tội giết con mới đẻ. Vấn đề này đã được các các nhà làm luật đề cập đến trong dự thảo sửa đổi bổ sung bộ luật hình sự năm 2015. Bộ Tư pháp cùng Chính phủ trình dự thảo Bộ luật hình sự (sửa đổi) xin ý kiến toàn dân về việc tăng nặng trách nhiệm hình sự với tội giết con mới đẻ. Cụ thể tại Điều 124, dự thảo sửa đổi bổ sung luật hình sự năm 2015 quy định: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư

tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ đó chết thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm” [6, Điều 124]. Tuy nhiên có không ít luồng dư luận xung quanh đề nghị này.

Việc dự thảo sửa đổi tăng mức hình phạt tù từ hai năm lên 5 năm là phù hợp. Tăng mức hình phạt để nâng cao tính răn đe, hạn chế tội phạm giết con hoặc vứt bỏ con. Tuy nhiên, Dự thảo luật đưa vào quy định mức hình phạt chung cho cả hai hành vi vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết và “giết con mới đẻ” là chưa hợp lý [52]. Bởi:

Cần phân biệt hai tình huống: một là, nếu người mẹ vứt bỏ đứa trẻ, chỉ coi là phạm tội khi hành vi đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Điều này khác biệt với trường hợp người mẹ có hành vi giết con bằng cách nào đó (không phải bằng cách vứt bỏ), khi ấy, dù đứa trẻ sống hay chết, người mẹ ấy cũng phạm tội giết con [52]. Do đó, đề nghị có những quy định cụ thể và có mức hình phạt riêng tương xứng, thích hợp cho từng trường hợp, trong đó TNHS đối với hành vi “vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết” sẽ quy định nhiều mức hình phạt cụ thể: đối với trường hợp đứa trẻ không chết, không chết nhưng bị thương tật và trường hợp đứa trẻ chết” [52].

Tại Điều 124 của Dự thảo BLHS năm 2015, tội giết con mới đẻ quy đinh: “Người mẹ nào do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh khách quan đặc biệt mà giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa trẻ đó dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết thì bị phạt tù từ hai năm đến 5 năm” [6, Điều 124], vô hình chung đã đánh đồng hai loại tội phạm khác biệt vào cùng một khung hình phạt. Dù không giết con, nhưng hành vi vứt con mới đẻ, trong bất kỳ trường hợp nào (như cách người ta thường biện bạch: bị áp lực, mặc cảm với gia đình, sợ dư luận, nghĩ quẩn vì bị bỏ rơi...) cũng là sự xâm phạm nghiêm

trọng quyền con người, quyền trẻ em [52].

Theo hướng sửa đổi, người nghiên cứu thấy nên quy định Điều 124 thành hai tội: tội vứt bỏ con mới đẻ, gồm: vứt bỏ con mới đẻ nhưng không dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết; và, vứt bỏ con dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết; và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)