Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 76)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con

KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT, NÂNG CAO HIỆU QUẢ

ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

3.1. Thực trạng áp dụng pháp luật hình sự đối với tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước đẻ trên địa bàn cả nước

Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, trái pháp luật hình sự, mang tính giai cấp và thay đổi theo quá trình lịch sử, được thể hiện ở tổng hợp các tội phạm cụ thể đã xảy ra trong xã hội và trong một khoảng thời gian nhất định. Trong những năm gần đây, tình hình tội phạm giết con mới đẻ có chiều hướng gia tăng, có rất nhiều vụ việc vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến cái chết thương tâm của đứa trẻ gây ra làn sóng dư luận không tốt, lên án mạnh mẽ về hành vi phạm tội này.

Những ảnh hưởng của tàn dư trong xã hội cũ cũng như việc tiếp thu không có chọn lọc những luồng văn hóa đang tràn lan vào Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau đã dẫn đến một bộ phận dân cư có tư tưởng lối sống trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục và truyền thống tốt đẹp của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt là hiện tượng coi thường pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân với nhiều nguyên nhân đến từ sự nghèo đói, sự bất mãn chính trị, bị lôi kéo, dụ dỗ… làm gia tăng tội phạm, tội giết người nói chung và tội giết con mới đẻ nói riêng.

Nhận thức được sự cần thiết phải đấu tranh với loại tội giết con mới đẻ trong tình hình mới, các cơ quan Tư pháp trên địa bàn cả nước đã thực hiện nhiều biện pháp quan trọng đối với loại tội phạm này và đạt được những kết

quả nhất định trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, về hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố. Từ năm 2010 - 2014, các cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án đã phát hiện khởi tố, điều tra, truy tố nhiều vụ án giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước với số liệu được thống kê trong bảng 3.1.

Bảng 3.1: Thống kê số lượng vụ án về tội giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước giai đoạn 2010 – 2014

Năm Thụ lý Đã xét xử Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo 2010 2 4 1 1 2011 2012 3 4 2 2 2013 4 6 4 6 2014 6 8 4 4 Tổng 15 22 11 13

(Nguồn: Bộ Tư pháp (2015), Báo cáo tổng kết thực tiễn thi hành bộ luật hình sự, Hà Nội).

Năm 2010 trên địa bàn cả nước thụ lý 02 vụ án về tội giết con mới đẻ với 04 bị cáo. Số lượng vụ án đã được đưa ra xét xử là 01 vụ án với 01 bị cáo. Nhưng đến năm 2011 trên địa bàn cả nước không có số liệu phản ánh tình hình loại tội phạm này. Tiếp theo đó trong các năm 2012, 2013, 2014 thì số lượng vụ án được Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn ca nước thụ lý và đưa ra xét xử còn khiêm tốn, nhưng có xu hướng tăng dần qua tầng năm cả số vụ án và số bị cáo.

Hầu hết cả vụ án và các bị can bị khởi tố thì đều bị Viện kiểm sát truy tố và đều bị đưa ra xét xử sơ thẩm. Năm 2010 là năm đầu tiên để tính đơn vị nghiên cứu, trên địa bàn cả nước chỉ xảy ra 02 vụ án với 04 bị cáo. Đến năm 2012 trên địa bàn cả nước thụ lý 03 vụ án về tội này với 04 bị cáo, tăng 01

vụ so với năm 2010 và tăng 03 vụ trong khi năm 2011 không thụ lý vụ án nào. Với loại tội chiếm tỉ lệ án nhỏ trong tổng số vụ án xảy ra trên địa bàn cả nước tăng 03 vụ với 04 bị cáo trong vòng 01 là khá nhiều. Tới năm 2013 số lượng vụ án giết con mới đẻ trên địa bàn cả nước thụ lý là 04 vụ với 06 bị cáo, tăng 01 vụ so với năm 2012 và gấp hai lần so với năm 2010 về loại tội này. Năm 2014, số lượng vụ án trên địa bàn cả nước về tội giết con mới đẻ là 06 vụ với 08 bị cáo, tăng 02 vụ so với năm 2013 và số vụ và số bị can tăng gấp ba lần năm 2010.

Thứ hai, về hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo bị đưa ra xét xử từ năm 2010 đến năm 2014

Về hình phạt được áp dụng mà các Tòa đưa ra trong quá trình xét xử cũng phù hợp với quy định của Luật vừa đảm bảo yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm. Do tính chất đặc biệt về chủ thể thực hiện hành vi của tội giết con mới đẻ là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân. Dưới góc độ xã hội, họ là những nạn nhân của những tư tưởng lạc hậu, của những hoàn cảnh khách quan đặc biệt khó khăn không thể nuôi dưỡng nạn nhân- những đứa trẻ mới sinh. Bên cạnh đó, yếu tố tâm lý trong quá trình mang thai và sau sinh của bị cáo cũng là yếu tố trong quá trình truy tô, xét xử Viện kiểm sát và Tòa án cần quan tâm đến như là tình tiết giạm nhẹ khi quyết định hình phạt áp dụng. Chính vì vậy, xuất phát từ bản chất nhân đạo của pháp luật xã hội chủ nghĩa, Luật hình sự quy định áp dụng hình phạt nhẹ hơn đối với người phạm tội và quy định những điều kiện chặt chẽ khi xử lý hình sự về tội này. Trong vòng năm năm từ năm 2010 đến 2014 số vụ án về tội giết con mới đẻ được đưa ra xét xử 11 vụ với 13 bị cáo nhưng chỉ có 03 bị cáo bị phạt tù dưới 03 năm tù còn lại 10 bị cáo bị phạt cải tạo không giam giữ và hưởng án treo. Như vậy ta có thể thấy sự khoan hồng của pháp luật đối với những người mẹ phạm tội giết con mới đẻ [5, tr.2].

Thứ ba, về đối tượng thực hiện tội phạm, qua quá trình điều tra, truy tố xét xử về tội giết con mới đẻ phát hiện đối tượng thực hiện tội phạm này gồm hai đối tượng chính: (i) Một là, những bà mẹ trẻ tuổi vị thành niên do chưa có nhận thức về xã hội về pháp luật có thai ngoài ý muốn, không vượt qua được dư luận của xã hội và gia đình về việc chưa kết hôn đã có con nên thực hiện hành vi giết người; (ii) Hai là, những bà mẹ bị ảnh hưởng nặng nề bởi tư tưởng lạc hậu, bà mẹ đơn thân do hận tình hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn cùng quẫn dẫn đến hành vi giết con mới đẻ. Nhân thân người phạm tội giết con mới đẻ tỷ lệ giới tính nữ là 100%, tội giết con mới đẻ có chủ thể phạm tội đặc biệt là nữ giới, phải là người mẹ trực tiếp sinh đứa trẻ đó, nếu không phải là nữ giới là người mẹ trực tiếp sinh đứa trẻ ra mà giết đứa trẻ thì sẽ bị xử lý theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự về tội giết người.

Ví dụ: Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, tối ngày 27/07/2013, Bảo đi uống rượu về và có lời qua tiếng lại với chị Trần Thị Hột, hai người đã làm đám cưới, chung sống với nhau như vợ chồng như chưa đăng ký kết hôn. Trong lúc tức giận chị Hột nói với bảo bé gái vừa sinh 4 ngày tuổi không phải con của Bảo. Nghe vậy, Bảo nổi nóng và quát không phải con tao thì tao giết. Lập ức Bảo lao vào giường giật cháu bé lên rồi thẳng tay ném xuống nền nhà, ở khu nhà bếp. Sau khi chị Hột kêu cứu người thân đã bồng cháu bé sang nhà bên cạnh nhưng bảo vẫn tiếp tục giằng lấy cháu bé. May mắn cháu bé thoát chết. Bảo bị truy tố về tội giết người theo quy định tại Điều 93 bộ luật hình sự. Tại phiên xét xử sơ thẩm ngày 08/04/2014, theo bản án hình sự sơ thẩm số 32/2014/HSST Tòa án nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã tuyên phạt bị cáo Hoàng Trọng Bảo 9 năm tù về tội giết người. Như vậy trong vụ án này, chủ thể thực hiện hành vi phạm tội với đứa con mới đẻ không phải là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ mà là bố đứa trẻ. Chính vì vậy chủ thể thực hiện hành vi phạm tội trong vụ án trên bị truy

tội giết con mới đẻ theo quy định của Điều 94 [36, tr.1-4].

Một trong những vụ án đại diện cho nhóm đối tượng thứ nhất nhưng người mẹ trẻ phạm tội giết con mới đẻ từng gây làn sóng dư luận trong xã hội cả nước hồi giữa tháng 06 năm 2013.

Ví dụ: Lê Phương Mai sinh năm 1994. Trú tại: Xóm Thống Nhất, thôn Đặng Giang, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa, Hà Nội. Theo nội dung bản cáo trạng, Lê Phương Mai bị Viện kiểm sát nhân dân huyện Ứng Hòa truy tố về hành vi phạm tội giết con mới đẻ. Với tình tiết vụ án: Lê Phương Mai là sinh viên trường cao đẳng sư phạm trung ương ở Hà Nội, khi biết mình có thai; Mai đã rất xấu hổ, giấu gia đình, bạn bè và có ý định sinh con sẽ bỏ con đi để không ai biết. Mai đã tự sinh con ở nhà rồi bỏ con vào túi nilon vứt ra ao cá phía sau nhà. Bản án số: 107/2013/HSST ngày 24/11/2013 tuyên bố bị cáo Lê Phương Mai phạm tội “Giết con mới đẻ” áp dụng Điều 94; điểm p,k khoản 1, khoản 2 Điều 46, Điều 31 – BLHS. Xử phạt: Lê Phương Mai – 20 (Hai mươi) tháng cải tạo không giam giữ. Giao cho Ủy ban nhân dân xã Hòa phú, huyện Ứng hòa, thành phố Hà Nội giám sát, giáo dục bị cáo Lê Phương Mai trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ [35, tr.1-4].

Đây là một vụ án điển hình của đối tượng phạm tội thứ nhất là những người mẹ trẻ, thiếu kiến thức xã hội và pháp luật, suy nghĩ tư tưởng lạc hậu sợ dư luận xã hội, xấu hổ với gia đình và bàn bè về việc chưa có chồng mà đã có thai đã có hành động trái pháp luật, hậu quả phải chịu án phạt của pháp luật và tòa án lương tâm.

Một vụ án đại diện điển hình cho đối tượng thứ hai người mẹ do hận tình thực hiện hành vi giết con mới đẻ đã gây rất nhiều phẫn nộn trong dư luận xã hội đó.

Ví dụ: Vụ án giết con mới đẻ của bị cáo Đinh Thị Từ sinh năm 1974, thường trú tại Xóm Y Ry, thôn Ra Nhua, huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi.

Theo cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân huyện Sơn Tây thì bị cáo Đinh Thị Từ có quen biết và phát sinh tình cảm với người đàn ông tên Dũng – công nhân thủy điện Đăk Rin đóng tại xã Sơn Tân, huyện Sơn Tây. Khi biết mình có thai mà anh Dũng không quan tâm chị Từ không bỏ được thai vì quá lớn. Chị Từ đã tự mình sinh con tại bụi cây sau nhà, sinh con xong Đinh Thị Từ đã dùng chân phải hất ba bốn hòn đá to bằng cổ tay vào mặt và bụng đứa con mới đẻ của mình, sau đó Đinh Thì Từ còn dùng tay phải nắm cổ, tay trái nắm hai bàn chân dơ lên cách mặt đất khoảng 01m đập xuống nền đất đá rồi bỏ về nhà để mặc cho những đứa trẻ chết. Ngày 31/05/2013, Tòa án nhân dân huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi mở phiên xét xử lưu động sơ thẩm vụ án hình sự “Giết con mới đẻ” theo quy định tại điều 94 BLHS đối với bị cáo Đinh Thị Từ. Theo đó, bản án sơ thẩm số 98/HSST ngày 31/05/2013 của hội đồng xét xử áp dụng điểm h, p khoản 1 Điều 46; Điều 60 Bộ luật hình sự tuyên phạt bị cáo Đinh Thị Từ 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo và thử thách là 36 tháng kể từ ngày 31/05/2013 [34, tr.1-4].

Đây là một vụ án điển hình bị cáo sống trong hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh khách quan đặc biệt, thất học, ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu, suy nghi lệch lạc và thiếu hiểu biết về mặt pháp luật dẫn đến hành vi phạm tội giết đứa con mới đẻ của mình.

Ngoài vụ án của bà Đinh Thị Từ còn một vụ án khác tạo nên sự phẫn nộn dư luận cả nước vào năm 2011.

Ví dụ: Ngày 24/02/2012, Tòa án nhân dân huyện Cư M’gả - Đắk LắK đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Trần Thị Thành về hành vi giết con mới đẻ với tình tiết vụ án ghi tại cáo trạng: Khoảng 10 giờ ngày 03/09/2011, Trần Thị Thành thấy đau bụng nên ra vườn cà phê đi vệ sinh, biết mình sắp sinh nhưng Thành không đi vào nhà hay báo ai biết mà nằm lại vườn cà phê. Sau đó, Thành sinh một bé trai nhưng bỏ mặc rồi vào nhà ngủ. Đến khoảng 16

giờ cùng ngày, bà Vang Thị Loan, hàng xóm của Thành, đi làm rẫy về phát hiện trong lo cà phê nhà mình có tử thi trẻ sơ sinh mất một cánh tay trái, phần bụng dưới và hai chân. Bà Loan lấy khăn quấn thi thể cháu bé mang về rồi báo công an. Tại phiên tòa xét xử ngày 24/02/2012, Theo bản án số 15/2012/HSST, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Trần Thị Thành 01 năm tù cho hưởng án treo [32, tr.1-4].

Thứ tư, về độ tuổi theo thống kê từ những vụ án xảy ra thực tế trên địa bàn cả nước từ 2010 đến 2014 thì không có trường hợp người phạm tội giết con mới đẻ nào có độ tuổi từ 14 đến 16 tuổi và trường hợp tội phạm được thực hiện ở độ tuổi từ 16 đến 18 tuổi. Tất cả trường hợp phạm tội đều ở độ tuổi từ 18 tuổi đến 40 tuổi đều đạt đổ tuổi trưởng thành, nhận thức được đầy đủ hành vi của mình là đúng hay sai và hậu quả hành vi gây ra [37].

Tuy nhiên hiện nay những vụ việc bỏ rơi trẻ sơ sinh khi mẹ vẫn đang trong độ tuổi từ 16 đến 18 xuất hiện nhiều nhưng rất may những đứa trẻ đó được cứu sống nên người mẹ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ.

Ví dụ: Ngày 10/11/2012, người dân phát hiện một cháu bé mới sinh người tím ngắt, bị nhét trong chiếc cặp học sinh bên đường Tôn Thất Thuyết (quận 4, thành phố Hồ Chí Minh). Cùng thời điểm bệnh viện tiếp nhận trường hợp nữ bệnh nhân tên Thanh bị nhiễm trùng vùng kín sau sinh. Gia đình đã xác nhận Thanh là mẹ đứa trẻ. Được biết Thanh sinh năm 1997 là học sinh lớp 10 của một trường THPT tại quận 4. Do quan hệ tình dục dẫn đến hậu quả Thanh mang thai sợ gia đình và hàng xóm dị nghị, Thanh đã vứt bỏ đứa trẻ ngay sau khi vừa sinh ra [47].

Thứ năm, nguyên nhân dẫn đến phạm tội giết con mới đẻ:

Do ảnh hưởng mặt trái của nền kinh tế thị trường, kinh tế phát triển đời sống của con người ngày được nâng lên. Việc tiếp cận với sách báo, thông tin

qua internet dễ dàng với giới trẻ, nhanh chóng ảnh hưởng bởi lối sống tây hóa khi mà bản thân chưa được trang bị nhiều kiến thức giới tính như trẻ vị thành niên ở các nước châu Âu phát triển. Dẫn tới tình trạng quan niệm về quan hệ tình dục trước hôn nhân thoáng hơn và hậu quả dẫn tới đó là có thai ngoài ý muốn. Do thiếu kiến thức về giới tính, thiếu kinh nghiệm sống, lo sợ dư luận, sợ gia định và bạn bè xa lánh dẫn đến việc giấu việc mình có thai tự sinh con rồi sau đó giết con do mình sinh ra.

Do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu. Nguyên nhân dẫn đến hành vi giết con mới đẻ này thường xảy ra đối với các huyện miền núi, những nơi còn tồn tại những phong tục tập quán lạc hậu, trọng nam khinh nữ, hoặc tin vào thầy mo của làng nếu nói đứa con sinh ra là ma họ sẵn sàng chôn sống đứa con mình mới sinh ra. Tuy nhiên trong những năm gần đây, những vụ án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 66 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)