Mặt khách quan của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 49)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ

2.1.2. Mặt khách quan của tội phạm

Tội phạm là hành vi của con người, là thể thống nhất giữa những diễn biến tâm lý bên trong của người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và những biểu hiện diễn ra bên ngoài mà ta có thể nhận biết trực tiếp bằng các giác quan. Những biểu hiện của tội phạm ra bên ngoài bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa

gắn liền với hành vi như: Công cụ, phương tiện, phương pháp, thủ đoạn phạm tội, thời gian, địa điểm và hoàn cảnh phạm tội. Tổng thể các biểu hiện trên đây tọa thành mặt khách quan của tội phạm. Như vậy, mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm bao gồm các dấu hiệu biểu hiện tội phạm diễn ra trong thế giới khách quan [8, tr.165].

Mặt khách quan của tội phạm là một trong bốn yếu tố của tội phạm. Không có mặt khách quan thì cũng không có các yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm. Việc nghiên cứu những tình tiết thuộc mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa đối với việc định tội, xác định mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội, xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người đã thực hiện hành vi đó, ngoài ra trong nhiều trường hợp việc nghiên cứu này có ý nghĩa trong việc xác định mặt chủ quan của tội phạm, trước hết là xác định lỗi cũng như đánh giá mức độ lỗi của người phạm tội.

Tội giết con mới đẻ cũng như tội giết người đều có cấu thành vật chất, các dấu hiệu thuộc mặt khách quan bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội, hậu quả nguy hiểm cho xã hội và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả. Khi có hậu quả nguy hiểm cho xã hội xảy ra, có mối quan hệ nhân quả với hành vi nguy hiểm thì tội phạm được coi là hoàn thành. Các dấu hiện khác như công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian, địa điểm không là dấu hiệu bắt buộc trong các cấu thành tội phạm, các dấu hiệu này thường được xác định làm dấu hiệu định khung tăng nặng của các tội phạm cụ thể [20, tr.195].

2.1.2.1. Hành vi nguy hiểm cho xã hội

“Hành vi nguy hiểm cho xã hội là xử sự cụ thể của con người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới dạng hình thức nhất định, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [8, tr.167].

mới đẻ nói riêng là hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của người khách một cách trái pháp luật - được hiểu là hành vi có khả năng gây ra cái chết cho con người, chấm dứt sự sống của họ. Hành vi này có thể được thể hiện bằng các hành động như đâm, chém, bắn… Đồng thời cũng có thể hiện bằng không hành động như người mẹ không cho con bú… Những hành vi không có khả năng này không thể là hành vi khách quan của tội giết người. Hành vi tước bỏ quyền sống của người khác là trái pháp luật mới cấu thành tội giết người, sẽ không coi là phạm tội giết người trong trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc thi hành bản án tử hình hay là gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết. Theo quy định của pháp luật hiện hành những hành vi tước bỏ quyền sống của người khác kể cả được sự đồng ý của nạn nhân đều là trái pháp luật [31, tr.15].

Giết con mới đẻ thực chất cũng là giết người, tức là hành vi trước đoạt tính mạng người khác một cách trái pháp luật. Khoản 1, Điều 94 quy định hai dạng hành vi là giết con mới đẻ hoặc vứt bỏ đứa dẫn đến đứa trẻ chết.

Dạng hành vi thứ nhất giết con mới đẻ. Ở dạng hành vi này, người mẹ có thể thực hiện dưới hai hình thức hành động hoặc không hành động. “ Hành đồng phạm tội là chủ thể làm một việc mà pháp luật cấm, qua đó làm thay đổi trạng thái bình thường của đối tượng tác động gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm” [8, tr.168]. Hành vi giết con mới đẻ thực hiện bằng hành động thể hiện như bóp cổ, thắt cổ, dìm xuống nước, đâm chết…

Ví dụ: Vụ án chị Nguyễn Thị L ở huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định sinh cháu Hạnh là đứa con ngoài giá thú, do bị gia đình, dòng tộc và làng xóm hắt hủi, không chịu đựng được sức ép của dư luận và những lễ giáo khắc nghiệt của gia đình, ngày 02/07/2000 chị đã bỏ cháu Hạnh vào một chiếc hộp caton rồi thả cháu Hạnh xuống con sông Đào chảy qua làng, sau đó chị L nhảy xuống sông tự sát. Những người đi làm đồng gần đó đã kịp thời phát hiện cứu sống được chị L còn cháu Hạnh đã chết, sau 03 mới tìm được xác (khi chết

cháu Hạnh được 06 ngày tuổi). Tòa án đã xử chị L về tội giết con mới đẻ (Điều 94 Bộ luật Hình sự năm 1999). Như vậy hành vi phạm tội của chị L được thực hiện dưới dạng hành động “giết”. Ở đây chị L không dùng vũ lực hay công cụ nào tác động vào cơ thể của đứa bé nhưng chị L đã có hành vi cho vào thùng caton thả xuống sống. Việc cho đứa trẻ mới sinh 06 ngày tuổi vào thùng caton thì hậu quả đứa trẻ chết là chắc chắn xảy ra [21, tr.21].

Không hành động phạm tội là chủ thể không làm hoặc làm không đầy đủ một việc mà pháp luật quy định phải làm mặc dù có đủ khả năng và điều kiện để thực hiện việc đó, làm biến đối trạng thái bình thường của đối tượng tác động, gây thiệt hại cho khách thể của tội phạm [8, tr.167].

Hành vi phạm tội được thực hiện bằng phương pháp không hành động như không cho con bú sữa dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết. Với thể trạng non nớt, vừa sinh ra trong vòng bảy ngày, trẻ vẫn chưa thể thích nghi với môi trường sống khi bị tách khỏi cơ thể mẹ. Chính vì vậy nếu không được chăm sóc chu đáo trẻ sẽ bị chết vì tác động của các yếu tố ngoại cảnh. Việc cố ý không chăm sóc trẻ dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết cũng được coi là phạm tội giết con mới đẻ dưới hình thức không hành động.

Dạng hành vi thứ hai vứt bỏ con mới đẻ dẫn đến đứa trẻ chết. Ở dạng hành vi ngày người mẹ không nhẫn tâm tự tay giết đứa con mình đứt ruột đẻ ra nên đã vứt bỏ con ở những nơi như: bệnh viện, cổng cô nhi viện, nhà chùa… dẫn đến đứa trẻ chết do bị đói, rét hoặc côn trùng, súc vật ăn thịt…. Xét cho cùng, hành vi vứt bỏ con mới để này cũng là một dạng hành vi không hành động phạm tội (không chăm sóc, không cho bú…). Ở dạng hành vi phạm tội này, tội giết con mới đẻ đòi hỏi phải có hậu quả chết người và lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý gián tiếp. Tuy nhiên, nếu hành vi vứt bỏ nhưng thái độ tâm lý của người mẹ là mong muốn đứa trẻ chết thì hành vi lúc này sẽ được xác định là giết và lỗi ở đây sẽ là lỗi cố ý trực tiếp.

2.1.2.2. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội

“Hậu quả của tội phạm là thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ” [8, tr.173].

Tội giết con mới đẻ là trường hợp đặc biệt của tội giết người, là tội phạm có cấu thành vật chất nên ngoài hành vi thì việc xác định hậu quả cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Các nhà làm luật cho rằng nếu chỉ có hành vi mà chưa có hậu quả xảy ra thì có nghĩa là mức độ nguy hiểm của tội phạm chưa cao, bởi tính nguy hiểm khách quan của tội phạm là ở chỗ tội phạm đã gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Sự gây thiệt hại này là một trong những nội dung biểu hiện của yếu tố mặt khách quan của tội phạm. Đó là hậu quả nguy hiểm cho xã hội – hậu quả của hành vi khách quan.

Hậu quả trong cấu thành của tội giết người nói chung, giết con mới đẻ nói riêng là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi phạm tội của người phạm tội gây ra. Hậu quả được quy định là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm tội giết người. Như vậy, tội giết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết người. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì nguyên nhân khách quan thì hành vi phạm tội bị coi là tội giết người chưa đạt hoặc cố ý gây thương tích, tùy thuộc vào lỗi của người phạm tội [41, tr.111].

Cũng như tội giết người, hậu quả chết người là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội giết con mới đẻ. Khi hậu quả đứa trẻ chết xảy ra thì tội phạm hoàn thành, lúc này tội phạm thể hiện đầy đủ tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội.

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Trang, quê ở Phú Thọ lên Hà Nội làm thuê chưa có chồng mà đã có con. Chiều ngày 30/10/2004, sau khi sinh con do hoảng sợ, lo lắng bị mọi người phát hiện, cộng với hoàn cảnh cuộc sống quá khó khăn túng quẫn, Trang đã nhét giấy vệ sinh vào miệng đứa trẻ cho

chết ngạt ròi để vào trong sọt rác tại nhà vệ sinh công cộng ở 281 Đội Cấn. Tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra nhận định đứa trẻ được sinh ra vài giờ trước còn khỏe mạnh nhưng đã chết ngạt vì giấy. Nguyễn Thị Trang bị xét xử tội danh giết con mới đẻ theo Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 [45].

Trong ví dụ trên, người mẹ đã có hành vi cố ý nhét giấy vào miệng đứa trẻ mới sinh nhằm làm đứa trẻ chết ngạt. Hậu quả đứa trẻ chết đã xảy ra là thời điểm tội phạm hoàn thành, tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đã thể hiện rõ. Người phạm tội bị xét xử theo quy định của pháp luật hình sự.

2.1.2.3. Mố i quan hệ nhân quả giữ a hành vi và hậ u

quả nguy hiể m cho xã hộ i

Một người chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi giữa hành vi khách quan đã thực hiện của họ và hậu quả nguy hiểm có mối quan hệ nhân quả với nhau, hay nói cách khác, hậu quả nguy hiểm do chính hành vi của họ gây ra. Đối với tội giết người thì mối quan hệ giữa hành vi và hậu quả là một dấu hiệu bắt buộc. Hành vi nguy hiểm cho xã hội của tội giết người nói chung cũng như tội giết con mới đẻ nói riêng được coi là nguyên nhân gây ra hậu quả chết người nếu thỏa mãn ba điều kiện: 1. Hành vi trái pháp luật phải xảy ra trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội xét về thời gian; 2. Hành vi trái pháp luật phải chứa đựng khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả nguy hiểm cho xã hội; 3. Những hậu quả nguy hiểm cho xã hội đã xảy ra phải do chinh hành vi trái pháp luật đã được thực hiện gây ra. Việc xác định chính xác mối quan hệ nhân quả này sẽ là cơ sở để buộc người có hành vi trước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người do mình gây ra [8, tr.177].

Ví dụ: Theo bản án hình sự sơ thẩm số 91/HS – ST ngày 18/9/2004 Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu: Ngày 19/08/2004 Tòa án nhân dân huyện Mộc Châu đã xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Thị Thanh Huyền với tội danh giết con mới đẻ. Trước Hội đồng xét xử, Huyền đã khai nhận trước khi vào làm công nhân tại công ty chè Đài Loan thuộc tiểu khu Cờ Đỏ - thị trấn Nông trường Mộc Châu (05/05/2004) bị cáo đã có thai nhưng không ai biết. Ngày 23/06/2004, Phạm Thị Thanh Huyền đã sinh một đứa trẻ khỏe mạnh tại vườn mận sau nhà. Nhưng sợ dư luận xã hội biết việc mình có con mà chưa có chồng, nên sau khi sinh, bị cáo quấn đứa trẻ trong một mảnh nilon rồi đặt lên cành mận để hôm sau quy lại chôn cất. Trong vụ án này, đứa con sinh ra khỏe mạnh, chính hành vi vứt bỏ con của Phạm Thị Thanh Huyền dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết do không được ủ ấm và khát sữa. Hành vi vứt bỏ con và hậu quả chết của đứa trẻ có mối quan hệ nhân quả với nhau nên bị cáo phải chịu trách nhiệm hình sự do hành vi mà mình đã gây ra [33, tr.1-4].

Đối với tội giết con mới đẻ cũng giống như tội giết người, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả thuộc mặt khách quan là điệu kiện cần thiết để có thể buộc người mẹ có hành vi trước đoạt trái pháp luật tính mạng của đứa con phải chịu trách nhiệm hình sự về hậu quả chết người xảy ra. Đồng thời để phân biệt rõ những trường hợp đứa trẻ sinh ra bị chết do những nguyên nhân khách quan như thể trạng yếu, bị bệnh, điều kiện sinh nở không hợp vệ sinh…. Thì nếu kết tội cho người mẹ là giết con mới đẻ thì sẽ dẫn đến oan sai. Ngoài ra, các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội (công cụ, phương tiên, phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội…) không phải dấu hiệu bắt buộc, nhưng có ý nghĩa nhất định trong việc định khung.

2.1.2.4. Những biểu hiện khác thuộc mặt khách quan của tội phạm

vứt bỏ đứa con mới sinh của mình dẫn đến hậu quả đứa trẻ chết phải là người mẹ chịu ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc hoàn cảnh khách quan đặc biệt. Theo tinh thần của Nghị quyết số 04 ngày 29/11/1986 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao thì ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu và hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác được hiểu như sau:

Ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu là ảnh hưởng của tư tưởng cũ, đã lỗi thời không còn phù hợp với quan niệm về cuộc sống, lối sống hiện đại, văn minh. Nói cách khác nó không phù hợp với đời sống đương thời [19].

Thực tiễn cho thấy thông thường những đứa trẻ bị mẹ giết hoặc vứt bỏ lúc mới đẻ đa số là con ngoài giá thú, cá biệt có trường hợp do ảnh hưởng của tư tưởng trọng nam khinh nữ mà người mẹ đã giết con mình. Tư tưởng lạc hậu ở đâu cũng có thể là sự lạc hậu tin vào bói toán, ma quỷ,thần thánh mà giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết.

Hoàn cảnh khách quan đặc biệt ở đây được hiểu là người mẹ giết hoặc vứt bỏ đứa trẻ dẫn đến đứa trẻ chết trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn sau khi sinh con như người mẹ không có khả năng nuôi con do bị mất sữa, bị bệnh nặng, bị nhiễm HIV hoặc trường hợp đứa con sinh ra không bình thường về tâm, sinh lý, thể chất như bị bệnh đao, tâm thần, bị quái thai, dị dạng… Ngoài ra, thực tiễn xét xử cũng coi là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi người phạm tội bị người tình ruồng bỏ, mang thai không ai biết và khó có khả năng nuôi dưỡng chăm sóc đứa trẻ một mình. Ngoài những trường hợp này, nếu vì những nguyên nhân khác thì không được coi là hoàn cảnh khách quan đặc biệt.

Ví dụ: Bà Nguyễn Thị Nam ở Diễn Châu, Nghệ An sinh được một cháu trai đặt tên là Trần Cao Thắng. Bà Nam nghiện rượu nặng nhiều lần say không kiềm chế được bản thân đã đánh chửi chồng con và đập phá đồ đạc. Này 01/02/2002 bà Nam uống rượu say nên bị chồng đánh, cháu Thắng khóc đòi bú mẹ, bà Nam dỗ mãi không nín, liền lấy tay bịt miệng

cháu cho đến khi cháu Thắng tắt thở mới thôi. Lúc đó cháu Thắng mới 6

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)