Chủ thể của tội phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 55)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

2.1. Các dấu hiệu pháp lý của tội giết con mới đẻ

2.1.3. Chủ thể của tội phạm

Tội phạm là hành vi của con người có tính nguy hiểm cho xã hội, chủ thể của tội phạm là con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho

quy định [8, tr.184].

2.1.3.1. Năng lực trách nhiệm hình sự

Người có đủ điều kiện để trở thành chủ thể của tội phạm phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Năng lực TNHS là điều kiệu để chủ thể có lỗi. Năng lực TNHS là khả năng của một người ở thời điểm thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhận thức được tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện và điều khiển được hành vi đó. Để con người có được năng lực này thì con người phải đạt tới độ tuổi nhất đinh. Như vậy cũng giống như chủ thể của tội giết người, chủ thể của tội giết con mới đẻ phải có đủ điều kiện của chủ thể tội phạm: có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi do luật định và đã thực hiện hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật.

Năng lực trách nhiệm hình sự chỉ được hình thành khi con người đã đạt độ tuổi nhất định và năng lực đã được hình thành đó sẽ tiếp tục phát triển hoàn thiện trong một thời gian nhất định tiếp theo. Khi đã đạt độ tuổi đó, con người nói chung sẽ có năng lực trách nhiệm hình sự, trừ trường hợp cá biệt có sự không bình thường về tâm sinh lý – những trường hợp mà luật hình sự coi là trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự.

Như vậy xuất phát từ mối quan hệ giữa năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi, luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định rõ người như thế nào là người có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự và tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Với quy định này, luật Hình sự Việt Nam mặc nhiên thừa nhận những người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự nói chung có năng lực trách nhiệm hình sự.

2.1.3.2. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Theo quy định Điều 12, Bộ luật hình sự Việt Nam: “Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Người đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất

nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” [27, Điều 12]. Trong trường hợp của tội giết con mới đẻ thì chủ thể của tội phạm trước hết có năng lực trách nhiệm hình sự, tức là khi thực hiện hành vi họ không bị mắc bệnh về tâm thần hoặc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức hoặc điều khiển hành vi hoặc cả hai khả năng này. Về tuổi, do tội giết con mới đẻ là tội ít nghiêm trọng nên chủ thể thực hiện hành vi trái pháp luật phải từ đủ 16 tuổi trở lên.

Ngoài ra, khi xét xử tội phạm tội giết con mới đẻ, cần đặc biệt chú ý tuổi của người phạm tội bởi trên thực tế có rất nhiều những bà mẹ trẻ mang thai và sinh con khi đang ở độ tuổi vị thành niên, còn đang học trung học phổ thông. Nguyên nhân của việc này là do tác động tiêu cực của nền kinh tế thị trường, kinh tế xã hội phát triển lối lối hiện đại của phương Tây tràn vào Việt Nam, giới trẻ có suy nghĩ thoáng hơn về vấn đề tình dục, quan hệ trước hôn nhân, yêu là dâng hiến… trong khi hiểu biết về giới còn hạn chế, khả năng sinh và nuôi con chưa có. Chính trong hoàn cảnh đó rất dễ dẫn đến hành vi giết con mới đẻ của chính mình để trốn tránh dư luận, giải phóng bản thân thoát khỏi gánh nặng một cách nhanh chóng. Như đã phân tích ở trên, tội giết con mới đẻ là tội ít nghiêm trọng vì thế nếu người phạm tội dưới 16 tuổi sẽ không phải chịu trách nhiệm nhiệm hình sự về hành vi đã gây ra theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 Bộ luật hình sự Việt Nam 1999.

Đối với trường hợp người phạm tội từ 16 đến 18 tuổi thì theo quy định tại Bộ luật hình sự Việt Nam thì: “Người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan tổ chức giám sát, giáo dục” [27, Điều 69, Khoản 2].

Như vậy, tùy theo từng trường hợp mà các cơ quan chức năng sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp, đảm bảo tính nghiêm minh nhưng cũng

không làm mất đi bản chất nhân đạo của Pháp luật hình sự của Việt Nam. Hiện nay có nhiều quan điểm xung quanh việc quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội phạm này. Quan điểm thứ nhất đề nghị giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội xuống 14 hoặc 15 vì cho rằng hiện nay kinh tế - xã hội phát triển nhanh chóng, năng lực nhận thức ý nghĩa xã hội của hành vi và năng lực điều khiển hành vi phù hợp với sự nhận thức của con người được hình thành sớm hơn so với trước. Đồng thời sự du nhập ồ ạt của lối sống phương Tây vào nước làm cho quan điểm sống của giới trẻ trở nên thoáng hơn, việc quan hệ tình dục sớm trở nên ngày càng phổ biến. Việc có con khi chưa đăng ký kết hôn, có con khi còn nhỏ tuổi dễ dẫn đến hành động giết đứa con của người mẹ trẻ để trút bỏ gánh nặng về tâm lý. Cho nên, quy định giảm độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của tội này xuống là phù hợp, đồng thời sẽ có tác dụng răn đe, giáo dục cho một bộ phận giới trẻ hiện nay [29, tr.31].

Quan điểm thứ hai đề nghị tăng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người phạm tội lên 17 hoặc 18 vì cho rằng mặc dù độ tuổi là điều kiện để xác định năng lực trách nhiệm hình sự, nhưng nó cũng phần nào thể hiện chính sách hình sự và truyền thống lập pháp của một quốc gia trong việc sử lý người chưa thành niên phạm tội. Do đó, xã hội càng phát triển thì độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự càng cao [29, tr.32].

Theo ý kiến cá nhân người nghiên cứu cả hai quan điểm trên chưa thực sự phù hợp với thực tiễn quá trình đấu tranh chống tội phạm ở Việt Nam. Bởi lẽ, việc hạ thấp độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự là không phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của nước ta, một nước đang trong quá trình hội nhập, có tỷ lệ lao động nông nghiệp trên 50% dân số. Mặc dù ở thành phố thì đời sống đã phát triển hơn nhưng ở nông thôn thì dân trí còn thấp, vì vậy khả năng nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi còn hạn chế. Tuy

nhiên, nếu tăng độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì sẽ không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì vậy việc lựa chọn độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ là từ đủ 16 tuổi như quy định hiện tại là phù hợp với lý luận và thực tiễn.

2.1.3.3. Chủ thể đặc biệt của tội phạm

Chủ thể của tội giết con mới đẻ, ngoài việc thỏa mãn hai dấu hiệu cơ bản của chủ thể tội giết người là có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì còn đòi hỏi phải có thêm một số dấu hiệu đặc biệt khác, vì chỉ có những dấu hiệu đó thì chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội này.

Theo quy định tại Điều 94 là người mẹ nào được hiểu là nữ giới, là người mẹ đã sinh ra đứa trẻ, thời gian tối đa kể từ lúc sinh là bảy ngày. Lúc này người mẹ đang trong trạng thái tâm, sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con. Xác định trạng thái này ở từng trường hợp là một việc làm không hề đơn giản. Do vậy, các hướng dẫn, giải thích của cơ quan có trách nhiệm về vấn đề này từ trước đến nay đều quy định khoảng thời gian mà người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh cho đến ngày thứ bảy.

Việc quy định chủ thể của tội giết con mới đẻ chỉ có thể là mẹ của đứa trẻ thể hiện rõ tính nhân văn, nhân đạo trong chính sách pháp luật của nước ta. Mặc dù cũng là tội giết người, nhưng các nhà làm luật đã xét đến yếu tố tâm lý của người phụ nữ sau khi sinh để có những hình phạt phù hợp với hoàn cảnh của họ.

Tâm lý học đã chỉ ra rằng sau khi sinh phụ nữ sẽ có nhiều triệu chứng bất ổn về sức khỏe cũng như tâm lý ở nhiều cấp độ, đời sống tinh thần của phụ nữ thường có nhiều thay đổi và xáo trộn. Tuy nhiên, do một số nguyên nhân nhất định mà nhiều phụ nữ chưa chuẩn bị tâm lý cho vấn đề này, do đó

thường dễ rơi vào các sang chấn tâm lý, thậm chí một số rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm sau sinh chiếm đa số. Những triệu chứng này thường được biểu hiện bằng các hành động như khó, giận dữ vô cớ… đặc biệt nguy hiểm là triệu chứng loạn tâm thần dễ gây cho người mẹ tự tử hoặc giết con mới đẻ. Tuy nhiên, nếu là một người mẹ mới sinh con dù rằng tâm lý có nhiều bất ổn, nhưng nếu ở trong hoàn cảnh bình thường thì việc sinh ra một đứa con sẽ là điều mà họ mong mỏi và trân trọng nhất. Xưa nay, con người vẫn luôn luôn đề cao tình mẫu tử là thiêng liêng cao quý không gì sánh bằng, người Việt Nam có câu: Hổ dữ không ăn thịt con. Bởi vậy, việc một người mẹ đang tâm giết hại con mình, một đứa trẻ non nớt, bé bỏng mới chào đời hẳn phải có những lý do rất đặc biệt. Hành vi giết đứa con mang nặng đẻ đau nhưng thật sự bản thân họ cũng chịu nhiều đau đớn về thể xác và tinh thần. Chính những yếu tố này đã tạo nên chủ thể đặc biệt của tội giết con mới đẻ. Bất kể là mẹ nuôi, bố đẻ, hay một người thân thiết nào khác của đứa trẻ cũng không thể là chủ thể của tội này dù học có thỏa mãn đầy đủ những dấu hiệu thỏa mãn mặt khách quan của tội phạm.

Như vậy không phải mọi trường hợp người mẹ giết con mới đẻ đều truy cứ trách nhiệm hình sự theo Điều 94 Bộ luật hình sự, mà đòi hỏi những điều kiện chặt chẽ.

Ví dụ: Vụ án vợ chồng chị Lò Thị A huyện Bát Sát tỉnh Lào Cai. Chị A mới sinh con nhưng bị chết ngay từ khi mới lọt lòng mẹ, chị A đã xin cháu B từ một gia đình đông con khác về nuôi, nhưng khi đi gặp thầy cúng thì thầy cúng nói cháu B bị ma nhập. Vì vậy nếu nuôi cháu B ma sẽ bắt cả gia đình, chồng chi A đã cho cháu nhỏ vào một cái túi vài mang lên nương treo lên cây. Qua một đêm cháu B bị chết vì đói và rét [21, tr.22]. Trong vụ án này, vợ chồng chị A không phạm tội giết con mới đẻ theo quy định tại Điều 94 luật hình sự mà phạm tội giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự vì:

Để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, ngoài hành vi khách quan nêu trên thì người phạm tội phải là người mẹ chứ không phải là bổ của nạn nhân (Khoản 1 Điều 94 quy đinh: Người mẹ nào…). Trong vụ án trên người trực tiếp thực hiện hành vi không phải là người mẹ mà là bố của nạn nhân. Mặt khác, không phải mọi trường cứ là mẹ của nạn nhân thực hiện hành vi nêu trên cấu thành tội phạm này, mà pháp luật đòi hỏi chủ thể tội phạm không phải là mẹ nuôi mà phải chính là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân(mẹ đẻ). Chính vì vậy, trong vụ án trên, nếu chính bản thân chị A trực tiếp thực hiện thì vợ chồng chị A vẫn phạm tội giết người theo quy định Điều 93 Bộ luật hình sự.

Như vậy, để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết con mới đẻ, chủ thể của tội phạm phải là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân. Đây là dấu hiệu luật định, để truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 94 Bộ luật hình sự thì chủ thể của tội phạm phải là người mẹ trực tiếp sinh ra nạn nhân chứ không phải bổ đẻ, bố nuôi hoặc mẹ nuôi.

Điều 94 là tội danh duy nhất trong Bộ luật Hình sự Việt Nam có chủ thể đặc biệt là nữ giới và là mẹ đẻ của nạn nhân. Với tất cả các chủ thể khác dù có quan hệ ruột thịt, thỏa mãn mặt khách quan của Điều 94 cũng không phải là chủ thể của tội này mà sẽ chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người theo Điều 93, Bộ luật hình sự 1999 với mức hình phạt nặng hơn nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 49 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)