So sánh tội giết con mới đẻ với tội vô ý làm chết người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

Chương 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT CON MỚI ĐẺ

2.3. So sánh tội giết con mới đẻ với một số tội phạm khác

2.3.2. So sánh tội giết con mới đẻ với tội vô ý làm chết người

2.3.2.1. Điểm giống nhau

Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người thuộc nhóm các tội phạm xâm phạm tính mạng, sức khỏe,nhân phẩm, danh dự của con người được quy định chung trong chương XII của Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999. Tội giết con mới đẻ được quy định tại Điều 94 Bộ luật hình sự năm 1999 và tội vô ý làm chết người được quy định tại Điều 98 Bộ luật hình sự năm 1999. Vì vậy hai loại tội này có nhiều nét giống nhau:

Thứ nhất, khách thể của tội phạm. Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người cùng trực tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người – quyền

trọng nhất được luật Hình sự Việt Nam bảo vệ.

Thứ hai: Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người đều là cấu thành tội phạm vật chất nên việc xác định hậu quả có ý nghĩa rất quan trọng. Hậu quả trong cấu thành tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chất người là sự thiệt hại về tính mạng do hành vi của người phạm tội gây ra. Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người chỉ được coi là tội phạm hoàn thành khi có hậu quả chết ngươi xảy ra.

Thứ ba, chủ thể của tội phạm thì tội giết con mới đẻ và tội giết người là người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạt độ tuổi nhất định và thực hiện hành vi có khả năng đoạt tính mạng của người khác.

2.3.2.2. Điểm khác nhau

Tội giết con mới đẻ và tội vô ý làm chết người có nhiều điểm giống nhau nhưng bên cạnh đó vẫn có những điểm khác nhau:

Thứ nhất về hành vi khách quan: Tội giết con mới đẻ người phạm tội thực hiện những hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của người khác một các trái pháp luật. Còn đối với tội vô ý làm chết người hành vi khách quan của tội phạm này là người phạm tội vi phạm các quy tắc an toàn nhằm đảm bảo cho tính mạng, sức khỏe của con người nên đã gây ra thiệt hại về tính mạng của con người.

Thứ hai mặt chủ quan của tội phạm: Lỗi của người phạm tội trong tội giết con mới đẻ là lỗi cố ý, có thể cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp còn đối với tội vô ý làm chết người thì lỗi của người phạm tội là lỗi vô ý, có thể là vô ý phạm tội vì quá tự tin hoặc vô ý phạm tội vì cẩu thả.

Thứ ba nạn nhân của tội phạm: Nếu nạn nhân của tội giết con mới đẻ chỉ là đứa trẻ mới sinh trong vòng 7 ngày thì nạn nhân của tội vô ý làm chết người là bất kỳ người nào.

Thứ tư nguyên nhân phạm tội: Nếu trong tội giết con mới đẻ nguyên nhân phạm tội là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm thì trong tội vô ý

làm chết người thì nguyên nhân phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

Kết luận Chương 2

Trong chương 2 người nghiên cứu đã tập trung phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng cấu thành tội phạm giết con mới đẻ bảo gồm: Khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan của tội phạm. Theo đó khách thể của tội giết con mới đẻ là mà tội giết con mới đẻ trực tiếp xâm hại đó là quyền sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng mà cụ thể ở đây là tính mạng của đứa trẻ mới sinh. Mặt khách quan của tội phạm thể hiện qua các hành vi có khả năng tước đoạt tính mạng của đứa trẻ. Hành vi này có thế được thực hiện bằng “hành đông” như đâm, chém, bắn…. hoặc không hành động như việc không cho đứa trẻ bú. Chủ thể của tội giết con mới đẻ là chủ thể đặc biệt, chủ thể chỉ có thể là nữ giới, là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Giết con mới đẻ là một trường hợp giảm nhẹ đặc biệt của giết người, do chủ thể thực hiện hành vi đặc biệt là nữ giới – là người mẹ trực tiếp sinh ra đứa trẻ. Nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện hành vi phạm tội của diễn ra trong trạng thái tâm lý không bình thường của chủ thể phạm tội có thể do bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng lạc hậu hoặc trong hoàn cảnh đặc biệt khó khăn không có khả năng nuôi con. Chính vì vậy hình phạt với chủ thể phạm tội giết con mới đẻ chủ yếu mang tính chất răn đe, giáo dục nên mức hình phạt chỉ bị phạt cải tạo không giam giữ tới hai năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng tới hai năm. Không chỉ thể người nghiên cứu còn chỉ ra điểm giống và khác nhau giữa tội giết con mới đẻ và tội giết người, tội vô ý làm chết người từ đó làm nổi bật được các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội giết con mới đẻ trong nhóm tội xâm phạm tính mạng sức khỏe của con người.

Chương 3

THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ ĐỐI VỚI TỘI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tội giết con mới đẻ trong luật hình sự việt nam (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)