2.3. Đánh giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhànước trong
2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế
- Một là, một số chính sách tín ngưỡng, tôn giáo chậm được thể chế hóa,
và thiếu đồng bộ, gây lúng túng cho địa phương. Trong giải quyết các vụ việc khiếu kiện liên quan đến đất đai, tài sản của các tổ chức tôn giáo, ngoài lý do khách quan do lịch sử để lại, một số cán bộ làm công tác tôn giáo còn ngại va chạm, phản ứng chậm, giải quyết không dứt điểm, đôi khi nặng về biện pháp nghiệp vụ gây bức xúc cho tín đồ, chức sắc tôn giáo, tạo kẽ hở cho kẻ xấu lợi dụng kích động khiến sự việc bùng phát ở mức thái quá.
- Hai là, một số địa phương, chính quyền và một số cán bộ làm công tác
tôn giáo trong thời kỳ đổi mới nên chưa tranh thủ được tín đồ và chức sắc các tôn giáo. Một số cơ quan quản lý Nhà nước trong quá trình thực hiện trách nhiệm đối với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo vừa có biểu hiện cứng nhắc, vừa có biểu hiện buông lỏng, chưa kiên quyết đấu tranh, xử lý nghiêm với những hành vi sai trái của một số người lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
- Ba là, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, vận động
quần chúng của các ngành liên quan chưa hiệu quả, nhiều nơi chưa thực sự gắn kết đồng bào có tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Công tác tuyên truyền về chính sách tôn giáo và công tác tôn giáo có lúc, có nơi chưa được cơ quan chủ quản quan tâm thỏa đáng, thiếu định hướng cụ thể, cung cấp thông tin không đầy đủ, tính năng động chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu trong đời sống tôn giáo hiện nay. Thậm chí còn sai sót, gây tâm lý phản cảm trong tín đồ, chức sắc. Công tác tranh thủ, vận động chức sắc còn nhiều hạn chế; thiết chế bảo đảm thi hành pháp luật có chỗ, có nơi còn thiếu và chưa mang lại hiệu quả cao.
- Bốn là, chưa có cơ sở đào tạo chuyên sâu về cán bộ thực hiện công tác
quản lý tín ngưỡng, tôn giáo. Hiện nay, hệ thống quản lý nhà nước về tôn giáo đã trải rộng từ trung ương đến địa phương, nhưng cả nước chưa có trường hoặc khoa đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo. Những cán bộ lãnh đạo cơ quan tôn giáo từ cấp tỉnh đến cấp huyện chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu được đào tạo cao cấp, cử nhân chính trị hoặc các chuyên ngành thuộc lĩnh vực khoa học - xã hội. Trên thực tế, nhiều cán bộ làm công tác tôn giáo ở địa phương vẫn kiêm nhiệm, chuyển từ đơn vị, bộ phận khác về nên trình độ chuyên môn chưa cao; những cán bộ phụ trách công tác tôn giáo nhưng chưa được trang bị đầy đủ các tri thức chuyên môn; họ chỉ mới được dự một số đợt tập huấn ngắn ngày với nội dung còn sơ lược nên việc nắm được những tri thức về tôn giáo khó đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ. Hầu hết chưa được đào tạo bài bản tại các trung tâm, cơ quan khoa học nghiên cứu tôn giáo. Trong khi đó, những người đứng đầu các cơ sở tôn giáo thường được trang bị kỹ về lý luận cơ bản, có sự hiểu biết sâu rộng về nhiều lĩnh vực, nhất là tâm lý con người.
- Năm là, một bộ phận tín đồ các tôn giáo ở nước ta còn khó khăn về đời
sống kinh tế, trình độ nhận thức còn hạn chế, hiểu chưa đúng và đầy đủ những chính sách tôn giáo của Nhà nước Việt Nam; chưa nhận thức rõ nghĩa vụ và quyền lợi của một tín đồ tôn giáo, một công dân của đất nước, dẫn tới việc dễ bị kích động, lôi kéo chống lại Nhà nước. Đặc biệt, ở các địa bàn vùng xâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, phần lớn người dân, tín đồ tôn giáo còn hạn chế về trình độ nhận thức, hiểu biết pháp luật, do đó chưa nắm bắt đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để thụ hưởng; cũng như dễ bị các đối tượng xấu lôi kéo đi theo tà đạo, mê tín dị đoan, hoặc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Những vấn đề trên đòi hỏi cần đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời nhằm góp phần giúp các cơ quan quan quản lý Nhà nước thực hiện có hiệu quả hơn nữa công tác quản lý đối với tín ngưỡng, tôn giáo, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước trong tình hình mới.
Tiểu kết Chương 2
Trong Chương 2, luận văn đã tập trung phân tích làm rõ những vấn đề:
Một là, phân tích khái quát về tình hình tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam
có liên quan đến việc nhà nước thực hiện trách nhiệm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam.
Hai là, phân tích thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong
việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, giai đoạn 2015- 2019.
Ba là, trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng trạng thực hiện trách
nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam, giai đoạn 2015-2019, luận văn đã đánh giá, nhận xét và chỉ rõ những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong công tác này của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan.
Việc làm rõ những vấn đề trên sẽ là cơ sở cho việc đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN
NGƯỠNG, TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
3.1. Quan điểm về trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay