1.2. Nhận thức về trách nhiệm của Nhànước trong việc bảo đảm quyền
1.2.2. nghĩa và cơ sở xác định trách nhiệm của Nhànước trong việc bảo
thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo góp phần giúp Nhà nước thực hiện mục tiêu quản lý theo định hướng đã đặt ra.
Vậy, có thể hiểu: Trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là việc Nhà nước đảm bảo các điều kiện đầy đủ và thuận lợi nhất, dễ dàng nhất để người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, bao gồm cả việc ban hành chính sách pháp luật và thực thi pháp luật để tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
1.2.2. Ý nghĩa và cơ sở xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
1.2.2.1. Ý nghĩa của trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Góp phần thể hiện trách nhiệm quốc tế của quốc gia.
Trách nhiệm quốc tế được coi là trách nhiệm của mỗi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. Là một chủ thể hàng đầu của công pháp quốc tế, các quốc gia có hai loại trách nhiệm riêng biệt. Một là, trách nhiệm của quốc gia đối với các công dân của quốc gia đó; tức là, quốc gia có trách nhiệm bảo vệ, cung cấp các dịch vụ công, và bảo đảm an sinh xã hội cho cộng đồng cư dân thuộc quyền tài phán của mình. Hai là, trách nhiệm của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế. Trách nhiệm quốc tế của một quốc gia thể hiện những đóng góp của quốc gia đó vào các sự nghiệp chung của khu vực và toàn cầu.
Do đó, nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là sự thể hiện trách nhiệm của quốc gia đối với cộng đồng quốc tế trong việc đảm bảo và thúc đẩy quyền con người nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng. - Góp phần thể hiện sự tôn trọng, tuân thủ các tiêu chuẩn, chuẩn mực và thể chế quốc tế được thừa nhận rộng rãi về quyền con người.
Quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong các văn bản mang tính quốc tế như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa… Đây là những văn bản mang tính quy tắc chung thống nhất, đòi hỏi các quốc gia khi ghi nhận nó phải có sự cam kết thực hiện. Việc thực hiện những cam kết đó góp phần thể hiện năng lực quốc gia, vị thế quốc gia trên trường quốc tế.
- Đối với Việt Nam, Nhà nước thực hiện trách nhiệm trong việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nhằm góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, của dân, do dân, vì dân.
Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, đa tín ngưỡng cùng tồn tại qua chiều dài lịch sử đấu tranh giải phóng và xây dựng, phát triển của đất nước. Từ khi nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa ra đời, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được ghi nhận trong hê ̣thống pháp luật của Nhà nước. Nhà nước không ngừng phát triển, hoàn thiện hê ̣thống pháp luật, có những chính sách tốt nhất để bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhận thức rõ xây dựng Nhà nước pháp quyền trước hết là xây dựng hệ thống luật pháp đầy đủ, bảo đảm các quyền tự do của con người, trong đó có quyền tự mình theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo. Nhà nước tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của công dân, lợi ích của các tổ chức tôn giáo; không kỳ thị, không đối xử bất bình đẳng với các tôn giáo và công dân theo các tôn giáo khác nhau. Đồng thời, Nhà nước bảo đảm hệ thống pháp luật ấy được thực thi trong đời sống xã hội.
- Đáp ứng nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một giá trị phổ quát và tiến bộ của nhân loại. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu chính đáng và là một trong những quyền cơ bản của con người; là quyền không ai
được xâm phạm, đồng thời còn là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Một khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của một bộ phận quần chúng nhân dân thì chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của công dân. Thông qua việc nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng của chức sắc, tín đồ của các tổ chức tôn giáo, Nhà nước Việt Nam vừa thể hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, vừa tạo điều kiện để mọi người được thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh, tôn giáo, vừa khuyến khích phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức, bác ái của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động mê tín dị đoan, trục lợi, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, gây rối an ninh trật tự, lợi dụng chống phá Nhà nước, gây cản trở đối với Việt Nam trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế; phát huy các nguồn lực tôn giáo, tạo lan tỏa trong xã hội, xây dựng nếp sống văn minh “tốt đời, đẹp đạo” đồng hành với dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp trong xây dựng và phát triển đất nước; nhằm đảm bảo cho mọi công dân được thụ hưởng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo một cách tối đa.
1.2.2.2. Cơ sở xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
- Các cơ chế quốc tế bảo đảm quyền con người
Trách nhiệm của Nhà nước là một nguyên tắc chung của luật quốc tế cũng lâu đời như chính luật pháp quốc tế. Theo đó, cơ chế chính thức bảo đảm quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gồm ba cơ chế: Cơ chế của Liên Hợp quốc, cơ chế khu vực và cơ chế quốc gia.
Ở góc độ cơ chế của Liên Hợp quốc, việc thông qua Hiến chương Liên Hợp Quốc (UDHR) là một cột mốc quan trọng trong vấn đề quyền con người. Sau đó được đặt ra trong Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị
(ICCPR) và các Nghị định thư của nó và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (ICESCR). Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế - là trung tâm của quan hệ quốc tế trong trật tự thế giới mới. Kể từ đó, nhân quyền đã phát triển thành một vấn đề quốc tế quan trọng; không còn bị ràng buộc bởi khái niệm chủ quyền Nhà nước. Tất cả con người đều có quyền con người bất kể Nhà nước mà họ đang ở. Cơ sở để bảo vệ quyền con người đã không còn dựa trên quốc tịch của cá nhân. Các quốc gia phải chịu trách nhiệm quốc tế đối với các quyền của những người không có quốc tịch cũng như đối với những công dân của chính họ [8].
Ở góc độ cơ chế khu vực, một số tổ chức khu vực cũng ban hành các văn kiện và thành lập các cơ chế để bảo vệ và thúc đẩy quyền con người trong phạm vi khu vực đó. Ở châu Á, các quốc gia châu Á hiện nay có Tuyên ngôn Băng Cốc về quyền con người; Hiến chương quyền con người châu Á do Ủy ban quyền con người châu Á vận động các tổ chức phi chính phủ trong khu vực thông qua, tuy nhiên không mang tính pháp lý [8].
- Cơ chế Quốc gia:
Ở góc độ cơ chế quốc gia, vấn đề tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền con người trước hết và chủ yếu thuộc trách nhiệm quốc gia. Các quốc gia phải có các biện pháp bao gồm lập pháp, hành pháp, tư pháp và các biện pháp khác.
Các biện pháp khác bao gồm việc: Thông qua các chương trình, mục tiêu quốc gia (như đề ra các chủ trương, quan điểm, đường lối, chính sách và pháp luật về quyền con người cần phải được hiện thực hóa thông qua hàng loạt các chương trình hành động từ cấp Trung ương xuống địa phương, sâu rộng ở các cấp, các ngành); tăng cường cơ chế giám sát hiệu quả (đặc biệt là cơ quan quyền con người độc lập, như xây dựng và hoàn thiện cơ chế giám sát, thúc đẩy và thực thi hiệu quả, như việc thành lập Ủy ban về quyền con người, hoặc các ủy ban chuyên trách, thanh tra Quốc hội về quyền con người); tăng cường phổ
biến, giáo dục và tuyên truyền pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia về quyền con người, đẩy mạnh công tác giáo dục nhằm nâng cao trình độ nhận thức về quyền con người cho các cán bộ làm công tác thực thi pháp luật, công chức và người dân nói chung.
Ở Việt Nam, cơ sở xác định trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện thông qua:
+ Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân
Tư tưởng đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc và tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do không tín ngưỡng là nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về tín ngưỡng, tôn giáo.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của nhân dân, là quyền con người không ai được xâm phạm. Đồng thời là một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Người luôn nhất quán cả trong tư tưởng và hành động thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân. Năm 1945, chỉ một ngày sau khi nước nhà độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định việc thực hiện chính sách tôn trọng tự do tôn giáo, đoàn kết Lương Giáo là một trong sáu vấn đề cấp bách nhất cần giải quyết: “Thực dân và phong kiến thi hành chính sách chia rẽ đồng bào Giáo và đồng bào Lương để dễ thống trị. Tôi đề nghị Chính phủ ta tuyên bố: Tín ngưỡng tự do và Lương Giáo đoàn kết” [27, tr.28]. Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do theo một tôn giáo hoặc không theo một tôn giáo nào. Về vấn đề này Người nhấn mạnh: “ Trong Hiến pháp ta đã định rõ: Tín ngưỡng tự do. Nếu ai làm sai hiến pháp,... thì sẽ bị phạt” [17, t.5, tr.44].
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến tín ngưỡng truyền thống ở Việt Nam, nhất là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên mà người cho rằng: “Việc cúng bái tổ tiên hoàn toàn là một hiện tượng xã hội”[17,t1,tr.479]. Nhận thấy vai trò quan trọng của các di tích, danh lam thắng cảnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh Số 65 ngày 23/11/1945; “ Bảo tồn tất cả cổ tích trong toàn cõi Việt Nam, cấm phá hủy đình, chùa, đền, miếu, các cổ vật, thành quách, lăng mộ, chiếu sắc, văn bằng...có ích cho lịch sử.
+ Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về quyền con người và vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo
Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo được thể hiện cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Đây cũng chính là một trong những cơ sở trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Đảng, Nhà nước ta thực hiện nhất quán chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, không phân biệt đối xử vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết đồng bào theo các tôn giáo khác nhau; đoàn kết đồng bào không theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Nhà nước tôn trọng, bảo hộ, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; hạn chế sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào công việc nội bộ của tổ chức tôn giáo. Việc quy định nội dung và hình thức quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo được xem xét dưới góc độ các biện pháp của Nhà nước để bảo đảm thực thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Chuyển đổi phương thức quản lý Nhà nước đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ kiểm soát sang giám sát và hướng dẫn; từ cơ chế xin phép - cấp phép hoặc đăng ký - chấp thuận sang cơ chế đăng ký - thẩm định theo các điều kiện được quy định cụ thể, rõ ràng; tăng cường hình thức thông báo trước một thời hạn nhất định trên cơ sở phân định rõ tính chất, mức độ khác nhau của hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để có phương thức quản lý phù hợp nhằm phát huy những
giá trị tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.