Nhà nước Việt Nam ngày càng thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và ban hành các văn bản bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Việc chuyển hóa điều ước nhân quyền vào pháp luật ở Việt Nam được thực hiện qua nhiều bước. Các quyền con người, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được ghi nhận trong Hiến pháp, Luật và các văn bản khác có liên quan.
Thực tiễn trong những năm qua đã thể hiện rõ tinh thần tôn trọng và thực thi nghiêm túc những cam kết quốc tế của Nhà nước Việt Nam, trong đó có những cam kết về quyền con người. Kể từ khi gia nhập ICCPR, Việt Nam đã có những nỗ lực đáng kể để bảo đảm và phát huy các quyền dân sự và chính trị được quy định trong ICCPR, trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, thể hiện rõ nét ở việc “nội luật hóa” các quy định của công ước này trong quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Các quy định của pháp luật Việt Nam về cơ bản đã phù hợp với Tuyên ngôn Toàn thế giới về nhân quyền năm 1948 và trong hai Công ước quốc tế quan trọng nhất về nhân quyền năm 1966. Nội dung về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam được thể hiện thông qua các văn bản sau:
Hiến pháp là đạo luật cơ bản nhất của một Nhà nước, thể hiện ý chí và nguyện vọng của tuyệt đại đa số nhân dân tồn tại ở trong hoặc ngoài nhà nước đó, nhưng vẫn là nhân dân thuộc nhà nước đó. Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam là văn bản có giá trị pháp luật cao nhất trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, Nhà nước Việt Nam đã từng bước sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Hiến pháp.
Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, trong bản Hiến pháp đầu tiên (1946) của nước Cộng hòa non trẻ đã khẳng định: “Tất cả quyền binh trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái,
trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo” (Điều 1, Chương 1); hay: “Công dân Việt
Nam có quyền tự do tín ngưỡng” (Điều 10, Chương 2) [31]. Điều này thể hiện
rõ nét bản chất của Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân, tôn trọng quyền công dân, quyền con người. Tư tưởng ấy vẫn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình lập pháp ở nước ta qua năm bản Hiến pháp.
Hiến pháp năm 1959, Điều 26 quy định: “Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào” [32].
Hiến pháp năm 1980, Điều 68 quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào; không ai được lợi dụng tôn
giáo để làm trái pháp luật và chính sách của Nhà nước” [33]. Qua đó cho thấy,
quyền tự do tín ngưỡngtiếp tục được khẳng định. Quyền tự do tín ngưỡng bao gồm cả nội dung phòng ngừa hành vi lợi dụng quyền này để chống phá cách mạng, đồng thời quy định này làm rõ căn cứ để nhận diện hoạt động lợi dụng tôn giáo. Đó là những hoạt động vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền mê tín, dị đoan, các hủ tục lạc hậu nhằm mưu cầu cá nhân, phá hoại thành quả cách mạng và khối đại đoàn kết dân tộc.
Hiến pháp năm 1992, Điều 70 thuộc Chương V quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. Những nơi thờ tự của các tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chính sách
của Nhà nước” [34].
Như vậy, Nhà nước ta tiếp tục khẳng định quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân, thể hiện về tính chất, ý nghĩa quan trọng của tôn giáo trong đời sống xã hội. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đã được Nhà nước quan tâm và khẳng định đầy đủ, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội dân chủ và tiến bộ.
Trước yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện, nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới, ngày 28/11/2013, Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua Hiến pháp 2013 (có hiệu lực từ 01/01/2014), gồm 11 chương, 120 điều. Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định quyền con người là quyền tự nhiên. Nhà nước phải thừa nhận, tôn trọng và cam kết bảo đảm, bảo vệ quyền con người đúng như những công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong khi đó, quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được trình bày mở rộng hơn, với các chế định toàn diện và sâu sắc theo hướng ngày càng hoàn thiện, dân chủ, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hoạt động lành mạnh và công bằng nhất.
Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi rất quan trọng về chủ thể của quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ là của “công dân” Việt Nam mà là của “mọi người”, ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của con người: “1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tôn giáo
để vi phạm pháp luật” (Điều 24) [35]. Có thể thấy rằng, so với các bản Hiến
pháp trước, Hiến pháp 2013 là một bước tiến quan trọng, một sự kế thừa và phát triển trong thời kỳ đất nước ta "Đổi mới và hội nhập sâu" với thế giới. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện những quan điểm của Đảng về tín ngưỡng, tôn giáo với những nội dung mới; đặt tín ngưỡng, tôn giáo là một nội dung lớn trong quyền con người. Nhà nước bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo cho tất cả mọi người, coi đó là một nhu cầu, một quyền tất yếu của người dân cần phải được tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện để họ thực hiện tốt nhất quyền đó.
- Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Trước khi có Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016, Nhà nước Việt Nam đã ban hành và thực hiện Pháp lệnh số 21/2004/PL/UBTVQH11 ngày 18/6/2004 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về Tín ngưỡng, tôn giáo.
Điều 1 Pháp lệnh quy định: “Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Nhà nước đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của công dân. Không ai được xâm phạm quyền tự do ấy…”
[37]. Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 đã thể chế hóa quan điểm đổi mới của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Trong đó xác định: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới”.
Để đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XI ngày 18/11/2016 đã thông qua Luật tín ngưỡng, tôn giáo, có hiệu lực từ ngày 01/01/2018. Đây là văn bản quy phạm pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất hiện nay điều chỉnh trực tiếp lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo. Đồng thời là một trong những Luật đầu tiên được ban hành cụ thể hóa quyền con người theo Hiến pháp năm 2013, “nội luật hóa” sâu sắc các nguyên tắc cơ bản trong việc thực
thi quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong Công ước về các quyền dân sự, chính trị của Liên Hợp quốc mà Việt Nam đã gia nhập năm 1982.
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 có 9 chương, 8 mục và 68 điều. Luật đã dành một chương (Chương II) để quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật, thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người. Luật cũng quy định về hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo; tổ chức tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo, áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc bảo đảm và thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Luật quy định cụ thể trách nhiệm, thẩm quyền của Chính phủ, bộ, ngành, Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo các cấp trong hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo; vai trò trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong việc tập hợp đồng bào có tín ngưỡng, tôn giáo và đồng bào không có tín ngưỡng, tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh đó, Luật cũng có các quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
So với các văn bản trước đây về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 chứa đựng nhiều nội dung mới phù hợp với các quy định của pháp luật quốc tế như sau:
+ Một là, mở rộng phạm vi chủ thể có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: Từ “công dân” thành “mọi người”, thể hiện đúng bản chất quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền con người theo tinh thần Hiến pháp năm 2013. Điều 6 nêu rõ: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào (khoản 1). [34].
+ Hai là, bổ sung một chương về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phản ánh rõ hơn phạm vi điều chỉnh của Luật cũng như thể hiện một cách cơ bản nhất chính sách của Nhà nước trong việc tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
+ Ba là, về đăng ký sinh hoạt tôn giáo: Nếu trước đây đăng ký sinh hoạt tôn giáo được xem là mốc khởi điểm để bắt đầu hình thành một tổ chức tôn giáo thì Luật chỉ coi sinh hoạt tôn giáo là để thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của người theo tôn giáo nhưng chưa có tổ chức tôn giáo được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công nhận; đăng ký sinh hoạt tôn giáo không được xem là một điều kiện để hình thành tổ chức tôn giáo.
+ Bốn là, một số nội dung thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ như: Công nhận tổ chức tôn giáo; thành lập, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tôn giáo trực thuộc; thành lập cơ sở đào tạo tôn giáo đã được thay đổi theo hướng giao trách nhiệm cho cơ quan quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở Trung ương tiếp nhận hồ sơ và trả lời tổ chức tôn giáo.
+ Năm là, để phù hợp với thực tiễn, Luật đã bỏ một số từ ngữ được sử dụng tại Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo như: Tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu. Đồng thời, bổ sung khái niệm tổ chức tôn giáo trực thuộc, coi tổ chức tôn giáo cơ sở, hội đoàn, dòng tu là tổ chức tôn giáo trực thuộc.
+ Sáu là, về đào tạo những người chuyên hoạt động tôn giáo: Bổ sung các quy định liên quan đến trường đào tạo tôn giáo, bao gồm từ điều kiện thành lập, thẩm quyền chấp thuận đến các nội dung liên quan đến công tác quản lý trường đào tạo.
+ Bảy là, bổ sung nội dung phong phẩm, bổ nhiệm người có quốc tịch nước ngoài hoạt động cho tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay, nhiều tổ chức, cá nhân nước ngoài đến Việt Nam làm việc, sinh sống, trong đó nhiều người là tín đồ các tổ chức tôn giáo nước ngoài. Vì
thế, người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được đảm bảo quyền các quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như công dân Việt Nam.
+ Tám là, đăng ký hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo hằng năm được thay đổi theo hướng chỉ đăng ký, thông báo lần đầu với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Những năm tiếp theo nếu có phát sinh các hoạt động ngoài chương trình đăng ký mới đăng ký, thông báo bổ sung.
+ Chín là, hoạt động của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, đào tạo, bảo trợ xã hội được mở rộng theo hướng phù hợp với các quy định pháp luật liên quan; khuyến khích và tạo điều kiện để các tổ chức tôn giáo tham gia rộng rãi vào các hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo.
+ Mười là, một số nội dung hoạt động chỉ cần thông báo đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, như: thông báo lễ hội định kỳ; thông báo hoạt động của cơ sở đào tạo; thông báo về tuyển sinh; thông báo thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành; thông báo hội nghị thường niên; thông báo quyên góp… + Mười một là, phân định trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước đối với lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo (Điều 61)
Sau đó, ngày 30/12/2017, Chính phủ tiếp tục ban hành Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo thể hiện sâu sắc tinh thần cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.
Những thành tựu về lập pháp mà Việt Nam đã đạt được trong hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đặc biệt là sự ra đời của Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 và những văn bản pháp luật đã ban hành trong lĩnh vực này chính là bảo đảm cao nhất về pháp lý để mọi người có cơ hội và điều kiện ngày càng bình đẳng trong việc thực hiện và hưởng thụ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Điều đó cũng cho thấy cố gắng của Nhà nước Việt Nam trong thực hiện
đầy đủ các cam kết quốc tế về quyền con người trong việc “nội luật hóa”. Kết quả công tác “nội luật hoá” điều ước quốc tế về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Việt Nam cũng đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Có thể thấy, hệ thống chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn, dân chủ hơn, tôn trọng, tạo điều kiện tốt nhất cho các chức sắc, nhà tu hành, tín đồ các tôn giáo và tổ chức tôn giáo hợp pháp phát triển một cách lành mạnh, công bằng, bình đẳng trước pháp luật, bảo đảm sự tương thích của pháp luật Việt Nam với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
2.2.3. Triển khai thực hiện các văn bản quy định về quyền tự do tín
ngưỡng, tôn giáo
Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, Nhà nước Việt Nam đã cụ thể hóa và đưa những quy định đó vào hiện thực cuộc sống trên các mặt sau:
2.2.3.1. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
Tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật là quan điểm xuyên suốt trong chính sách tôn giáo, tín ngưỡng của Nhà nước CHXHCN Việt Nam và được triển khai trên thực tế với những kết quả nhất định.
- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người.
Hoạt động sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được xem là nhu cầu tâm linh của những người có đạo được Nhà nước tôn trọng, bảo vệ bằng chính sách, pháp luật và thực tiễn, mà còn được xem là nhu cầu sinh hoạt văn hoá của toàn thể nhân dân. Những quan điểm, chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo
đảm tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Nhà nước ta không chỉ được khẳng định ở hiến pháp và pháp luật mà còn thể hiện cụ thể trong thực tiễn đời sống xã hội.
+ Nhà nước Việt Nam bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của nhân dân trước hết ở khía cạnh đảm bảo quyền được lập hội và hội họp bởi quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo gắn liền với quyền tự do cá nhân và quyền