Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)

2.3. Đánh giá về thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhànước trong

2.3.2. Những tồn tại, hạn chế

- Một là, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của nước ta hiện nay bộc lộ

một số bất cập. Các quy định liên quan đến vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo không chỉ được điều chỉnh ở Luật tín ngưỡng, tôn giáo mà còn được điều chỉnh bởi các luật khác như Luật dân sự, Luật hình sự, Luật đất đai… Nội dung một số quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tiễn, dẫn đến khó khăn khi giải quyết những vấn đề xã hội nảy sinh. Thiếu các chính sách cụ thể để đưa vào quản lý các tôn giáo chưa được công nhận về tổ chức hay các tổ chức tín ngưỡng mang màu sắc tôn giáo, làm giảm hiệu lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực này. Tình hình tôn giáo đặt ra nhiều vấn đề mới cần phải tháo gỡ nhưng hiện nay lại thiếu các quy định hướng dẫn của các cơ quan có thẩm quyền.

Do đó, chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng cần được tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hơn nữa theo hướng giải quyết tốt mối quan hệ Nhà nước và các Giáo hội tôn giáo, trên cơ sở bình thường hóa, dân sự hóa, nhà nước pháp quyền về tôn giáo, phù hợp với các tiêu chí quốc tế và thực tiễn đời sống tôn giáo thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Các quy định của pháp luật hiện nay về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo tuy đã có nhiều thay đổi tích cực, nhưng

cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng xây dựng chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng với phương châm chuyển từ mệnh lệnh hành chính sang kiến tạo và phục vụ; đồng thời cần khắc phục được những hạn chế trước đây và dự báo được những thay đổi trong tương lai.

- Hai là, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo các cấp có nhiều

điểm chưa phù hợp với nhiệm vụ được giao. Còn tồn tại nhận thức cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo chỉ là Ban tôn giáo các cấp, dẫn đến việc thực hiện quản lý nhà nước về tôn giáo bị bó hẹp, hạn chế, yếu kém. Công tác tham mưu trong quản lý nhà nước về tôn giáo bao gồm quản lý nhà nước đối với lễ hội tín ngưỡng, quản lý nhà nước đối với tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo ở nhiều địa phương thực hiện chưa tốt. Sự phân công trách nhiệm giữa các cấp, các ngành thiếu cụ thể dẫn đến hiện tượng chồng chéo hoặc đùn đẩy trong tổ chức thực hiện.

Một bộ phận cán bộ trong các cơ quan Nhà nước thực hiện công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu công tác cả về số lượng và chất lượng. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ làm công tác tôn giáo hiện nay có tri thức và bản lĩnh chính trị vững vàng; có kinh nghiệm trong việc xử lý các vụ việc; nhiệt tình, trách nhiệm đối với công tác được giao; tuy nhiên còn thiếu ổn định, thiếu cán bộ làm công tác tôn giáo tại cấp xã, phường. Trình độ chuyên môn của cán bộ làm công tác tôn giáo tuy được cải thiện, nhưng một bộ phận cán bộ còn có những hạn chế nhất định, như: Vốn kiến thức, hiểu biết về các tôn giáo c chưa đầy đủ; việc tiếp cận, hiểu biết các giáo lý, kinh sách của tôn giáo chưa sâu sắc; một số cán bộ chưa có kỹ năng tốt khi tiếp xúc với các chức sắc, tín đồ, cả trong việc góp ý và đề xuất trao đổi ý kiến liên quan đến các vấn đề tôn giáo... Còn tình trạng cán bộ có biểu hiện quan liêu, chưa thực hiện tốt công tác dự báo tình hình tín ngưỡng, tôn giáo, chưa chủ động tiếp xúc với chức sắc tôn giáo, không thực sự nắm sát tình hình, hiểu và chia sẻ những

tâm tư, nguyện vọng của các tín đồ tôn giáo; thậm chí có trường hợp gây phiền hà cho chức sắc, tín đồ, tạo nên tâm lý không đồng thuận trong đồng bào tôn giáo đối với chính quyền, Nhà nước.

- Ba là, việc thực hiện một số văn bản hướng dẫn, chỉ đạo chưa thật

nghiêm túc, triển khai chậm và chưa đầy đủ; chưa tạo được sự thống nhất cao trong công tác quản lý, thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Công tác điều hành ở một số nơi chưa thật sâu sát, thiếu tính kế hoạch, nặng về giải quyết sự vụ, sự việc, chưa chú trọng việc tổng kết, đánh giá và tham mưu cho lãnh đạo địa phương trong việc chỉ đạo, phối hợp giữa các ban, ngành, đoàn thể và Ban Tôn giáo tỉnh, thành phố. Tiến độ giải quyết các thủ tục hành chính về lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp còn chậm. Việc phối hợp các cấp, các ngành xử lý các vấn đề nảy sinh trong tôn giáo, liên quan đến các hoạt động đối nội, đối ngoại, kinh tế, văn hóa, xã hội còn thiếu đồng bộ. Chế độ thông tin giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và các tỉnh, thành phố được cải thiện một bước, nhưng cũng còn nhiều hạn chế, có thời điểm thực hiện chưa đầy đủ, nhất là khâu xử lý thông tin từ cơ sở chưa kịp thời.

- Bốn là, còn tình trạng lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo

để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, hành nghề mê tín, dị đoan, trục lợi cá nhân. Những trường hợp này chủ yếu có mục đích chính trị gây phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc; diễn ra ở một số địa phương dưới các hình thức khiếu kiện đông người, kéo dài, gây áp lực với chính quyền, gây rối trật tự công cộng và an toàn xã hội. Các đối tượng xuyên tạc, vu cáo Nhà nước can thiệp vào công việc nội bộ của tôn giáo, đòi hoạt động tôn giáo không cần sự quản lý của Nhà nước; xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; vu cáo Việt Nam bóp nghẹt quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; xuyên tạc tình hình các tôn giáo ở Việt Nam cho các trung tâm phá

hoại tư tưởng ở nước ngoài sử dụng tuyên truyền chống Việt Nam về dân chủ, nhân quyền; đối với một số giáo dân, chức sắc tôn giáo có hoạt động lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động chống Việt Nam, bị chính quyền bắt, xử lý trước pháp luật; các thế lực thiếu thiện chí với Việt Nam thường tìm cách xuyên tạc, vu cáo chính quyền Việt Nam bắt người vì lý do tôn giáo và tìm cách can thiệp đòi thả tự do cho số này mà họ cho là “Tù nhân lương tâm”.

- Năm là, tình hình tôn giáo, tín ngưỡng ở một số địa bàn còn gây ra

những quan ngại cho Ủy ban Nhân quyền của Liên Hợp quốc - cơ quan giám sát việc thực thi Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR) - về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Ủy ban đã xem xét việc báo cáo của đoàn Nhà nước Việt Nam vào ngày 11 và 12/3/2019 sau đó thông qua các nhận xét, kết luận vào ngày 25/3/2019. Cụ thể: Ủy ban quan ngại rằng thành viên của các cộng đồng tôn giáo và người lãnh đạo của họ, chủ yếu là các nhóm tôn giáo không đăng ký hoặc không được công nhận, các cộng đồng dân tộc thiểu số hay dân tộc bản địa, phải đối diện với nhiều dạng theo dõi, sách nhiễu, đe dọa, tịch thu và phá hủy tài sản, và bị ép từ bỏ tín ngưỡng của mình, bị gây sức ép để gia nhập một dòng tu, hay bị tấn công thân thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)