Đặc điểm tín ngưỡng,tôn giáoở Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 50)

2.1. Khái quát về tín ngưỡng,tôn giáoở Việt Nam hiện nay

2.1.2. Đặc điểm tín ngưỡng,tôn giáoở Việt Nam hiện nay

Quá trình phát triển của tự nhiên, lịch sử và văn hoá đã tác động sâu sắc đến tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam, làm cho tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam có những đặc điểm:

- Một là, Việt Nam là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo.

Việt Nam có lịch sử lâu đời và nền văn minh hình thành sớm, nằm giữa ngã ba Đông Nam Á, là nơi thuận lợi cho việc giao lưu của nhiều luồng tư tưởng, văn hóa khu vực và thế giới, chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai nền văn

minh lớn Trung Hoa và Ấn Độ; có 54 dân tộc cư trú với điều kiện tự nhiên, khí hậu, lối sống, phong tục, tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau.

Việt Nam tồn tại nhiều hình thức tín ngưỡng, tôn giáo từ sơ khai đến hiện tại, từ tôn giáo phương Đông cổ đại đến phương Tây cận, hiện đại. Tất cả đã và đang cùng tồn tại bên cạnh tín ngưỡng dân gian, bản địa của nhiều dân tộc, bộ tộc khác nhau. Bên cạnh những tôn giáo lớn “ngoại nhập” như Phật giáo, Hồi giáo, Công giáo, Tin lành... ở Việt Nam còn có những tôn giáo lớn “nội sinh” như Cao Đài, Hòa Hảo…

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có hệ thống tín ngưỡng dân gian rất đa dạng như tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ thần, thờ mẫu… Tuy không có một tổ chức quy củ nhưng vẫn tồn tại như một tục lệ, một thói quen. Ở những vùng miền khác nhau, các dân tộc khác nhau còn có những hình thức tín ngưỡng đặc thù của vùng mình, dân tộc mình. Nhìn chung, tín ngưỡng dân gian Việt Nam hướng niềm tin vào các lực lượng siêu nhiên (các vị thần), các vị anh hùng dân tộc.

- Hai là, các tín ngưỡng, tôn giáo có sự dung hợp, đan xen và hòa đồng,

không kỳ thị, tranh chấp và xung đột, không có tôn giáo nào được công nhận là quốc đạo.

Hầu hết các tôn giáo được du nhập vào nước ta đều mang dấu ấn Việt Nam; và đều có sự biến đổi, thích nghi phù hợp với phong tục, tập quán, tín ngưỡng truyền thống của người dân bản địa. Điều này thể hiện trong quan niệm, giáo lý, sinh hoạt tôn giáo thường ngày của tín đồ. Ở một số vùng nông thôn, các nghi lễ tôn giáo tuy vẫn được tiến hành một cách đều đặn song đã có những biến tướng, thay đổi phù hợp với trình độ nhận thức, cách nghĩ, cách làm của tín đồ. Nhìn chung, sự thay đổi mang tính chất thích nghi này tạo điều kiện cho các tôn giáo tồn tại và phát triển ngày càng lớn mạnh, củng cố được vị trí, vai trò vững chắc trong xã hội Việt Nam. Tính dung hợp, đan xen, hòa đồng của

tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam có hiệu quả xã hội tích cực, làm cho ở nước ta về cơ bản không có xung đột đức tin và chiến tranh tôn giáo.

- Ba là, mỗi tín ngưỡng, tôn giáo mang những nét văn hóa riêng biệt

nhưng đều hướng đến Chân - Thiện - Mỹ, chịu ảnh hưởng của truyền thống dân tộc, góp phần tạo nên những nét đẹp trong nền văn hóa đa dạng, phong phú về bản sắc của dân tộc. Thực tế, mỗi tôn giáo đều mang trong nó một hay nhiều tín ngưỡng; các tín ngưỡng này đã có sự giao thoa với văn hóa Việt Nam. Qua hàng trăm năm tồn tại, phát triển, văn hóa tín ngưỡng ngoại nhập dần được Việt hóa và trở thành một bộ phận của văn hóa Việt Nam (dù không thuần nhất).

- Bốn là, trong lịch sử cận, hiện đại của dân tộc, các thế lực thực dân, đế

quốc, phản động luôn tìm mọi cách lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo và các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo để xâm lược, đô hộ nước ta, hoặc gây mất ổn định an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phục vụ cho ý đồ đen tối của chúng. Thời gian qua, một số đối tượng trong và ngoài nước chỉ đạo số tu sĩ và giáo dân công khai hoặc ngấm ngầm chống lại đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Một số vấn đề phát sinh trong công giáo chưa được giải quyết kịp thời, dứt điểm như tranh chấp đất đai, cơ sở vật chất có nguồn gốc tôn giáo, truyền đạo trái pháp luật… đang trở thành những nhân tố tác động xấu tới tình hình an ninh trật tự ở một số vùng giáo. Vấn đề này cần được các cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng chú ý khi thực hiện trách nhiệm của mình.

2.2. Thực trạng thực hiện trách nhiệm của Nhà nước trong việc bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)