Nội dung trách nhiệm của Nhànước trong việc bảo đảm quyền tự do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

1.2. Nhận thức về trách nhiệm của Nhànước trong việc bảo đảm quyền

1.2.3. Nội dung trách nhiệm của Nhànước trong việc bảo đảm quyền tự do

tự do tín ngưỡng, tôn giáo

Nhà nước thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính là một khía cạnh của việc thực hiện nghĩa vụ của quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người.

Theo nhận thức chung, nghĩa vụ của các quốc gia trong việc bảo đảm quyền con người thể hiện ở ba hình thức cụ thể là:

- Nghĩa vụ tôn trọng: Nghĩa vụ này đòi hỏi trong việc bảo đảm quyền con người, Nhà nước phải kiềm chế không can thiệp, không gây tổn hại kể cả trực tiếp hoặc gián tiếp, vào việc hưởng thụ các quyền con người của các chủ thểquyền. Đây được coi là một nghĩa vụ thụ động vì không đòi hỏi các Nhà nước phải chủ động đưa ra những sáng kiến, biện pháp hay chương trình nhằm hỗ trợ các công dân trong việc hưởng thụ các quyền. Nghĩa vụ này đặc biệt liên quan đến các quyền dân sự và chính trị (các quyền thụ động).

- Nghĩa vụ bảo vệ: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải ngăn chặn sự vi phạm quyền con người bởi một chủ thể thứ ba. Đây được coi là một nghĩa vụ chủ động bởi để ngăn chặn sự vi phạm quyền con người của các bên thứ ba, nhànước phải chủ động đưa ra những biện pháp và xây dựng những cơ chế phòng ngừa, xử lý những hành vi vi phạm. Nghĩa vụ này liên quan đến tất cả các quyền dân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, tuy nhiên gần hơn với các quyền dân sự và chính trị.

- Nghĩa vụ thực hiện: Nghĩa vụ này đòi hỏi các nhà nước phải có những biện pháp, hành động cụ thể nhằm hỗ trợ công dân hưởng thụ đầy đủ các quyền con người. Đây cũng được coi là nghĩa vụ chủ động, bởi nó yêu cầu các nhà

nước phải có những kế hoạch, chương trình cụ thể (ví dụ thông qua luật pháp) để bảo đảm cho mọi công dân hưởng thụ đến mức cao nhất có thể các quyền con người.

Khi nói đến nghĩa vụ quốc gia về bảo đảm các quyền con người về dân sự, chính trị, Nhà nước phải thể hiện sự tôn trọng và bảo đảm cho công dân thực hiện quyền trong mọi hoàn cảnh bất kể sự phát triển kinh tế, xã hội ở mức độ nào. Tức là việc hiện thực hóa các quyền dân sự, chính trị (trong đó có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo) là mang tính tức thời. Vì trên thực tế việc bảo đảm các quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nguồn nhân lực, vật lực nên bất kể quốc gia dù trình độ phát triển thế nào cũng đều có thể tiến hành được ngay. Không có lý do biện minh cho việc Nhà nước không bảo đảm cho công dân được thực thi các quyền dân sự, chính trị nói chung và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nói riêng.

Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự hài hòa giữa vấn đề tôn giáo và nhân quyền, hóa giải những xung đột để tất cả các nền văn hóa và tôn giáo có thể cùng tồn tại, phát triển. Muốn vậy, cần có sự hiểu biết, tôn trọng và công nhận lẫn nhau giữa những người có niềm tin tôn giáo khác nhau trên cơ sở thực hiện những giải pháp hợp lý nhằm khắc phục những vấn đề chung như kinh tế, bất công xã hội, vi phạm nhân quyền; với nguyên tắc quyền con người mang tính ưu việt, bao trùm, không thể thay đổi. Để thực hiện được điều đó, các quốc gia cần:

- Tôn trọng, thực hiện đầy đủ các quyền con người, bao gồm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như: Quyền của mọi người theo hoặc không theo tôn giáo hoặc từ bỏ tôn giáo, quyền tự do ngôn luận và thông tin nhưng không tuyên truyền sự phân biệt đối xử và thù hận dựa trên tôn giáo. Đảm bảo tính trung lập của nhà nước đối với các tôn giáo.

- Đảm bảo việc các nhà đứng đầu tôn giáo không áp đặt những quy định trái với quyền con người đối với các tín đồ của tôn giáo mình; ngăn ngừa, xử

lý những hành vi có tính chất phân biệt đối xử hoặc vi phạm pháp luật của bất cứ tôn giáo nào.

- Xây dựng mối quan hệ trao đổi thường xuyên giữa chính quyền và các tổ chức tôn giáo, tổ chức phi chính phủ nhằm giải quyết những vấn đề giữa các tôn giáo khác nhau trên cơ sở tôn trọng các quyền con người và góp phần vào sự ổn định của xã hội.

- Chú ý những vấn đề có liên quan mật thiết với tôn giáo và nhân quyền, như: Bình đẳng giới, tình dục nói chung và tình dục đồng giới nói riêng… Trong trường hợp giữa tôn giáo và nhân quyền có quan điểm khác nhau về cùng một vấn đề thì nhà nước có trách nhiệm tìm cách giải quyết hài hòa, hợp lý trên nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm các quyền con người chung nhất. Trong trường hợp các tôn giáo và nhân quyền cùng có sự thống nhất và chia sẻ với nhà nước, nhất là những vấn đề như tư tưởng tự do, sự tách biệt nhà nước và tôn giáo, bạo lực có nguyên nhân liên quan đến tôn giáo…, thì nhà nước có trách nhiệm huy động sự tham gia tích cực của các tôn giáo, nhằm củng cố, phát huy sự đoàn kết, thống nhất và ổn định xã hội.

Tuy vậy, bản chất vấn đề tôn giáo là tổ chức mang tính xã hội. Ở bất cứ quốc gia nào trên thế giới, dù là quốc gia phát triển hay đang phát triển, khi thành lập tổ chức tôn giáo và hoạt động tôn giáo thì nhà nước có trách nhiệm đảm bảo an ninh trật tự, đáp ứng nhu cầu tâm linh của mọi người và xử lý những người cản trở hoạt động tôn giáo chính đáng. Các quốc gia đều quan tâm đến công tác quản lý nhà nước về tôn giáo; mỗi quốc gia có cách quản lý riêng tùy thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội.

Với tư cách là thành viên các công ước, Nhà nước Việt Nam ngày càng thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình; thể hiện ở việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người như đã quy định. Nhà nước quan tâm thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Trách

nhiệm của Nhà nước Việt Nam với việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo được quy định tại Điều 3 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 như sau [35]:

- Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.

Tự do tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu không thể thiếu được đối với nhân dân, là điều thiêng liêng không ai được xâm phạm hay làm tổn hại. Đồng thời, đó cũng là một trong những mục tiêu phấn đấu của cách mạng Việt Nam. Tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo chính là tôn trọng nhu cầu tâm linh của một bộ phận nhân dân, tôn trọng tự do, dân chủ trong đời sống văn hóa, tinh thần của xã hội.

Hiến pháp năm 2013 quy định mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Hiến pháp cũng quy định các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật, Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Nguyên tắc hiến định này tiếp tục được khẳng định tại Luật tín ngưỡng, tôn giáo.

Tuy nhiên, cũng như mọi hoạt động bình thường khác của xã hội, tự do tín ngưỡng, tôn giáo là quyền được thực hiện các hoạt động tôn giáo trên cơ sở pháp luật, tức là trong khuôn khổ pháp luật. Các tôn giáo ở Việt Nam muốn phát triển được đều phải chịu sự quản lý của Nhà nước, không tôn giáo nào được phép đứng ngoài hoặc đứng trên lợi ích quốc gia, dân tộc. Pháp luật Việt Nam nghiêm cấm và xử lý nghiêm minh theo pháp luật bất kỳ ai lợi dụng tôn giáo xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, vi phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và công dân. Mỗi tín đồ tôn giáo cũng đồng thời là công dân Việt Nam, khi thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, cần phải thực hiện nghĩa vụ công dân trên cơ sở pháp luật. Nhà nước Việt Nam tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo theo pháp luật, đồng thời nghiêm

cấm hoạt động lợi dụng tôn giáo để vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước và của công dân.

- Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân. Quan điểm này hoàn toàn mới, có tính sáng tạo trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo. Trong tâm thức của người Việt Nam, thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân, với nước không chỉ là một loại hình tín ngưỡng mà còn là đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc. Việc Đảng và Nhà nước ta thừa nhận những giá trị tốt đẹp của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với Tổ quốc và nhân dân có ý nghĩa hết sức quan trọng, góp phần định hướng cho các tôn giáo, tín ngưỡng đồng hành, gắn bó với dân tộc, và việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, đồng thời cũng là nhân tố quan trọng đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, tâm lý của người dân.

Bên cạnh việc phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với dân với nước, Đảng và Nhà nước ta cũng chỉ rõ phải thượng tôn pháp luật, nghiêm cấm sự phân biệt đối xử với công dân vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo; nghiêm cấm lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để hoạt động trái pháp luật và chính sách của Nhà nước, kích động chia rẽ nhân dân, chia rẽ dân tộc, gây rối, xâm phạm an ninh quốc gia. Những quan điểm này mang tính biện chứng sâu sắc trong tư duy lý luận của Đảng và Nhà nước trong việc giải quyết mối quan hệ giữa xây và chống (xây dựng khối đoàn kết toàn dân, chống phân biệt đối xử, chống âm mưu chia rẽ dân tộc, kích động gây rối); giữa giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp với đấu tranh loại

trừ các tệ nạn mê tín, hủ tục nhằm bảo đảm cho môi trường sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo lành mạnh.

- Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo và tài sản hợp pháp của cơ sở tín ngưỡng, tổ chức tôn giáo.

Nội dung này là sự phù hợp với hai nội dung trên trong quá trình Nhà nước thực hiện trách nhiệm trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Nhà nước bảo hộ cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là việc Nhà nước tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo đã đăng ký được pháp luật bảo hộ, được tự do hoạt động tôn giáo, mở trường đào tạo chức sắc, xuất bản kinh sách, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự theo quy định của pháp luật. Nhà nước bảo hộ các ngôi chùa, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường, cơ sở thờ tự, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, trường đào tạo chức sắc... nhằm đảm bảo các tôn giáo, tín ngưỡng được công nhận có cơ sở để người dân thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Tiểu kết Chương 1

Trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu hai nội dung lớn, đó là:

Thứ nhất, luận văn đã nghiên cứu, phân tích nhận thức về tín ngưỡng,

tôn giáo và quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.

Thứ hai, luận văn đã nghiên cứu, phân tích những nhận thức về trách

nhiệm của Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là những vấn đề lý luận quan trọng, giúp trang bị lý luận có căn cứ khoa học để từ đó áp dụng vào thực tế nhằm tăng cường trách nhiệm Nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, đáp ứng những yêu cầu công tác trong tình hình mới. Những nội dung trên cũng là cơ sở lý luận cơ bản cho việc đánh giá, phân tích các nội dung trong chương 2 của luận văn.

Chương 2

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN TỰ DO TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO

Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) trách nhiệm của nhà nước trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở việt nam hiện nay (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)