Nguyên nhân vi phạm pháp luật của thanh niên nói chung và thanh niên đô thị nói riêng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 58)

2 Các văn bản pháp luật về phòng chống ma túy, mại dâm 45 43 3 Các văn bản pháp luật về an toàn giao thông 39

2.1.2.2. Nguyên nhân vi phạm pháp luật của thanh niên nói chung và thanh niên đô thị nói riêng

và thanh niên đô thị nói riêng

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thanh niên đô thi ̣ vi phạm pháp luật , trong đó nguyên nhân chính là do nhận thức của thanh niên về pháp luật còn hạn chế và do công tác giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thi ̣ còn nhiều bất cập.

Thứ nhất, do nhận thức của thanh niên về pháp luật còn hạn chế

Những kết quả nghiên cứu và điều tra xã hội học trong những năm gần đây đã cho thấy sự hiểu biết về pháp luật của thanh niên , thanh niên đô thị còn hết sức hạn chế ; điều đó đã khiến cho một bộ phận không nhỏ thanh niên không biết tự bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, không tự giác chấp hành pháp luật, thậm chí vi phạm pháp luật. Sự thiếu hiểu biết về pháp luật đã khiến trong nhiều trường hợp, thanh niên vừa trở thành thủ phạm vừa là nạn nhân của hành vi vi phạm pháp luật.

Khi chơi điện tử xong hết tiền em cùng anh L và một anh nữa tên N,

khi trông thấy hai cậu đi học thêm về đèo nhau vào con hẻm. Anh L ra lệnh cho em ra trấn cái xe đạp. Biết thằng này rồi nhưng anh L đã ra lệnh thì phải thực

hiện thôi. Thấy chúng nó van xin thì anh N bảo thôi tha cho nó không lấy xe nữa. Tha xe nhưng em khám túi quần lấy được của chúng nó 500đ đủ mua được điếu thuốc. Hút chưa hết điếu thuốc thì bị công an phường bắt về đồn vì tội cướp xe đạp và toàn xử 18 tháng án treo và 3 năm thử thách (phỏng vấn

người chưa thành niên vi phạm pháp luật phường Khương Đình , thành phố Hà Nội).

Một bộ phận thanh niên đô thi ̣ thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa nắm được những điều được làm, những điều không được phép làm; cố tình vi phạm, thói quen tự do, không tự kiềm chế được các thói quen xấu, chưa lường hết hậu quả nghiêm trọng do hành vi sai trái của mình gây ra; do vốn sống và hiểu biết xã hội của một bộ phận thanh niên còn hạn chế; khả năng tiếp nhận thông tin nhanh nhưng ít chọn lọc, dễ bị lôi kéo, lợi dụng. Ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân; nếp sống và làm việc theo pháp luật chưa được hình thành; do thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc có kiến thức về pháp luật nhưng ý thức chấp hành pháp luật chưa cao dẫn đến vi phạm pháp luật... Một số trường hợp phạm tội cho rằng chỉ biết đó là hành vi không tốt nhưng khi tòa xử vào tội trộm cướp phải chịu hình phạt án thì mới biết tính chất nguy hiểm của việc mình vi phạm.

Đáng chú ý là đa số thanh niên hiện nay vẫn chưa có kiến thức về một số lĩnh vực pháp luật "sát sườn" với họ; kết quả khảo sát của Luận văn cho thấy: chỉ có 20% số thanh niên đô thi ̣ được hỏi trả lời đúng là theo Bộ luật Hình sự của nước ta quy định tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự là từ 14 tuổi trở lên; 30% trả lời từ 16 tuổi trở lên và 63% trả lời từ 18 tuổi trở lên.

Bảng 2.1: Hiểu biết của thanh niên về tuổi bắt đầu phải chịu trách nhiệm hình sự

TT Độ tuổi Số phiếu Tỷ lệ (%)

1 18 tuổi 661 63

2 16 tuổi 318 30

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)