Nguyên nhân của những hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 81 - 83)

109 10 8 Qua các trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý 76

2.3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế

Nguyên nhân chủ quan:

Thứ nhất, nhận thức của bản thân một số cán bộ Đoàn về vị trí, vai trò, nội dung, nhiệm vụ của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh trong giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên còn hạn chế. Công tác tham mưu của đội ngũ cán bộ Đoàn một số nơi còn thiếu tính chủ động, kịp thời, thiếu sự sáng tạo trong tổ chức hoạt động. Hiện nay, Hội đồng Phối hợp giáo dục ý thức pháp luật của Trung ương Đoàn chưa được thành lập, do vậy quá trình tham mưu, tổ chức các hoạt động thiếu sự đồng bộ, khó tập trung nguồn lực.

Thứ hai, do đặc trưng của tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là cán bộ thường được luân chuyển nhanh, tuổi đời còn trẻ; đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp làm công tác giáo dục ý thức pháp luật chưa được bổ sung

kịp thời, kiện toàn đầy đủ, chưa được đào tạo cơ bản; kiến thức, kỹ năng giáo dục ý thức pháp luật còn nhiều bất cập; kinh nghiệm và khả năng truyền đạt về pháp luật còn yếu, đặc biệt là kỹ năng tổ chức hoạt động.

Thứ ba, bản thân một số cấp bộ Đoàn chưa làm tốt chức năng tham mưu với cấp ủy, chính quyền; chưa chủ động phối hợp với các ngành chức năng trong quá trình giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên chưa chặt chẽ; chưa phát huy đầy đủ chức năng, phương tiện của các cơ quan báo chí và các thiết chế văn hóa của Đoàn, Hội để giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên.

Nguyên nhân khách quan:

Thứ nhất, công tác phối hợp giữa Đoàn thanh niên với các ngành, đoàn thể, các lực lượng xã hội trong việc giáo dục ý thức pháp luật chưa đồng bộ, thiếu chặt chẽ; hoạt động chưa được nhịp nhàng và nề nếp nên hiệu quả hạn chế; chưa hình thành cơ chế phối hợp cụ thể, phân công trách nhiệm của từng bên trong giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên.

Thứ hai, ngân sách dành cho công tác giáo dục ý thức pháp luật hết sức khó khăn; điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác giáo dục ý thức pháp luật của Đoàn còn nhiều hạn chế. Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp tới việc đa dạng hóa hình thức giáo dục ý thức pháp luật trong thanh niên. Một số nội dung của Thông tư số 63/2005/TT-BTC ngày 05/08/2005 của Bộ Tài chính về"Hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác giáo dục ý thức pháp luật" có nhiều điểm chưa sát với thực tế đã được các ngành, đoàn thể ý kiến nhưng chưa sửa đổi gây khó khăn cho công tác này ở cơ sở.

Thứ ba, do hệ thống pháp luật chưa được hoàn chỉnh; việc xử lý vi phạm pháp luật, đặc biệt là một số vụ việc liên quan đến cán bộ, đảng viên không nghiêm minh, thiếu chính xác làm cho thanh niên không đồng tình, ảnh hưởng đến lòng tin đối với pháp luật, gây khó khăn không ít cho việc giáo dục ý thức pháp luật.

Thứ tư, những nhu cầu chính đáng của thanh niên đô thi ̣ như việc làm,

thu nhập chính đáng, vui chơi giải trí lành mạnh chưa được quan tâm, giải quyết một cách triệt để.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)