Nâng cao nhận thức của thanh niên đô thi ̣về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 102 - 104)

8 Tủ sách pháp luật xã, phường, thị trấn, trường học 154

3.2.3.1. Nâng cao nhận thức của thanh niên đô thi ̣về vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh niên

pháp luật trong đời sống xã hội và trong hoạt động của thanh niên

Pháp luật là công cụ quản lý quan trọng của nhà nước đối với các tổ chức và cá nhân, đồng thời là bảo đảm cần thiết và an toàn cho mọi hoạt động của tổ chức, cá nhân. Chính vì vậy, trước hết phải tuyên truyền, giáo dục để thanh niên đô thị nhận thức sâu sắc về vai trò quan trọng của pháp luật đối với đời sống xã hội nói chung và đối với bản thân thanh niên nói riêng; trên cơ sở đó họ sẽ nhận thức sâu sắc hơn ý nghĩa của việc hiểu biết pháp luật và sự cần thiết phải giáo dục pháp luật. Để nâng cao nhận thức của thanh niên đô thi ̣ về vai trò của pháp luật đối với đời sống xã hội, trước hết cần tuyên

truyền cho thanh niên đô thi ̣ nắm vững các quyền và nghĩa vụ của họ đã được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Khi đánh giá hiệu quả xã hội, của sự phát triển bản thân thanh niên cần tính đến vai trò của pháp luật, nhất là pháp luật liên quan đến những lĩnh vực cụ thể, những đánh giá đó phải được thông tin rộng rãi. Việc nâng cao nhận thức thanh niên đô thi ̣ cần được tiến hành thông qua hoạt động của tổ chức đoàn cơ sở, đặc biệt là chi đoàn. Mục tiêu của công tác giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên đô thi ̣ là từng bước làm cho thanh niên hiểu được vai trò của pháp luật trong đời sống, tạo dần nếp nghĩ, sống và làm việc theo pháp luật; hình thành thói quen tự tìm hiểu, tự trau dồi kiến thức pháp luật; từ đó trở thành những người xung kích giáo dục ý thức pháp luật cho các thành viên khác trong cộng đồng.

Các cấp bộ Đoàn phải làm tốt công tác lãnh đạo, định hướng để thanh niên đô thị nhận thức được ý nghĩa, tác dụng của việc tìm hiểu pháp luật, từ đó tự giác tìm đọc, nghiên cứu các văn bản pháp luật phục vụ thiết thực cuộc sống của chính mình thông qua tìm đọc ở các thư viện, tủ sách pháp luật, trên Internet... Đẩy mạnh các phong trào tự tìm hiểu pháp luật

trong thanh niên đô thị. Các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên phải vừa là quá trình giáo dục, vừa là quá trình tự giáo dục của mỗi người, trong đó tổ chức Đoàn là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho thanh niên tự giáo dục với phương châm "Người chưa biết hỏi người biết; mỗi đoàn viên, mỗi thanh niên là một tuyên truyền viên pháp luật tích cực trong cộng đồng". Qua khảo sát thực tế cho thấy, một số tổ chức Đoàn cũng như đoàn viên, thanh niên đô thi ̣ chưa coi trọng phương thức tự giáo dục, tức là cũng coi nhẹ quá trình rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng thực hiện pháp luật trong cuộc sống. Điều đó cũng có nghĩa là trong công tác giáo dục pháp luật, thanh niên chưa phải là chủ thể của quá trình giáo dục.

Giáo dục cho thanh niên đô thi ̣ kỹ năng sống, kỹ năng làm việc, kỹ năng xử lý những tình huống trong cuộc sống. Tổ chức Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, cán bộ Đoàn phải thực sự là người bạn đồng hành với thanh niên trong cuộc sống để giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của thanh

niên; gương mẫu thực hiện và vận động, hướng dẫn thanh niên tự trang bị kiến thức và tự giác chấp hành pháp luật. Đội ngũ cán bộ đoàn trước tiên phải là người gương mẫu nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật để thanh niên noi theo, đồng thời có khả năng tự trang bị những kiến thức pháp luật cần thiết để hướng dẫn thanh niên những kỹ năng như: kỹ năng biết từ chối khi bị lôi kéo vào những tình huống có thể vi phạm pháp luật, đạo đức; kỹ năng chia sẻ thông tin; kỹ năng thực hiện các hành vi an toàn...

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Vai trò của tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thị . ThS. Luật 60 38 01 (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)