109 10 8 Qua các trung tâm tư vấn pháp luật và trợ giúp pháp lý 76
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế
Công tác chỉ đạo của các cấp bộ Đoàn trong việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục, pháp luật cho thanh niên đô thi ̣ chưa được đầu tư, thiếu sự hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, tổng kết chưa kịp thời và chưa thực sự được coi trọng với tư cách là một nội dung giáo dục độc lập. Việc chỉ đạo thực hiện chủ yếu thông qua việc lồng ghép với các nội dung, chương trình giáo dục khác (các hoạt động có đảm bảo về kinh phí triển khai) như phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, ma túy, mại dâm, an toàn giao thông... Vì thế chưa tạo được sự chuyển biến rõ nét và toàn diện về nhận thức và hành động theo pháp luật của thanh niên ở cơ sở.
Nội dung giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên đô thi ̣ mới chỉ dừng ở việc trang bị cho thanh niên những kiến thức cơ bản, mà chưa thực sự đi vào cả chiều rộng và chiều sâu của vấn đề; chưa phổ biến rộng rãi các kiến thức pháp luật cần thiết, mang tính đặc thù, phù hợp với từng nhóm thanh niên khác nhau. Hình thức giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên đô thi ̣ nhìn chung còn chậm được đổi mới, còn nặng về lý thuyết, ít gắn với thực tiễn cuộc sống. Việc khai thác hình thức giáo dục ý thức pháp luật qua mạng Internet, giao lưu trực tuyến, truyền hình trực tiếp các chủ đề về pháp luật còn ít được chú ý.
Các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật đối với thanh niên đô thi ̣ triển khai, thực hiện chưa thường xuyên, chủ yếu diễn ra theo các đợt hoạt động cao điểm. Một số hoạt động thiếu chiều sâu, hiệu quả tuyên truyền, giáo dục hạn chế; không ít hoạt động còn mang tính hình thức, chủ yếu tác động vào những thanh niên tích cực, chưa tới được đông đảo số thanh niên khác cần tuyên truyền; chưa thực sự được quan tâm, đầu tư và đề ra được các giải pháp thiết thực.
Số lượng và chất lượng hoạt động của các mô hình can thiệp tại cộng đồng chưa đáp ứng, chưa theo kịp với tình hình thực tế; mới dừng lại ở việc xây dựng mô hình điểm, thiếu tính bền vững; việc chỉ đạo, nhân diện còn yếu. Công tác đào tạo, tập huấn chưa đáp ứng được nhu cầu, các thành viên của
các mô hình còn thiếu kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn. Sự phối hợp tạo điều kiện của các cấp ở địa phương đối với việc xây dựng, đầu tư duy trì hoạt động các mô hình tại cơ sở theo hướng phát triển bền vững còn khó khăn…
Sự phối hợp hoạt động với các cấp, các ngành chức năng chưa tốt, nhất là với ngành Tư pháp. Việc sơ, tổng kết Nghị quyết liên tịch số 04/NQLT ngày 16/11/1985 và Chương trình liên tịch ngày 16/11/1999 về giáo dục ý thức pháp luật cho thanh thiếu nhi giữa Trung ương Đoàn với Bộ Tư pháp đến nay chưa được thực hiện. Cơ chế, chính sách, nguồn lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị truyền thông, tài liệu phục vụ cho các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật của Đoàn ở các cấp rất khó khăn, nhất là ở cơ sở. Với đặc trưng của lứa tuổi thanh niên rất hăng hái và nhiệt tình, sẵn sàng tình nguyện bỏ công sức của cá nhân làm nhiều phần việc cho xã hội. Nhưng thanh niên cũng cần có những điều kiện nhất định để hoạt động. Vì vậy, cần có những cơ sở vật chất, kinh phí cần thiết cho tổ chức Đoàn các cấp tổ chức các hoạt động giáo dục ý thức pháp luật cho thanh niên đô thi ̣.