Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 40 - 46)

1.3. Khái niệm Doanh nghiệp, khái niệm, đặc điểm Doanh

1.3.2. Khái niệm, đặc điểm doanh nghiệp Nhà nước

1.3.2.1. Khái niệm doanh nghiệp Nhà nước

Theo Nghị định số 99/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước (SOE) đã làm rõ khái

nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ bao gồm: doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

Trước khi Luật doanh nghiệp mới 2014 có hiệu lực thì doanh nghiệp Nhà nước cũng được quan niệm là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc có cổ phần, vốn góp chi phối được tổ chức dưới hình tức công ty Nhà nước, công ty cổ phần, công ty TNHH. Doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp một chủ trong trường hợp Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ (tức sở hữu 100%). Doanh nghiệp Nhà nước nhiều chủ sở hữu trong trường hợp là có cổ phần, vốn góp chi phối có tỷ lệ trên 50% và dưới 100%.

Nhưng hiện nay, theo điều 4 Luật Doanh nghiệp ban hành này 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2015 thì doanh nghiệp Nhà nước là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thay vì 51% như trước đây. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước sẽ buộc tư duy về quản lý Nhà nước với doanh nghiệp thay đổi.

1.3.2.2. Đặc điểm của Doanh nghiệp Nhà nước - Chủ đầu tư là: Nhà nước

- Sở hữu vốn: Nhà nước sở hữu toàn bộ 100% vốn điều lệ

- Hình thức tồn tại: doanh nghiệp Nhà nước 100% vốn điều lệ thì tồn tại dưới hình thức công ty TNHH Nhà nước một thành viên (TNHH MTV)

- Trách nhiệm tài sản: chủ sở hữu công ty là Nhà nước chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Tư cách pháp lý: Doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Luật áp dụng: theo Luật doanh nghiệp ban hành ngày 26 tháng 11 năm 2014 có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2015.

Chương 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN

CÔNG NGHIỆP THAN - KHOÁNG SẢN VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Giai đoạn 1: từ năm 1994-2005

Ngày 10/10/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 563/2004/QĐ – TTg ngày 10/10/1994 thành lập Tổng công ty Than Việt Nam - một trong 3 Tổng công ty (Than - Điện lực - Dầu khí) hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, dưới sự quản lý và điều hành trực tiếp của Chính phủ với nhiệm vụ chính là sản xuất kinh doanh than theo quy hoạch, kế hoạch của Nhà nước, cung ứng than cho nhu cầu của các ngành kinh tế trong nước, đầu tư xây dựng và vận hành các nhà máy nhiệt điện; sửa chữa chế tạo cơ khí; sản xuất cung ứng vật liệu nổ công nghiệp; thương mại và dịch vụ và một số ngành nghề kinh doanh khác. Ngay từ khi ra đời năm 1995, TKV đã gặp muôn vàn khó khăn do nạn khai thác kinh doanh trái phép hoành hành; môi trường vùng mỏ bị tàn phá khốc liệt; các doanh nghiệp ngành than lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan, phải cắt giảm sản xuất; giá bán than trong nước thấp hơn giá thành dẫn tới mất cân đối tài chính, công nhân thiếu việc làm, đời sống khó khăn. HĐQT Tổng công ty đã đề ra hàng loạt các giải pháp: tổ chức lại mô hình sản xuất, xóa bỏ cấp trung gian, mở mang nhiều ngành sản xuất kinh doanh mới, thống nhất quản lý thị trường tiêu thụ than; kết hợp với các chế tài kinh tế - hành chính lập lại trật tự trong khai thác, chế biến kinh doanh than… Đây

cũng là giai đoạn TKV tập trung cao độ đầu tư về kỹ thuật và công nghệ cho các ngành sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực khai thác hầm lò.

Ngày 12/5/2001, Tổng công ty cơ khí năng lượng và mỏ được sáp nhập vào Than Việt Nam đã làm “hồi sinh” ngành cơ khí mỏ tạo thêm sức mạnh mới cho ngành cơ khí sửa chữa và cơ khí chế tạo của TKV. Giai đoạn này HĐQT Tổng công ty đã xác định “đây cũng chính là chiến lược phát triển bao trùm suốt một thập niên”. TKV đã đổi mới mô hình sản xuất theo hướng tinh gọn, giải thể một số công ty khai thác than theo vùng, từ đó sức sản xuất được giải phóng; năng suất lao động tăng cao; đời sống vật chất và văn hóa tinh thần người thợ mỏ thực sự được thay đổi. Năm 1994 sản lượng than nguyên khai mới chỉ ở mức 7 triệu tấn, mười năm sau tức năm 2005 chỉ số này đã đạt tới 31,3 triệu tấn vượt mức chỉ tiêu mà quy hoạch phát triển ngành than đã đề ra cho năm 2020.

Giai đoạn 2: từ năm 2005 đến nay

Ngày 8/8/2005, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 189/2005/QĐ -TTg và 199/2005/QĐ -TTg thành lập Tập đoàn Than Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại Tổng công ty Than Việt Nam và các đơn vị thành viên, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con - Đây cũng là Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tiên được thành lập. Bốn tháng sau, ngày 26/12/2005, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 345/2005/QĐ-TTg thành lập Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trên cơ sở Tập đoàn Than Việt Nam và Tổng công ty khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Công nghiệp với bốn nhiệm vụ chính là: Tập trung đầu tư, huy động các nguồn lực hình thành các nhóm công ty quy mô lớn trong các ngành, các lĩnh vực then chốt, phát triển nâng cao sức cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế; giữ vai trò đảm bảo các cân đối trong nền kinh tế, ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển cho các ngành, các lĩnh vực khác trong toàn bộ nền kinh tế; thúc đẩy liên kết trong chuỗi giá trị

gia tăng, phát triển các thành phần kinh tế khác; tăng cường quản lý, giám sát có hiệu quả đối với nguồn vốn, tài sản Nhà nước đầu tư tại các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn. Năm 2007, Đảng bộ công ty mẹ được thành lập kế thừa nhiệm vụ của Ban cán sự Đảng Than Việt Nam, cùng với Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, Đảng ủy Than Quảng Ninh và Đoàn Thanh niên Than Quảng Ninh tạo nên hệ thống chính trị vững chắc thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị và kế hoạch sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn.

Tháng 12/2009, TKV là Tập đoàn kinh tế Nhà nước đầu tiên được hai tổ chức đánh giá hệ số tín nhiệm quốc tế là Moody’s và Standard và Poor’s đánh giá xếp hạng ngang bằng hệ số tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam.

Ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 989/ 2010/QĐ-TTg về việc chuyển công ty mẹ - Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.

Ngày 21/3/2011, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 418/2011/QĐ-TTg phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam: theo đó Tập đoàn có: 22 đơn vị trực thuộc công ty mẹ - Tập đoàn; 23 công ty con TNHH MTV; 4 công ty con ở nước ngoài; 7 đơn vị sự nghiệp có thu hạch toán độc lập; 33 công ty con cổ phần.

Ngày 7/2/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 314/QĐ- TTg phê duyệt đề án tái cơ cấu Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam giai đoạn 2012-2015 là định hướng cơ bản để từng bước cổ phần hóa các đơn vị thành viên, tiến tới cổ phần hóa công ty mẹ nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Nhà nước theo chủ trương của Đảng và Chính phủ. Năm 2013, Tập đoàn đã phát hành thành công 5.000 tỷ đồng trái phiếu - đây là đợt phát hành trái phiếu tiền đồng Việt Nam lớn nhất của các doanh nghiệp Nhà nước tính đến

thời điểm phát hành điều đó chứng minh thương hiệu, uy tín của TKV trên thị trường. 5 năm liên tiếp TKV đứng vào Tốp 10/1000 doanh nghiệp nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam do VN Report bình chọn.

Ngày 19/12/2013, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 212/2013/NĐ-CP về điều lệ của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (thay thế cho điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam ban hành theo quyết định số 418/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính Phủ).

Hình thức pháp lý, tư cách pháp nhân và chức năng nhiệm vụ của TKV: TKV là công ty TNHH một thành viên do nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ, hoạt động theo quy định của pháp luật và theo điều lệ công ty.

Các ngành nghề kinh doanh của Vinacomin

* Ngành nghề kinh doanh chính:

- Công nghiệp Than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, chế biến, mua, bán, xuất khẩu nhập khẩu các sản phẩm than, khí mỏ, nước ngầm ở mỏ và các khoáng sản khác đi cùng với than.

- Công nghiệp khoáng sản - luyện kim: khảo sát, thăm dò đầu tư, xây dựng, khai thác, vận tải, sàng tuyển, làm giàu quặng, luyện kim, gia công, chế tác, mua, bán, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản.

- Vật liệu nổ công nghiệp: Sản xuất, mua bán, dự trữ, xuất nhập khẩu các loại vật liệu nổ công nghiệp và nitơrat amôn.

- Công nghiệp điện: Đầu tư, xây dựng, sản xuất điện; mua, bán điện. * Ngành, nghề có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính: - Công nghiệp cơ khí

- Công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng - Quản lý, khai thác cảng; vận tải, kho bãi

- Thăm dò, khảo sát địa chất; tư vấn khoa học công nghệ và đầu tư; giám định hàng hóa; đào tạo, y tế, hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường

- Ngành nghề kinh doanh khác mà TKV có thể bổ sung mà pháp luật không cấm sau khi được chủ sở hữu Nhà nước chấp thuận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 40 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)