Thực trạng hoạt động của tổ chức pháp chế tại một số doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 55 - 66)

2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh

2.2.2. Thực trạng hoạt động của tổ chức pháp chế tại một số doanh

nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

2.2.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Qua nghiên cứu về các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp như sau:

- Một là: Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam bao gồm nhiều doanh nghiệp hợp thành, Tập đoàn với công ty mẹ Vinacomin có tư cách pháp nhân và các đơn vị thành viên. Với mô hình của Tập đoàn lớn như vậy tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Tập đoàn nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới quản lý và công nghệ song cũng là thách thức bởi quy mô Tập đoàn lớn sẽ dẫn đến nhiều bất cập trong phương thức kinh doanh, trình độ, năng lực quản lý còn hạn chế.

- Hai là: Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam hoạt động ở nhiều lĩnh vực khác nhau như: Công nghiệp Than: Khảo sát, thăm dò, đầu tư xây dựng, khai thác, vận tải, chế biến, xuất nhập khẩu sản phẩm than… Công nghiệp Khoáng sản - luyện kim: khảo sát, thăm dò, đầu tư, xây dựng, khai thác vận tải, sàng tuyển làm giàu quặng,

luyện kim, gia công, chế tác, xuất nhập khẩu các sản phẩm khoáng sản; vật liệu nổ công nghiệp; công nghiệp điện, công nghiệp cơ khí; công nghiệp hóa chất và vật liệu xây dựng; thăm dò, khảo sát địa chất, hoạt động bảo vệ và hoàn nguyên môi trường… hoạt động trên địa bàn rộng trong và ngoài nước. Với việc hoạt động đa ngành nghề, bao trùm toàn bộ lãnh thổ như vậy nên cũng là một khó khăn cho việc xây dựng đồng bộ hệ thống tổ chức pháp chế cho toàn bộ các đơn vị trong Tập đoàn đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động ở các vùng núi xa xôi, hẻo lánh… Điều này gây ra nhiều khó khăn trong quản lý các doanh nghiệp thành viên nói riêng và của Tập đoàn nói chung.

- Ba là: Bản chất của kinh tế Tập đoàn là sự liên kết mà sự liên kết và hợp tác giữa các đơn vị thành viên trong Tập đoàn chưa cao. Sự điều hành, chi phối của Tập đoàn đối với các đơn vị thành viên chưa thực sự chặt chẽ và hiệu quả do mức độ chi phối của Tập đoàn bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ đầu tư vốn và tài chính. Quan hệ giữa các đơn vị trong Tập đoàn chủ yếu mang tính chất hành chính. Đó cũng là khó khăn, thách thức cho việc tổ chức, hoạt động của pháp chế doanh nghiệp.

- Bốn là: Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp, mối quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp tới công tác của tổ chức pháp chế, việc kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh còn hạn chế. Trong những năm gần đây, Luật Doanh nghiệp cùng với nhiều văn bản QPPL của Quốc hội, Chính phủ đã được ban hành và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với sự phát triển của các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế hội nhập khu vực và thế giới, song trình độ quản lý của đội ngũ giám đốc còn nhiều hạn chế, chưa tiếp cận kịp với thời kỳ đổi mới.

- Năm là: các chính sách quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây, kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt khủng hoảng kinh tế thế giới ảnh hưởng nhiều đến việc phát triển kinh tế của các nước mà Việt Nam cũng không ngoại lệ. Chính phủ Việt Nam đã có nhiều giải

pháp tháo gỡ khó khăn nhằm hỗ trợ cho các Tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp hoạt động ổn định. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều chính sách chưa phù hợp như chính sách về tài chính, tiền tệ… gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp, Tập đoàn kinh tế nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội giai đoạn 2011-2015 đã xác định tái cơ cấu DNNN là một trong ba nội dung trọng tâm tái cơ cấu nền kinh tế (cùng với tái cơ cấu đầu tư công, tái cơ cấu ngân hàng và tổ chức tín dụng). Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 929/QĐ-TTg ngày 17/7/2012 phê duyệt Đề án tái cơ cấu DNNN mà tập trung là các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2012-2015.

Các nhân tố trên đây đã ảnh hưởng tới việc lựa chọn hình thức, mô hình tổ chức quản lý, hình thức hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam,cũng như việc lựa chọn hình thức tổ chức của tổ chức pháp chế doanh nghiệp ở các đơn vị của Tập đoàn.

2.2.2.2. Kết quả đạt được

Giai đoạn 2012-2014, với những nỗ lực trong chỉ đạo điều hành sản xuất, Tập đoàn đã đạt được một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh khả quan so với tình hình chung của nền kinh tế trong nước, thể hiện qua một số chỉ tiêu chủ yếu như sau:

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2012-2014

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2012 Năm 2013 Năm 2014 1 Tổng doanh thu Tỷ đồng 97.908 102.786 110.500 2 Nộp NSNN Tỷ đồng 14.028 12.769 12.000

3 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 3.470 3.050 2800 4 Lương bình quân1000/người tháng Người 7.608 7.959 8.400

5 Lao động Người 142.708 140.919 123.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác pháp chế của Ban Pháp chế (2014), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản giai đoạn 2011-2014)

Để đạt được những kết quả đó là sự chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, của lãnh đạo Tập đoàn và sự cố gắng của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức của Tập đoàn, trong đó công tác pháp chế của các doanh nghiệp trong Tập đoàn cũng có nhiều nỗ lực và cố gắng để góp một phần sức mạnh cùng toàn Tập đoàn vượt qua khó khăn này nhằm giữ vững và ổn định sản xuất, kinh doanh. Mặc dù sản phẩm của công tác pháp chế không thể định lượng bằng các con số cụ thể (sản phẩm, doanh thu hay lợi nhuận…) nhưng vô hình lại là yếu tố quan trọng tác động tới kết quả sản xuất kinh doanh, uy tín của Tập đoàn và đơn vị.

Giai đoạn 2012-2014 pháp chế ở các doanh nghiệp trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã tiến hành các công việc cụ thể sau:

1.Công tác xây dựng quy chế quản lý nội bộ

Để đảm bảo đồng bộ hóa với các mô hình tổ chức mới, đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn luôn tuân thủ pháp luật hiện hành và đạt hiệu quả tốt thì việc xây dựng các quy chế quản lý nội bộ chiếm một vai trò then chốt tạo điều kiện để đáp ứng các yêu cầu công tác quản lý của toàn Tập đoàn, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2012 đến nay. Do đó việc xây dựng và ban hành các quy chế quản lý nội bộ đã được lãnh đạo Tập đoàn quan tâm chỉ đạo tới từng đơn vị trong Tập đoàn.

Năm 2012-2014 toàn Tập đoàn đã xây dựng và ban hành quy chế, quy định, văn bản quản lý phục vụ quản trị doanh nghiệp tập trung trong các lĩnh vực như: Điều lệ công ty; Thỏa ước lao động tập thể; Nội quy lao động; Quy chế hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; Quy chế đầu tư, quy chế sử dụng nhãn hiệu và logo của TKV; Quy chế lao động tiền lương; Quy chế quản lý mua bán, sử dụng vật tư; Quy chế Hội đồng hòa giải ở cơ sở; Quy chế thi đua khen thưởng; Quy chế tiêu thụ than; Quy trình trách nhiệm tiêu thụ than; Quy chế về bảo hành phụ tùng vật tư; Quy chế về phân cấp bảo dưỡng

thiết bị; Quy định về chức năng nhiệm vụ các phòng ban trong công ty; Quy chế khoán và quản trị chi phí sản xuất; Quy chế tài chính…Có thể nói, từ việc tái cơ cấu doanh nghiệp, tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đã tác động mạnh đến công tác xây dựng quy chế, quy định nội bộ trong giai đoạn này được triển khai đồng bộ trong toàn bộ các doanh nghiệp của Tập đoàn.

2. Công tác tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật

Việc tham gia góp ý kiến xây dựng pháp luật, đề xuất sửa đổi bổ sung các văn bản pháp luật không còn phù hợp với thực tế ngành chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động pháp chế của các doanh nghiệp trong Tập đoàn.

- Dự thảo quyết định của Thủ tướng về ban hành quy chế công bố thông tin hoạt động của các công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu.

- Ý kiến góp ý sửa đổi Luật Đấu thầu; Luật Doanh nghiệp; Luật Đầu tư; Luật Xây dựng; Luật Bảo Hiểm xã hội…

- Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, bảo vệ tài nguyên (gồm tài nguyên nước và khoáng sản…)

- Dự thảo Luật Thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Luật Đầu tư; Luật Quản lý sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; Luật Phòng chống tham nhũng…

- Dự thảo về quản lý nợ của doanh nghiệp; Nghị định giám sát doanh nghiệp Nhà nước…

3. Công tác tư vấn pháp lý

Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm 2012-2014 đánh dấu bước phát triển mới của bộ phận pháp chế các đơn vị của Tập đoàn trong công tác tư vấn pháp lý. Các ý kiến tư vấn của bộ phận pháp chế Tập đoàn và bộ phận pháp chế của tất cả các đơn vị đã có chiều sâu và có cái nhìn tổng quát phù hợp hơn với đặc điểm của từng vụ việc, từng chuyên ngành. Tại các đơn vị của Tập đoàn, bộ phận pháp chế của đơn vị đã duy trì thực hiện việc tư vấn pháp lý thông qua các hình thức như:

- Thực hiện quy chế tiếp công dân và duy trì tiếp công dân vào một ngày nhất định trong tháng hoặc trong tuần, qua đó có các ý kiến tư vấn liên quan đến các quy định của pháp luật đối với từng vấn đề cụ thể của các cán bộ viên chức trong đơn vị như công ty cổ phần Than Vàng Danh - Vinacomin, công ty tuyển Than Cửa Ông - TKV, công ty cổ phần Than Cao Sơn - Vinacomin…;

- Tham gia tư vấn cho lãnh đạo đơn vị về các vấn đề pháp lý liên quan đến quá trình điều hành, quản lý công ty, thực hiện các thủ tục liên quan đến việc tổ chức họp Đại hội cổ đông công ty, cơ cấu lại doanh nghiệp;

- Tham gia ý kiến vào các hợp đồng thương mại lớn của đơn vị, thẩm định hợp đồng thương mại đặc biệt trong đầu tư, mua sắm vật tư, vận chuyển công nhân, vận chuyển than đất;

- Tham gia mở thầu các dự án đầu tư, thẩm định các dự án đầu tư, quyết toán vốn đầu tư các công trình hoàn thành đưa vào sử dụng và bước đầu đã có những ý kiến giúp cho việc ký kết, thực hiện hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật, phòng tránh rủi ro về mặt pháp lý cho đơn vị;

- Bộ phận pháp chế của các đơn vị cũng đã thực hiện nhiệm vụ trực tiếp tư vấn cho Ban giám đốc hoặc là đầu mối thuê các công ty tư vấn luật để hỗ trợ đơn vị mình tham gia các vụ việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đơn vị trước Tòa án nhân dân có thẩm quyền, hoặc thuê luật sư tư vấn cho các hợp đồng có sự tham gia của đối tác nước ngoài…;

- Tham gia tư vấn pháp lý liên quan đến việc đăng ký và bảo vệ quyền lợi của đơn vị với bản quyền sở hữu trí tuệ, bản quyền tác giả, thương hiệu… như: Công ty cổ phần Đầu tư Công nghiệp Mỏ - Vinacomin, Công ty Cổ phần Vật tư TKV, công ty Than Quang Hanh…;

- Tư vấn về trình tự thủ tục, yêu cầu, điều kiện tuyển dụng lao động nước ngoài hoặc thuê chuyên gia vào làm việc tại đơn vị.

4. Công tác rà soát hệ thống văn bản, quy chế quản lý nội bộ

hợp với mô hình tổ chức và hoạt động mới của Tập đoàn (Theo Nghị định số 212/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 19 tháng 12 năm 2013 về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam) nói riêng và các quy định pháp luật mới ban hành nói chung, công tác xây dựng quy chế quản lý nội bộ luôn được các doanh nghiệp trong Tập đoàn chú trọng. Pháp chế TKV đã luôn chủ động tham mưu, giúp lãnh đạo doanh nghiệp tập hợp, rà soát hệ thống văn bản, quy chế, quy định quản lý nội bộ từ Tập đoàn tới các đơn vị để từ đó đề xuất với lãnh đạo doanh nghiệp kịp thời sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, hoặc có ý kiến kiến nghị lãnh đạo để kiến nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xây dựng và hoàn thiện pháp luật. Trong đợt rà soát văn bản trong giai đoạn 2012-2014, TKV đã có hơn 1600 quy chế, quy định được đề nghị thay thế, hơn 400 quy chế, quy định được đề nghị ban hành mới nhằm hỗ trợ cho quá trình quản lý của Tập đoàn và các đơn vị; hàng chục quy chế, quy định của Tập đoàn và đơn vị được đề nghị sửa đổi, bổ sung. Tại các đơn vị, việc rà soát hệ thống văn bản, quy chế quản lý nội bộ được thực hiện thông qua việc các đơn vị đã chỉ đạo tổ chức hội nghị người lao động để lấy ý kiến xem xét, sửa đổi Thỏa ước lao động tập thể năm; Nội quy lao động; Quy chế khen thưởng và xử lý vi phạm về công tác an toàn, bảo hộ lao động; Quy chế quản lý lao động và tiền lương; Quy chế thưởng thi đua hoàn thành nhiệm vụ tháng, quý, năm; Quy chế hoạt động của Hội đồng hòa giải công ty; Quy chế dân chủ; Quy định về sử dụng hệ thống thông tin liên lạc; Quy định trang thiết bị phương tiện cá nhân cho người lao động; Quy định quản lý ô tô ở phân xưởng; Quy chế đào tạo, đào tạo lại…

5. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Ngày 20 tháng 6 năm 2012, Quốc hội khóa XIII đã thông qua “Luật Phổ biến và giáo dục pháp luật” nên pháp chế doanh nghiệp của các đơn vị

trong Tập đoàn xác định công tác phổ biến và giáo dục pháp luật là một nhiệm vụ quan trọng.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của công tác pháp chế là tuyên truyền, phổ biến và giáo dục các quy định pháp luật hiện hành cho cán bộ viên chức toàn Tập đoàn. Đây là một trong các nhiệm vụ mà tổ chức pháp chế ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thực hiện có hiệu quả. Hiện nay, công tác này đặc biệt được chú trọng và tăng cường cả về chất và lượng ở các đơn vị trong toàn Tập đoàn. Tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp lập kế hoạch phổ biến giáo dục pháp luật, thông qua việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị trong việc tổ chức các lớp tập huấn pháp luật. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật ở các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được thực hiện với nhiều hình thức thường xuyên và đi vào nề nếp.

Nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, sâu rộng, bám sát chương trình ban hành văn bản QPPL, nhu cầu của từng đối tượng và từng doanh nghiệp cụ thể. Các nội dung tuyên truyền và phổ biến pháp luật được tập trung vào các văn bản pháp luật có tác động trực tiếp đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 55 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)