Kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 66 - 69)

2.3. Nhận xét chung về vai trò của tổ chức pháp chế trong các

2.3.1. Kết quả đạt được

Hệ thống pháp chế của các doanh nghiệp toàn Tập đoàn giai đoạn 2012-2014 đã dần khẳng định được vị trí của pháp chế trong thực tiễn quá trình quản trị doanh nghiệp và quản trị chung của Tập đoàn. Nghị định số 55/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 04 tháng 7 năm 2011 về vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế được ban hành thì ngày 17 tháng 01 năm 2012 Hội đồng thành viên Vinacomin đã ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động pháp chế trong Tập đoàn Công nghiệp

định chủ trương củng cố hoạt động pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn là cần thiết. Có thể nói trong thời gian qua, tổ chức pháp chế đã được triển khai tại các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn. Hệ thống pháp chế trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam được bố trí từ công ty mẹ xuống đến công ty con, tùy theo mô hình hoạt động của doanh nghiệp để bố trí cán bộ làm công tác pháp chế phù hợp. Các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã nhận thức và nắm bắt vai trò của công tác pháp chế trong doanh nghiệp nên đã tập trung đẩy mạnh công tác này. Tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp trong Tập đoàn đã triển khai và thực hiện đồng bộ, nghiêm túc và hiệu quả quy chế về tổ chức và hoạt động công tác pháp chế trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam; triển khai các giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình hiện tại của từng doanh nghiệp nhằm đóng góp vào hiệu quả kinh doanh của đơn vị và Tập đoàn thông qua các nhiệm vụ trọng tâm của tổ chức pháp chế như: tư vấn pháp lý cho quá trình quản trị doanh nghiệp trong các lĩnh vực hợp tác đầu tư, hoạt động thương mại, mua bán vật tư, tiêu thụ sản phẩm, tái cấu trúc doanh nghiệp…chủ động tham gia góp ý các văn bản pháp luật mới, các văn bản dự kiến sửa đổi, đặc biệt là các văn bản QPPL điều chỉnh trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; tích cực rà soát, đề xuất, tham gia điều chỉnh các văn bản quản lý nội bộ cho phù hợp với mô hình doanh nghiệp sau tái cơ cấu và tình hình kinh tế khó khăn hiện nay; bộ phận pháp chế doanh nghiệp đã đưa ra ý kiến tư vấn và phối hợp với các phòng/ban có liên quan xây dựng các quy định, quy chế nội bộ về vấn đề bảo mật thông tin, quản lý hồ sơ, kiểm soát phát hành lưu trữ văn bản…để tránh lộ bí mật kinh doanh làm ảnh hưởng tới doanh nghiệp; tổ chức pháp chế chủ động nắm bắt thông tin về các quy định của pháp luật, tập trung vào trọng tâm là công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật các quy định của pháp luật hiện hành; tập trung tuyên truyền Luật Doanh nghiệp

2014, Luật Đầu tư vốn nước ngoài tại doanh nghiệp và nhiều các văn bản QPPl khác có liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp trong Tập đoàn với nhiều nội dung phong phú, hình thức đa dạng như: Tổ chức “Ngày pháp luật”, xây dựng thư viện, tủ sách pháp luật, bản tin nội bộ, sổ tay pháp luật, các buổi phổ biến thông tin về pháp luật, sinh hoạt câu lạc bộ pháp luật, cuộc thi tìm hiểu về pháp luật, các trang Web điện tử về pháp luật, tăng cường cập nhật thông tin trên các phương tiện hiện đại; cán bộ làm công tác pháp chế thường xuyên trực tiếp tham gia, phối hợp tư vấn luật, thuê luật sư với tư cách là người đại diện theo ủy quyền của lãnh đạo đơn vị để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; công tác tổng kết rút kinh nghiệm hàng năm nhằm nâng cao năng lực pháp chế toàn Tập đoàn, nâng cao chất lượng hiệu quả tư vấn của công tác pháp chế; tổng kết đánh giá pháp luật liên quan đến lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, điều lệ, nội quy, quy chế của doanh nghiệp cho người lao động; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp; bộ phận pháp chế các doanh nghiệp toàn Tập đoàn luôn quan tâm đẩy mạnh công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật, các quy chế quy định trong quá trình sản xuất kinh doanh như các quy định về an toàn lao động, quy định về tiêu thụ sản phẩm, các quy chế quy định khác cũng được tổ chức pháp chế kiểm tra, giám sát kịp thời và sâu sát; tổng kết đánh giá thực trạng hiểu biết pháp luật, ý thức chấp hành pháp luật của người lao động; bộ phận pháp chế Tập đoàn luôn quan tâm đẩy mạnh công tác giải quyết tranh chấp, chủ động phòng ngừa, phát hiện rủi ro cho doanh nghiệp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp; pháp chế doanh nghiệp tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ với các tổ chức pháp chế khác như câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp, phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam…

như “người gác cổng”, “tấm áo giáp sắt” giúp doanh nghiệp tin bước vào thị trường để tồn tại, an toàn, phát triển. Qua thực tiễn hoạt động của tổ chức pháp chế tại các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam có thể thấy pháp chế doanh nghiệp đã thực sự phát huy vai trò của mình và góp một phần quan trọng vào quá trình quản trị, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, tạo hành lang pháp lý, uy tín cho doanh nghiệp vững bước trên thương trường hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)