Quan điểm và yêu cầu nâng cao vai trò của tổ chức pháp chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 83 - 84)

trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

3.2.1. Quan điểm nâng cao vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Một là: Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với hoạt động của tổ chức pháp chế.

Hai là: Tăng cường sự quan tâm chỉ đạo của các cơ quan quản lý Nhà nước trong việc nâng cao vai trò của tổ chức pháp chế doanh nghiệp nói chung và tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng.

Ba là: Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ngày càng hoàn chỉnh, có khả năng hội nhập với pháp luật thế giới.

Bốn là: Nâng cao nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về vai trò của tổ chức pháp chế trong hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh của đơn vị mình.

Năm là: Xây dựng cơ cấu tổ chức, quản lý của tổ chức pháp chế doanh nghiệp phù hợp và đổi mới linh hoạt đối với từng loại hình doanh nghiệp;xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác pháp chế có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn nhiều hơn nữa ở các lĩnh vực khác nhau; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ làm công tác pháp chế đặc biệt là trình độ ngoại ngữ để dần phù hợp và thích ứng với tiến trình hội nhập.

Sáu là: Hoàn thiện nội dung, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế doanh nghiệp cho phù hợp với từng loại hình cơ quan, doanh nghiệp.

Bảy là: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức pháp chế ở các cơ quan, doanh nghiệp từ Trung ương tới địa phương.

3.2.2. Yêu cầu nâng cao vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Công nghiệp Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

Tổ chức: Cần kiện toàn theo hướng hình thành một bộ phận pháp chế chuyên trách, tách bạch với các bộ phận khác để chuyên tâm cho hoạt động pháp chế.

Nhân sự: cần bố trí cán bộ chuyên trách, trình độ chuyên môn cử nhân luật hoặc trước mắt có trình độ chuyên môn ngành nghề, nhưng cần có kinh nghiệm và hiểu biết bao quát các mặt hoạt động tại doanh nghiệp.

Đào tạo: cần đề ra chương trình đào tạo sát với nhu cầu thực tiễn để kiện toàn đội ngũ làm công tác pháp chế, trong đó ngoài việc trang bị kiến thức chuyên môn cần chú trọng bồi dưỡng kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật, thuyết trình trước đám đông, ngoại ngữ.

Thể chế hoạt động pháp chế: cần rà soát và ban hành lại các quy chế điều chỉnh hoạt động pháp chế, trước hết là ba quy chế “quy chế tổ chức và hoạt động pháp chế”, “quy chế về việc xây dựng, ban hành và quản lý các quy chế quản lý nội bộ”, “quy chế ký kết và quản lý các hợp đồng”.

Hoạch định chương trình hoạt động: cần chủ động đề ra kế hoạch hoạt động bao gồm kế hoạch năm, quý, tháng, trong đó kế hoạch năm là kế hoạch tổng thể; kế hoạch quý, tháng sẽ cụ thể hóa và gắn với thực tế sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; kế hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động của tổ chức pháp chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)