2.3. Nhận xét chung về vai trò của tổ chức pháp chế trong các
2.3.3. Nguyên nhân của thực trạng trên
2.3.3.1. Nguyên nhân thành công * Nguyên nhân chủ quan
Trong những năm qua, tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã phát huy tốt vai trò của mình trong hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đạt được kết quả nêu trên là do một số nguyên nhân sau:
Nhận thức của lãnh đạo các doanh nghiệp về vai trò của tổ chức pháp chế trong hoạt động quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn đã được nâng lên một bước, tạo điều kiện cho tổ chức pháp chế doanh nghiệp tích cực, chủ động sáng tạo triển khai các hoạt động.
Tính chủ động tích cực và tinh thần trách nhiệm của các cán bộ pháp chế là yếu tố cơ bản quyết định hiệu quả của công tác pháp chế. Thực tế cho thấy dù còn nhiều hạn chế nhưng với sự chủ động và tích cực của mình, các cán bộ pháp chế đã hoàn thành nhiệm vụ pháp chế của mình với chất lượng và hiệu quả đáng ghi nhận.
* Nguyên nhân khách quan
Để đạt được những kết quả trên các doanh nghiệp của Tập đoàn đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ phía lãnh đạo Tập đoàn và hỗ trợ chính sách từ phía Nhà nước và các cơ quan hữu quan…
Chính sách mới của Nhà nước đã ban hành kịp thời với những biến động của tình hình kinh tế, chính trị thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Nhà nước đã ban hành những quy định pháp luật rõ ràng, cụ thể liên quan đến
hoạt động pháp chế tại doanh nghiệp là hành lang pháp lý cho bộ phận này hoạt động một cách có hiệu quả.
Hành lang pháp lý cho công tác pháp chế doanh nghiệp đã được quy định rõ nét hơn, cụ thể hơn và phù hợp với cơ cấu của doanh nghiệp, tạo điều kiện cho cán bộ pháp chế có vị thế hơn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh chung của doanh nghiệp.
Sự phối hợp giữa bộ phận pháp chế và các phòng/ban nghiệp vụ khác có ý nghĩa quan trọng đối với việc phối hợp triển khai công tác pháp chế. Thực tiễn cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa bộ phận pháp chế và phòng/ban nghiệp vụ đã tháo gỡ được nhiều bất cập, tồn tại và khắc phục được nhiều khó khăn trong thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của toàn Tập đoàn, thay đổi một số cách làm việc theo lối mòn, theo quan niệm bạn làm ăn lâu dài để hướng tới sự chuyên nghiệp hóa phù hợp với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
Để có được hiệu quả trong công tác pháp chế thì việc đầu tư về nguồn lực, từ việc tích cực đào tạo cán bộ cũng như cơ chế thu hút cán bộ làm việc lâu dài, cán bộ có trình độ chuyên môn cao làm công tác pháp chế, đầu tư cơ sở vật chất ở mức tối thiểu tạo điều kiện áp dụng công nghệ thông tin cho cán bộ làm công tác pháp chế cũng là một yếu tố quyết định.
Đặc biệt là nhận thức đúng vai trò của tổ chức pháp chế doanh nghiệp trong việc đảm bảo pháp lý cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tập đoàn, ngày 17 tháng 01 năm 2012 lãnh đạo Tập đoàn đã quyết định ban hành Quy chế về tổ chức hoạt động pháp chế trong Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
2.3.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế * Nguyên nhân khách quan
nghiệp cũng phải thay đổi cho phù hợp với quá trình phát triển và theo yêu cầu quản lý trong từng thời gian nhất định của doanh nghiệp.
Hệ thống pháp luật quá phức tạp, rối rắm và việc thực thi pháp luật quá tùy tiện, lắt léo.Văn bản QPPL điều chỉnh thay đổi liên tục. Việc hướng dẫn cụ thể các văn bản QPPL của các cơ quan Nhà nước chưa thực sự kịp thời. Tình trạng xây dựng pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn cuộc sống. Nhiều văn bản được ban hành nhưng khi áp dụng vào thực tiễn còn lúng túng vì thiếu hoặc chậm ban hành các văn bản hướng dẫn và các điều kiện khác.
Do Nghị Định số 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định về pháp chế mới ban hành thay thế cho Nghị định số 122/NĐ-CP ngày 4 tháng 7 năm 2011 chưa thực sự đi vào cuộc sống của các doanh nghiệp. Ví dụ như: Tại điểm a, điểm b, khoản 1, điều 12 của Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất 5 năm trực tiếp làm công tác pháp luật. Thực tế cho thấy tiêu chuẩn này khó thực hiện và không phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay.
Cái khó nhất của doanh nghiệp không phải là tìm văn bản hay quy định trong văn bản, mà là những vấn đề mập mờ, khó hiểu và chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật. Hệ thống các văn bản pháp lý hướng dẫn về pháp chế doanh nghiệp còn nhiều bất cập chưa hợp lý và sát với thực tế gây khó khăn cho quá trình vận dụng vào thực tế của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
Thứ hai: Kinh tế khó khăn dẫn đến việc sản xuất, kinh doanh các doanh nghiệp trong toàn Tập đoàn gặp nhiều khó khăn nên cần giảm bớt gánh nặng chi phí nên để cán bộ làm công tác pháp chế kiêm nhiệm nhiều việc, không có bộ phận pháp chế riêng biệt nên hiệu quả của pháp chế trong việc hỗ trợ sản xuất,kinh doanh cho doanh nghiệp không cao.
Thứ ba: Do cách thức quản lý, trình độ quản lý, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong Tập đoàn khác nhau. Địa bàn hoạt động của nhiều doanh nghiệp trong Tập đoàn chủ yếu ở các tỉnh miền núi nên việc tuyển dụng nhân sự, cán bộ có chuyên môn, trình độ làm công tác pháp chế khó khăn.
Thứ tư: Công tác phối hợp giữa pháp chế doanh nghiệp với các cơ quan quản lý của Nhà nước về pháp chế, tổ chức pháp chế các Bộ, ngành có liên quan chưa đồng bộ và thiếu chặt chẽ.
Thứ năm: Các hợp đồng trong và ngoài nước liên quan đến nhiều yếu tố gây khó khăn cho đội ngũ pháp chế doanh nghiệp do nhiều quy định của nước ngoài không nắm được do không biết lấy thông tin ở đâu.
Thứ sáu: Xét về tính chất công việc, không sai khi gọi pháp chế là “Luật sư nhà” (house lawyer) của doanh nghiệp. Nhưng để đáp ứng được khái niệm “Luật sư nhà” cũng không phải dễ dàng khi chính sách thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp còn chưa tới, khung lương của Nhà nước như một thanh Barie chắn ngang bước đường thu hút người giỏi. Nên việc sau những năm thực thi Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 về công tác pháp chế cho thấy đã đến lúc phải được làm mới để tiếp thêm sinh khí cho tổ chức pháp chế và những người làm công tác pháp chế.
* Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất: Các Tập đoàn kinh tế ở nước ta trong giai đoạn phát triển nên nhận thức về tầm quan trọng của pháp chế doanh nghiệp còn hạn chế. Mọi rào cản mà các tổ chức pháp chế DNNN đã và đang đối mặt đều có nguyên nhân từ sự yếu kém trong nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp. Lãnh đạo doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, coi trọng vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức pháp chế doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp khi bình thường chẳng bao giờ nhớ đến pháp chế, có chăng ý kiến pháp chế chỉ để tham khảo.
Thứ hai: Trình độ quản lý của lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ làm công tác pháp chế ở các doanh nghiệp trong Tập đoàn còn hạn chế và chưa đồng bộ. Cán bộ làm công tác pháp chế ở các chuyên ngành khác kiêm nhiệm, có kiến thức chuyên ngành nhưng chưa được đào tạo cơ bản về chuyên môn pháp lý, nghiệp vụ về công tác pháp chế; kinh nghiệm thực tiễn chưa nhiều và một số cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành luật do vậy khi thực hiện nhiệm vụ còn hạn chế mà không thường xuyên được tham gia học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan tổ chức.
Thứ ba: Cán bộ làm công tác pháp chế chưa thực sự tâm huyết với nghề nghiệp của mình bởi do khối lượng công việc quá nhiều; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ pháp chế chưa theo đáp ứng được đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Thứ tư: Doanh nghiệp không có khoản kinh phí nào dành riêng cho việc đào tạo, nâng cao trình độ của cán bộ nhất là cán bộ làm công tác pháp chế.
Thứ năm: Việc kiểm tra, giám sát chất lượng công tác pháp chế chưa thường xuyên, kịp thời, hiệu quả của công tác kiểm tra còn hạn chế.
Các nguyên nhân trên đã tạo ra những hạn chế cơ bản của hoạt động của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam.
Chương 3
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA TỔ CHỨC PHÁP CHẾ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC TẬP ĐOÀN