Nhà nước cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 87 - 90)

3.3. Giải pháp nâng cao vai trò của tổ chức pháp chế trong các

3.3.3. Nhà nước cần hoàn thiện các quy phạm pháp luật nhằm nâng

cao hơn nữa vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp Nhà nước nói chung và trong các doanh nghiệp Nhà nước thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam nói riêng

Nhà nước cần thể chế hóa pháp chế doanh nghiệp một mặt giúp cho doanh nghiệp có thêm công cụ pháp lý trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, mặt khác tạo điều kiện để các tổ chức tư vấn đảm trách pháp chế doanh nghiệp có thể thiết kế và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp trong khuôn khổ luật định. Định chế này giúp sức cho doanh nghiệp trên con đường hội nhập.

Nhà nước cần quan tâm hơn nữa đến các quy định cụ thể về pháp chế doanh nghiệp để thay đổi cho phù hợp với từng loại hình doanh nghiệp.Các quy định về pháp chế doanh nghiệp cần được điều chỉnh theo hướng phù hợp hơn. Cụ thể:

Năm 2011, Quốc hội đã thay thế Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 bằng Nghị định 55/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm

2011 theo hướng khắc phục các hạn chế thiếu sót qua quá trình 6 năm thực hiện. Tuy nhiên, trong điều kiện bối cảnh nước ta hiện nay đang chuẩn bị các điều kiện cần thiết về mọi mặt, đặc biệt là về mặt pháp lý cho hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, nhiều điều ước quốc tế chúng ta chưa có điều kiện gia nhập nên Nghị định số 55/2011/NĐ-CP quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế chưa phản ánh được hết những nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế và những yêu cầu về tiêu chuẩn cán bộ làm công tác pháp chế.

Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai Nghị định 55/2011/NĐ-CP còn có một số vấn đề khó khăn, bất cập từ các quy định trong Nghị định làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác pháp chế trong thời gian vừa qua. Trong đó nổi lên một số vấn đề như sau:

Thứ nhất: tiêu chuẩn về người làm công tác pháp chế và người đứng đầu tổ chức pháp chế theo quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP thì người làm công tác pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên; người đứng đầu tổ chức pháp chế phải có trình độ cử nhân luật trở lên và có ít nhất năm năm trực tiếp làm công tác pháp luật (điểm a và điểm b khoản 1 điều 12).

Thực tế cho thấy, tiêu chuẩn nêu trên là khó thực hiện và không phù hợp với điều kiện thực tế ở nước ta hiện nay nhất là ở các doanh nghiệp trong các Tập đoàn kinh tế hoạt động ở các địa phương với địa bàn trải rộng ở các tỉnh miền núi như các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam. Theo kết quả thống kê, hiện nay cả nước còn 1840/6272 người làm công tác pháp chế của Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, doanh nghiệp Nhà nước chưa có trình độ cử nhân luật. Tại rất nhiều các Bộ, ngành, các cơ quan, doanh nghiệp từ Trung ương tới địa phương việc sử dụng người làm công tác pháp chế có trình độ cử nhân luật thuần túy có rất nhiều bất cập và không hoàn toàn phù hợp với yêu cầu công việc trong từng lĩnh vực cụ thể.

Tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và các doanh nghiệp Nhà nước, việc tuyển dụng người đứng đầu tổ chức pháp chế gặp nhiều vướng mắc vì không đáp ứng được tiêu chuẩn nêu trên. Vì vậy đề xuất phương án sửa đổi:

Người làm công tác pháp chế nói chung cần có trình độ cử nhân luật trở lên, trường hợp chưa có trình độ cử nhân luật thì phải có trình độ cử nhân chuyên ngành và có thời gian ít nhất ba năm làm công tác pháp luật.Người đứng đầu tổ chức pháp chế thì nhất thiết cần có trình độ cử nhân luật trở lên nhưng người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các Bộ, cơ quan ngang Bộ thì cần có thêm điều kiện là ít nhất năm năm công tác pháp luật, còn người đứng đầu tổ chức pháp chế ở các cơ quan khác và doanh nghiệp Nhà nước thì chỉ cần ít nhất ba năm làm công tác pháp luật.

Thứ hai: Nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức pháp chế trong các đơn vị sự nghiệp công lập: Trong những năm qua, tổ chức pháp chế tại các đơn vị sự nghiệp công lập được hình thành và phát triển như: cơ sở giáo dục cao đẳng, đại học, cơ sở đào tạo nghề, giáo dục quốc phòng, viện nghiên cứu… Đồng thời các đơn vị này cũng đã bố trí một số lượng tương đối lớn đội ngũ người làm công tác pháp chế (tính đến tháng 10 năm 2014 có 381/424 trường đại học, cao đẳng có cán bộ làm công tác pháp chế) tuy nhiên Nghị định 55/2011/NĐ- CP chưa quy định cụ thể về nhiệm vụ và quyền hạn của tổ chức này.

Thứ ba: Về nhiệm vụ của tổ chức pháp chế: từ khi Nghị định số 55/2011/NĐ-CP được ban hành cho đến nay, hệ thống pháp luật nước ta có nhiều thay đổi, nhiều Luật, Pháp lệnh, Nghị định mới được ban hành có giao nhiệm vụ mới cho các tổ chức pháp chế như:

. Hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Pháp lệnh hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật ban hành ngày 22 tháng 3 năm 2012.

CP ngày 04 tháng 5 năm 2013 sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính.

. Theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

. Phổ biến và giáo dục pháp luật, theo dõi tình hình thi hành pháp luật . Pháp điển hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật.

Để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ của các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức pháp chế, đồng thời để tạo điều kiện cho các tổ chức pháp chế trong quá trình triển khai thực hiện, các nhiệm vụ mới cần được cập nhật, bổ sung cho đầy đủ, phù hợp hơn với thực tiễn và tình hình hoạt động cụ thể của tổ chức pháp chế ở từng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 87 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)