Phía Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 101 - 105)

3.4. Điều kiện để thực hiện các vai trò, yêu cầu, giải pháp hoàn

3.4.1. Phía Nhà nước

của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xu hướng thành lập Tập đoàn kinh tế đang ngày càng được quan tâm. Do đó đòi hỏi Nhà nước cần ban hành đầy đủ các chính sách quản lý kinh tế, chính sách pháp luật cụ thể nhằm tạo môi trường pháp lý cho các doanh nghiệp hoạt động theo mô hình Tập đoàn kinh tế. Nhà nước ta đã nhận thấy rõ vai trò của tổ chức pháp chế thông qua việc ban hành Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 và được thay thế bằng Nghị định số 55/2011/NĐ- CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của tổ chức pháp chế.Việc Nhà nước thể chế hóa pháp chế trong doanh nghiệp Nhà nước, một mặt giúp cho doanh nghiệp có thêm công cụ pháp lý trong quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh, mặt khác tạo điều kiện để các tổ chức tư vấn đảm trách pháp chế doanh nghiệp có thể thiết kế và cung ứng dịch vụ theo yêu cầu của từng doanh nghiệp trong khuôn khổ luật định. Và đặc biệt Nhà nước cầ Luật hóa pháp chế doanh nghiệp. Định chế này sẽ giúp sức cho doanh nghiệp trên con đường hội nhập. Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường thuận lợi để pháp luật đi vào đời sống thực tiễn.

- Nhà nước cần quan tâm đến doanh nghiệp nhiều hơn nữa. Chính phủ đầu tư xây dựng, duy trì, cập nhật cơ sở dữ liệu pháp luật kinh doanh quốc gia.Việc này sẽ giúp giải quyết tình trạng bất cập là trông tin về văn bản QPPL thiếu tính đầy đủ, hệ thống và toàn diện.

- Các cơ quan cấp Bộ, Chính phủ phải cung cấp tài liệu, hướng dẫn thực hiện văn bản QPPL theo yêu cầu của doanh nghiệp, là tài liệu mới ban hành. Các đơn vị này phải trả lời bằng văn bản theo yêu cầu của doanh nghiệp về những vấn đề thuộc phạm vi, quyền hạn của mình. Thực hiện tốt việc này sẽ không còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước khi có yêu cầu của doanh nghiệp về hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật.

- Để pháp chế doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong bộ máy doanh nghiệp cũng như trong con mắt của nhà lãnh đạo thì cần phải luật hóa việc xây dựng tổ chức pháp chế tại các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, luật hóa các tiêu chuẩn cán bộ pháp chế cùng với luật hóa chế độ chính sách, cơ chế thu hút, tuyển chọn, đào tạo nhân lực pháp chế doanh nghiệp cụ thể hơn nữa để cho pháp chế doanh nghiệp thực sự phục vụ đắc lực cho hoạt động tổ chức, quản lý, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

- Nâng cao hơn nữa hiệu quả của việc hỗ trợ pháp lý doanh nghiệp từ cơ quan chuyên môn của Nhà nước từ Bộ Tư pháp (Nghị định số 66/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về hỗ trợ pháp lý).Trên thực tế doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro về mặt pháp lý nhưng loay hoay không biết bấu víu vào đâu để giải quyết vướng mắc do khó tiếp cận các văn bản pháp luật. Việc hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp là nhằm định hướng nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, giúp doanh nghiệp hoạt động và phát triển dựa trên nền tảng pháp lý ổn định, chắc chắn, bền vững, lâu dài. Nếu đòi hỏi cơ quan Nhà nước hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp nói chung thì quá mênh mông, với phạm vi quá rộng, vượt quá khả năng, khó mang lại hiệu quả thiết thực, cụ thể. Vì vậy cần tập chung vào đối tượng cụ thể trong doanh nghiệp và điều cơ bản là muốn hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thì phải thông qua các “kênh” dẫn pháp luật thâm nhập vào doanh nghiệp như: được khai thác các cơ sở dữ liệu pháp luật, được giới thiệu, cung cấp, phổ biến các văn bản QPPL; được bồi dưỡng kiến thức pháp luật; được giải đáp pháp luật; trong đó việc giải đáp pháp luật phải được thực hiện thông qua các hình thức: giải đáp bằng văn bản, giải đáp thông qua mạng điện tử, giải đáp thông qua điện thoại trực tiếp hoặc thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Các Bộ cần có trách nhiệm tổ chức, xây dựng, duy trì cập nhật cơ sở dữ liệu về văn bản QPPL trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý có

liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp,để đăng tải trên trang thông tin điện tử chính thức của Bộ.Cần dành một nguồn lực đáng kể nhằm phát triển năng lực “Luật sư nhà” của doanh nghiệp để hỗ trợ cho chính doanh nghiệp. Pháp chế doanh nghiệp cần dựa vào đầu mối hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. Đó là Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Câu lạc bộ pháp chế doanh nghiệp do Bộ Tư pháp bảo trợ và đặc biệt là các đầu mối trong từng lĩnh vực, ngành nghề là các Vụ Pháp chế của các Bộ, các phòng pháp chế của các sở; cần giao trách nhiệm cho bộ phận pháp chế trách nhiệm, kinh phí để xây dựng và duy trì trang Web, trong đó: tổng hợp tất cả các văn bản QPPL liên quan đến doanh nghiệp, tổng hợp tất cả các nội dung giải đáp pháp luật cho doanh nghiệp, và là một diễn đàn trao đổi về pháp lý kinh doanh cho doanh nghiệp.

- Sự hỗ trợ của Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp ra đời năm 1999 theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp nhằm tạo ra một tổ chức nhằm hỗ trợ doanh nghiệp kịp thời, thường xuyên những vấn đề về pháp luật, cập nhật hệ thống văn bản, chính sách mới. Đây còn là cầu nối giữa cơ quan quản lý Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc thực hiện pháp luật kinh tế,là diễn đàn để doanh nghiệp đóng góp ý kiến của mình nhằm hoàn thiện pháp luật về kinh tế. Trong suốt những năm qua, Câu lạc bộ Pháp chế doanh nghiệp đã có nhiều hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp như: tư vấn pháp luật miễn phí, cung cấp thông tin pháp luật miễn phí, tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật kinh doanh cho các giám đốc, chủ doanh nghiệp, cán bộ pháp chế. Các Tập đoàn, Tổng công ty đều nhận được sự hỗ trợ từ CLB trong công tác pháp chế: mở lớp bồi dưỡng tập huấn kiến thức pháp luật… Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam mong Câu lạc bộ cần tăng cường hơn nữa sự hỗ trợ cho các doanh nghiệp, đặc biệt là đường dây hỗ trợ pháp lý, hỗ trợ hỏi đáp khi có nhu cầu. Đồng thời cần nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo ngắn hạn, phải thiết thực hơn. CLB pháp chế doanh nghiệp phấn

đấu trở thành Hiệp hội pháp chế doanh nghiệp. Nếu tập trung vào một số trọng tâm, trọng điểm nêu trên thì tin rằng việc hỗ trợ pháp lý sẽ mang lại hiệu quả tốt cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp thuộc tập đoàn công nghiệp than khoáng sản việt nam (Trang 101 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)