3.3. Các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng độ
3.3.6. Tiếp tục đào tạo, tăng cường năng lực của thẩm phán TAND tỉnh
Thanh Hóa trong việc tiếp cận và vận dụng án lệ trong quá trìnhxét xử
Luật Tổ chức tòa án nhân dân năm 2014 quy định:
Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân có nhiệm vụ lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân Tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử [21, Điều 22]. Ngày 19/10/2015, Hội đồng thẩm phán TANDTC đã thông qua Nghị quyết về quy trình lựa chọn, công bố, áp dụng án lệ, trong đó xác định án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về một vụ việc cụ thể được Hội đồng thẩm TANDTC lựa chọn và được Chánh án TANDTC công bố để nghiên cứu, áp dụng trong xét xử, đây là lộ trình cũng là bước đột phá trong CCTP đến năm 2020.
Để đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử, đáp ứng được tiêu chuẩn các bản án mẫu được lựa chọn công khai trên cổng thông tin điện tử, tiến tới để tiếp cận với việc lựa chọn, công bố án lệ trong thời gian tới của TANDTC, thẩm phán phải thật sự có năng lực, nắm vững, am hiểu pháp luật, tinh thông nghiệp vụ và có tính sáng tạo trong xét xử; am hiểu về kiến thức xã hội, những kiến thức khác như môi trường, tài chính ngân hàng, tin học, quốc tế, ngoại ngữ…
TANDTC, đặc biệt giai đoạn 2016- 2010 và định hướng 2025 gắn với việc thực hiện một số nhiệm vụ trong lộ trình CCTP trong đó có việc TP tiếp cận và vận dụng tốt án lệ trong quá trình xét xử, TAND tỉnh đề ra một số giải pháp như sau:
- Đổi mới nội dung, chương trình tập huấn, bồi dưỡng theo yêu cầu chuyên môn nghiệp vụ và từng chức danh TP;thường xuyên tổ chức hội nghị tập huấn, quán triệt các văn bản quy phạm pháp luật, các kiến thức pháp luật mới, án lệ mới ban hành cũng như kỹ năng giải quyết xét xử các loại vụ án xho các TP.
- Có chính sách khuyến khích, đồng thời tổ chức các cuộc thi tìm hiểu pháp luật với các hình thức phù hợp để động viên các TP tự học tập, trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; gắn hoạt động đào tạo với việc rút kinh nghiệm công tác xét xử qua các vụ án cụ thể kết hợp với đào tạo, bồi dưỡng nâng cao tình độ các cán bộ có chức danh tư pháp.
Vận dụng án lệ trong quá trình xét xử là vấn đề mới và hết sức thận trọng khi áp dụng, nhìn chung hệ thống TAND cả nước và TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa đang từng bước thực hiện theo lộ trình Cải cách tư pháp.
Kết luâ ̣n Chƣơng 3
Chương 3 của luận văn tác giả đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán ở tỉnh Thanh Hóa dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về Thẩm phán, về cải cách tư pháp; thực trạng đội ngũ thẩm phán trong giai đoạn hiện nay. Quá trình công tác, tác giả vận dụng kinh nghiệm thực tiễn tập trung phân tích, làm rõ những giải pháp chung, những giải pháp cụ thể để đóng góp một phần vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán TAND tỉnh Thanh Hóa trước mắt và lâu dài. Các giải pháp là một thể hoàn chỉnh có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ cho nhau nên cần thực hiện đồng bộ để phát huy kịp thời, hiệu quả.
Những giải pháp, kiến nghị của luận văn hi vọng sẽ góp một phần nhỏ bé vào các giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức và Thẩm phán các giai đoạn của TAND trong tiến trình xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa với mục tiêu “ dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh”, phù hợp với điều kiện cụ thể của nước ta và xu thế tiến bộ của thế giới.
KẾT LUẬN
Cải cách tư pháp là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong tiến trình xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08/NQ-TW và Nghị quyết số 49/NQ-TW được đánh giá là có nhiều quan điểm mới, toàn diện, tổng hợp, tiến bộ và có tính đột phá, lần đầu tiên được thể hiện trong tiến trình hoàn thiện hóa hệ thống pháp luật nói chung và các cơ quan tư pháp nói riêng. Cải cách tư pháp đã nâng cao niềm tin và công lý của nhân dân và là một cuộc cách mạng có ý nghĩa tích cực và dài hạn cho nền tư pháp nước nhà..Trước yêu cầu cấp thiết của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm đến việc đổi mới, cải cách hệ thống các cơ quan tư pháp, trong đó xác định “vị trí của Toà án là trung tâm trong hệ thống Tư pháp, hoạt động của các Toà án là hoạt động trọng tâm của hoạt động Tư pháp”. Điều này thể hiện Đảng và Nhà nước đã tin tưởng giao cho hệ thống Toà án nhân dân nói chung và hai cấp Tòa án Thanh Hóa nói riêng trọng trách lớn lao trong công cuộc cải cách tư pháp, đồng thời cũng đặt ra cho hệ thống Toà án phải đổi mới toàn diện, nỗ lực cao hơn nữa để xứng đáng với vị trí, vai trò của mình trong giai đoạn hiện nay. Để làm tốt vai trò của mình, hệ thống Tòa án đang tích cực thực hiện lộ trình công cuộc cải cách tư pháp nhằm xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, hiện đại, bảo vệ công lý, thật sự là công cụ sắc bén của Nhà nước pháp quyền XHCN, là chỗ dựa tin cậy của nhân dân. Hơn bao giờ hết ,việc hoàn thiện tổ chức bộ máy xây dựng đội ngũ cán bộ, Thẩm phán, xây dựng cơ sở vật chất, phương tiện và điều kiện làm việc của các Tòa án trong đó chú trọng đổi mới về nội dung, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán bảo đảm thực chất, gắn với yêu cầu thực tiễn công tác xét xử của TAND, đảm bảo tính liêm khiết, công tâm là vô cùng quan trọng.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, quán triệt mục tiêu, quan điểm cải cách Tư pháp, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa đang tích cực đổi mới tổ chức và xây dựng hai cấp tòa án; đặc biệt quan tâm, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, nâng cao tinh thần trách nhiệm cho đội ngũ Thẩm phán với phong trào “Thi đua thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh phụng công, thủ pháp, chí công vô tư trong công tác xét xử”. Hoạt động của hai cấp Tòa án tỉnh Thanh Hóa phối hợp chặt chẽ cùng với các cơ quan trong khối nội chính, cấp Uỷ và chính quyền địa phương thực hiện tốt Chương trình Quốc gia về phòng, chống các loại tội phạm, góp phần thực hiện các chính sách phát triển về kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội, du lịch của tỉnh nhà; định hướng các giao dịch về Dân sự, Hành chính, Lao động, Kinh doanh - Thương mại được ổn định và tuân theo pháp luật.
Trước yêu cầu ngày càng cao của tiến trình cải cách tư pháp nhiệm vụ đặt ra trong thời gian tới của hệ thống Tòa án nhân dân là công tác xây dựng nguồn nhân lực.Trong tình hình hiện nay, hơn bao giờ hết người cán bộ Tòa án phải thấm nhuần sâu sắc và thực hiện lời dạy của Bác Hồ “công bằng, liêm khiết, trong sạch, gần dân, hiểu dân, giúp dân, học dân”, thực sự có cái tâm trong sáng, tinh thông nghiệp vụ, nhìn nhận, đánh giá sự việc một cách đầy đủ, chính xác, khách quan; có phương pháp làm việc khoa học, cẩn trọng, bản lĩnh,trí tuệ với tinh thần “Thượng tôn pháp luật”. Đặc biệt là đội ngũ Thẩm phán phải luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức; trình độ các mặt, nhất là nắm vững luật pháp, thật sự liêm chính, chí công, vô tư; có bản lĩnh, dũng khí, kiên quyết đấu tranh bảo vệ cái đúng, không khoan nhượng với tham nhũng.
Tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán có tinh thần trách nhiệm cao, không ngừng nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, đảm bảo áp dụng Pháp luật
chính xác, giải quyết các loại án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm, thấu tình, đạt lý, khắc phục tình trạng để án kéo dài, giảm tỷ lệ cho hưởng án treo, đẩy mạnh tranh tụng tại tòa. Thẩm phán và công chức hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa đoàn kết hoàn thành nhiệm vụ; giữ mối liên hệ chặt chẽ với các ngành hữu quan và quần chúng nhân dân nhằm xây dựng hai cấp Tòa án ngày càng phát triển, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, thực sự là công cụ đắc lực, sắc bén để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước và công dân. Đồng hành cùng các TAND trong toàn quốc, TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa nỗ lực phấn đấu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cải cách Tư pháp và sự nghiệp đổi mới toàn diện của Đất nước, tích cực phối hợp với các cơ quan bảo vệ pháp luật giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Trong đó mỗi người Thẩm phán tòa án nhân danh Nhà nước trong mọi hoàn cảnh luôn luôn là tấm gương sáng xứng đáng như lời phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống tham nhũng Trung Ương tại buổi làm việc với Lãnh đạo TAND TC (ngày 20/3/2015):
Mỗi một người làm việc trong tòa án phải là biểu tượng của nền công lý, công minh, chính trực, đàng hoàng. Đặc biệt đội ngũ Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân là người cầm cân, nảy mực, phải xét xử trên tinh thần công tâm, khách quan, thượng tôn pháp luật, không vì lợi ích riêng tư, không để nén bạc đâm toạc công lý, thấm nhuần sâu sắc lời dạy của Bác – Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1992), Văn kiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII, ngày 26-6- 1992, “Về một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng”, Hà Nội.
2. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương (2013), Báo cáo tổng kết 8 năm thực hiện công tác cải cách theo Nghị quyết số 49-31, Hà Nội. 3. Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương (2015), Báo cáo của Ban chỉ
đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 48-NQ/TW-31, Hà Nội. 4. Báo Công lý điện tử (2016), Đề xuất bổ sung Thẩm phán cho các Tòa
án, nguồn báo Công lý điện tử ngày 27/4/2016.
5. Trần Thị Thanh Bình (2014), Xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong bối cảnh cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sỹ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới, Hà Nội.
7. Bộ chính trị (2002), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24-5-2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
8. Bộ chính trị (2005), Nghị quyết 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
9. Bộ chính trị (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1-8-2007 của Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành T.Ư Ðảng (khóa X) về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước, Hà Nội.
10. Bộ chính trị (2014), Kế hoạch số 79/KH-BCSĐ ngày 08/4/2014 ngày 02/6/2005 về tiếp tục thực hiện chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và các kế hoạch, chương trình làm việc của Ban chỉ đạo Cải cách tư pháp trung ương của các Tòa án nhân dân, Hà Nội.
11. Bộ chính trị (2014), Kết luận số 92-KL/TW ngày 13/2/2014 về việc tiếp tục thực hiện 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà Nội.
12. Bộ Tư pháp (1992), Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý, Tập Sắc lệnh do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký về Nhà nước và pháp luật, Tờ trình dự án Sắc lệnh cải cách bộ máy tư pháp và Luật Tố tụng, Hà Nội.
13. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2008), Quyết định 1138/QĐ-TCCB ngày 22/8/2008 về phân cấp quản lý cán bộ TAND địa phương, Hà Nội. 14. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao (2016), Báo cáo công tác của Chánh án TANDTC nhiệm kỳ 2011-2016: Phản ánh đầy đủ tình hình thực hiện nhiệm vụ của Tòa án, Hà Nội
15. Chính phủ (2011), Nghị quyết số 30C/NQ-CP ngày 08-11-2011 tổng thể cải cách hành chính của nước ta, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập II, Nxb Sự thật, Hà Nội.
19. Lê Xuân Hoàng (2011), Tòa án nhân dân trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền, Luận văn thạc sĩ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
20. Quốc Hội (2013), Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội.
21. Quốc Hội (2014), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Hà Nội.
22. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa (2014, 2015, 2016), Báo cáo tổng kết của TAND tỉnh Thanh Hóa các năm 2014, 2015, 2016, Thanh Hóa. 23. TAND tỉnh Thanh Hóa (2015), Báo cáo 10 năm thực hiện cải cách tư
24. Tòa án nhân dân tối cao(2009), Sổ tay thẩm phán, Hà Nội.
25. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Công văn số 398/TCCB ngày 21/7/2011 của Chánh án TAND TC về việc Báo cáo công tác tổ chức cán bộ, Hà Nội.
26. Tòa án nhân dân tối cao (2011), Kế hoạch số 335/KH-TANDTC ngày 29/12/2011 về Tiếp tục triển khai thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong ngành TAND, Hà Nội. 27. Tòa án nhân dân tối cao (2012), CV số 392/TANDTC-TCCB ngày
25/7/2012 của TANDTC về việc dự kiến phân bổ biên chế, Hà Nội. 28. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo số 11/BC-TA ngày 20/3/2013
của Chánh án TAND TC về việc trả lời chát vấn của Đại biểu Quốc hội, Hà Nội.
29. Tòa án nhân dân tối cao (2013), Báo cáo tổng kết ngành TAND, Hà Nội. 30. Tòa án nhân dân tối cao (2015), Báo cáo tổng kết ngành TAND, Hà Nội. 31. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Công văn số 254/TANDTC-BTT ngày
21/12/2016 của Ban Thanh tra TANDTC về việc giám sát Thẩm phán,
Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (2016), Công văn số 254/TANDTC-BTT ngày
21/12/2016 của Ban Thanh tra TANDTC về việc giám sát Thẩm phán,
Hà Nội.
33. Đào Trí Úc (2004), “Chiến lược CCTP: những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, (số 197, tháng 9/ 2004).