Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp – liên hệ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 89)

2.2. Thực trạng Thẩm phán Tòa án nhân nhân dân

2.2.5. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ

Thẩm phán của hai cấp Tòa án nhân dân trong cải cách tư pháp

Hiện nay đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án nhân dân đã có bước phát triển nhất định về số lượng và chất lượng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho hai cấp Tòa án nhân dân luôn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển tại địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ Thẩm phán cũng còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể là:

- Một số Tòa án cấp huyện còn thiếu Thẩm phán so với yêu cầu. Công chức được tuyển dụng chủ yếu là người miền xuôi, được phân công công tác trên miền núi làm việc là một vấn đề khó khăn. Hiện nay trong 27 TAND cấp huyện còn một số huyện miền núi thiếu Thẩm phán như các tòa án: Lang Chánh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa... những huyện này cách trung tâm tỉnh lỵ hàng trăm km, giao thông hiểm trở, chỉ có một tuyến giao thông độc đạo, thường xuyên xảy ra thiên tai, địch họa (nhưng Nhà nước và hệ thống Tòa án chưa có chính sách đãi ngộ, quan tâm phù hợp...). Dẫn đến ảnh hưởng đến công tác điều động, biệt phái Thẩm phán lên công tác tại các huyện miền núi , xa xôi gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay đang là vấn đề bất cập trong công tác tổ chức cán bộ.

- Mặc dù tỷ lệ cán bộ, đặc biệt là Thẩm phán có trình độ cử nhân luật 100%, nhưng trên thực tế mặt bằng trình độ đào tạo lại không đồng đều, số Thẩm phán được đào tạo chính quy là 55 người, chiếm khoảng 41,9% tổng số Thẩm phán hiện có, số còn lại được đào tạo theo chương trình tại chức, chuyên tu, luân huấn, chuyển đổi bằng vì vậy kiến thức pháp luật hoặc tiếp cận văn bản pháp luật của các TP này cũng có phần còn bị hạn chế. Trình độ quản lý của một số cán bộ lãnh đạo Tòa án cấp huyện, cũng như trình độ hiểu biết về pháp luật quốc tế, kiến thức xã hội và trình độ tin học, ngoại ngữ của

Thẩm phán Tòa án hai cấp còn nhiều bất cập. Hiện nay đội ngũ Thẩm phán và công chức có trình độ đào tạo Luật các trường chính quy (gồm 04 trường: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật Hồ Chí Minh, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật Đại học Quốc gia HCM) có trình độ, năng lực tập trung tại TAND tỉnh, các huyện gần trung tâm tỉnh lỵ.

- Cơ cấu đội ngũ Thẩm phán, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài; tình trạng hẫng hụt giữa các thế hệ Thẩm phán, công chức Tòa án các cấp còn phổ biến. Tòa án nhân dân hai cấp còn thiếu đội ngũ chuyên gia đủ sức giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp; nhiều Tòa án cấp huyện thiếu đội ngũ Thẩm phán, công chức nòng cốt kế cận có trình độ chuyên môn cao.

- Việc bố trí Thẩm phán, công chức ở một số đơn vị chưa phù hợp với đặc điểm, tính chất và yêu cầu công việc. Tiêu chuẩn chức danh chuyên môn nghiệp vụ các ngạch công chức đã được chuẩn hóa, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ, thực chất mà còn mang tính hình thức; việc rà soát, phân loại, đánh giá Thẩm phán còn hạn chế; việc quy hoạch, điều động, biệt phái Thẩm phán tiến hành còn chậm, chưa thực sự hiệu quả.

- Một số Thẩm phán còn chưa vững vàng về bản lĩnh chính trị, thiếu ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức lối sống nên đã có các hành vi vi phạm trong thực hiện công vụ, thậm trí vi phạm pháp luật bị xử lý hình sự. Theo thống kê hàng năm của TAND tỉnh, số lượng đơn thư khiếu nại, tố cáo Thẩm phán là: Năm 2014: 13 đơn thư tố cáo trong đó 02 Thẩm phán bị kỷ luật lý do vi phạm quy tắc ứng xử theo quy định của hệ thống TAND. Năm 2015: 38 đơn thư tố cáo trong đó 05 Thẩm phán bị kỷ luật, 02 buộc thôi việc do nhận tiền của đương sự, 01 TP bị cách chức Chánh án. Năm 2016: 05 đơn thư tố cáo trong đó 02 Thẩm phán áp dụng hình thức kỷ luậttheo quy định[22].

chức, hoạt động của Tòa án, quan điểm chỉ đạo của Đảng là cần tăng cường bố trí cán bộ các cơ quan tham gia cấp ủy. Tuy nhiên thực tế hiện nay, đại diện lãnh đạo các Tòa án địa phương tham gia cấp ủy còn hạn chế (chỉ có Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh và 09 Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện tham gia cấp ủy địa phương), nên chưa tương xứng với vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước nói chung và trong các cơ quan tư pháp nói riêng theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020.

* Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế về đội ngũ Thẩm phán hai cấp TAND tỉnh Thanh Hóa

Một là, Việc đầu tư các nguồn lực cho Tòa án chưa ngang tầm với vị trí, vai trò của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước, điển hình là cơ chế quản lý, phân bổ ngân sách đối với các Tòa án từ trước tới nay chỉ được thực hiện như đối với một cơ quan hành chính nhà nước.

Hai là, Việc bổ sung đội ngũ Thẩm phán cho Tòa án địa phương từ trước mới chỉ tập trung giải quyết tình thế để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trước mắt mà chưa có sự đầu tư mang tính tổng thể, đồng bộ và có tính chiến lược nhằm tăng cường nguồn nhân lực và các điều kiện cơ sở vật chất cho các Tòa án, chưa có những cơ chế ưu tiên cần thiết để tăng cường năng lực cho các Tòa án với vị trí là một hệ thống cơ quan thực hiện một nhánh quyền lực của nhà nước - quyền tư pháp theo Hiến pháp năm 2013.

Ba là, Các chế độ, chính sách đối với Thẩm phán Tòa án chưa phù hợp với đặc thù hoạt động của Tòa án, nghề nghiệp của Thẩm phán nên chưa tạo điều kiện cho Tòa án nhân dân có thể thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao vào công tác. Trong khi đó, hiện nay còn thiếu những cơ chế đặc thù để Tòa án chủ động trong việc tạo nguồn Thẩm phán cho các Tòa án, đặc biệt là ở những vùng sâu, vùng xa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng đội ngũ thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp – liên hệ thực tiễn tòa án nhân dân tỉnh thanh hóa (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)