3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng độ
3.2.4. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt
động của thẩm phán
Thẩm phán có địa vị pháp lý đặc biệt được giao quyền phán quyết các vụ án hình sự, các tranh chấp dân sự, vụ án kinh tế, lao động, hành chính có
ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của cá nhân, tổ chức có liên quan đòi hỏi phải có cơ chế giám sát đặc biệt. Bởi vậy, bên cạnh hoạt động giám sát chung của các cơ quan dân cử đối với công tác Tòa án, hoạt động giám sát Thẩm phán của TANDTC, Tòa án các cấp cần có cơ chế kiểm tra, giám sát đặc biệt để kịp thời phát hiện những Thẩm phán thoái hóa, biến chất, vi phạm đạo đức, không làm đúng trách nhiệm của Thẩm phán, kiến nghị cấp trên xem xét miễn nhiệm, cách chức. Vì vậy, Luật TCTAND 2014 quy định Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, tư cách đạo đức, lối sống của Thẩm phán để bảo đảm các Thẩm phán thực sự là chỗ dựa của nhân dân về công lý. Luật TCTAND 2014 quy định: “Giám sát việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, đạo đức nghề nghiệp, quy tắc ứng xử, lối sống của Thẩm phán” [21, Điều 72].
Để đạt được hiệu quả cao khi tiến hành công tác kiểm tra, giám sát Thẩm phán, TAND tỉnh Thanh Hóa cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
Một là, Ban cán sự Đảng Tòa án nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra và chỉ đạo các đơn vị rà soát, đánh giá năng lực công tác của Thẩm phán để bảo đảm nâng cao chất lượng công tác xét xử theo tinh thần Nghị quyết số 49- NQ/TW. Xây dựng kế hoạch vàthực hiện nghiêm túc việc chuyển đổi định kỳ vị trí công tác của đội ngũ Thẩm phán trong các đơn vị theo Quyết định số 1260/2008/QĐ-TCCB ngày 24/9/2008 của Tòa án nhân dân tối cao về việc ban hành danh mục các vị trí công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức, Thẩm phán Tòa án nhân dân.
Hai là,tăng cường công tác giám sát thẩm phán.TAND huyện, thị xã, thành phố và các tòa chuyên trách thuộc TAND tỉnh định kỳ tháng, quý, năm báo cáo kết quả xét xử các loại án của từng Thẩm phán. Đồng thời cung cấp các bản án đã bị TAND cấp trên xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm hủy, sửa để Ủy ban Thẩm phán TAND tỉnh rút kinh nghiệm nhằm khắc phục tình trạng án bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán.
Ba là, quy định chế độ trách nhiệm gắn với chế độ khen thưởng, kỷ luật đối với Thẩm phán trong hoạt động xét xử. Khen thưởng kịp thời đối với Thẩm phán có thành tích xuất sắc trong công tác, kiên quyết đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Xem xét xử lý kịp thời các hành vi do thiếu trách nhiệm hoặc vi phạm pháp luật trong khi thực hiện nhiệm vụ. Chẳng hạn như biểu dương, tôn vinh, nhân rộng điển hình tiên tiến những Thẩm phán giỏi, Thẩm phán tiêu biểu đủ tiêu chuẩn được TAND TC công nhận; Thẩm giải quyết, xét xử vượt mức chỉ tiêu các loại án theo quy định, các vụ án trọng điểm mà dư luận xã hội quan tâm, không có vụ án, quyết định bị hủy, cải sửa do lỗi chủ quan.
Bốn là, đề cao vai trò trách nhiệm, tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên và người đứng đầu; Thủ trưởng đơn vị để xảy ra tham nhũng hoặc có Thẩm phán bị án hủy, sửa do lỗi chủ quan quá cao so với quy định, có hành vi vi phạm, bị xử lý kỷ luật đều phải chịu trách nhiệm về chính quyền và Đảng.