1.3. Những yêu cầu đòi hỏi của cải cách tƣ pháp đối với đội ngũ
1.3.2. Về chất lượng
1.3.2.1. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ
Thẩm phán là một chức danh tư pháp trong hệ thống chức danh tư pháp của TAND đồng thời cũng là cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước nên có tiêu chuẩn chung như cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn chung là điều kiện cần, mang tính chất “cứng” mà bất cứ công dân nào muốn tham gia công vụ đều phải hội đủ. Tiêu chuẩn cụ thể là điều kiện đủ, gắn với từng vị trí việc làm cụ thể, thể hiện tính chất, đặc điểm riêng của ngành, lĩnh vực và mang tính chuyên môn, nghiệp vụ cụ thể. Người được
tuyển dụng, sắp xếp vào mỗi vị trí công tác cụ thể, bên cạnh tiêu chuẩn chung của cán bộ, công chức, còn phải đạt các tiêu chuẩn cụ thể liên quan đến ngạch công chức tương ứng. Xét về nội dung, tiêu chuẩn các ngạch cán bộ, công chức đều được hình thành bởi các tiêu chuẩn từ thấp đến cao, do mức độ phức tạp và yêu cầu công việc của từng chức danh quy định. Kết cấu của tiêu chuẩn ngạch công chức sẽ gồm: tiêu chuẩn về phẩm chất, tiêu chuẩn về trình độ và tiêu chuẩn về năng lực. Trong đó tiêu chuẩn về trình độ là thước đo giá trị của mỗi cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi trình độ của cán bộ tư pháp ngày càng được TANDTC quan tâm.
Về phẩm chất chính trị: Phẩm chất, bản lĩnh chính trị là yêu cầu quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ Can bộ, công chức Toà án nhân dân. Đó là sự trung thành và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tuỵ, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm, tận trí phục vụ nhân dân.
Về năng lực: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) coi năng lực đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đối với Thẩm phán nói riêng là phải hiểu nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết chuyên môn. Có tinh thần đổi mới chưa đủ mà phải có kiến thức và năng lực xét xử; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Về trình độ của đội ngũ Thẩm phán, tính đến nay 100% Thẩm phán Toà án nhân dân các cấp có trình độ cử nhân luật trở lên(cụ thể là:
(12 người được cử đi đào tạo tiến sỹ, thạc sỹ ở nước ngoài), 72% có trình độ cử nhân luật.
Trình độ Lý luận: 100% có trình độ cử nhân, cao cấp lý luận chính trị, Trung cấp lý luận
Trình độ ngoại ngữ và tin học cơ sở: 70%;
Hiện nay, có trên 80% Thẩm phán Toà án địa phương đã được bổ nhiệm làm Thẩm phán nhiệm kỳ thứ hai, nhiều trường hợp là nhiệm kỳ thứ ba, cá biệt có trường hợp có trên 20 năm làm Thẩm phán nên tích luỹ được nhiều kinh nghiệm trong công tác. Số Thẩm phán còn lại tuy được bổ nhiệm nhiệm kỳ đầu nhưng đã có nhiều năm làm Thư ký Toà án, chuyên viên pháp lý, Thẩm tra viên, được đào tạo chính quy về kiến thức pháp luật và đã qua đào tạo nghiệp vụ xét xử nên về năng lực có thể bảo đảm giải quyết, xét xử các vụ án được giao theo thẩm quyền. Như vậy, có thể nói đội ngũ Thẩm phán, công chức Tòa án nhân dân bước đầu được củng cố, kiện toàn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu mà nhiệm vụ đặt ra đối với ngành Tòa án nhân dân. Về trình độ của đội ngũ Thẩm phán Tòa án quân sự, 100% Thẩm phán Tòa án quân sự các cấp có trình độ cử nhân luật trở lên; 12,7% có trình độ sau đại học; 58,8% có trình độ lý luận chính trị cao cấp. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ ngành Toà án quân sự có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng xét xử theo tinh thần cải cách tư pháp mà Bộ Chính trị đặt ra [28].
Trung bình mỗi năm, số lượng các loại án mà toàn hệ thống phải giải quyết tăng trên khoảng 30.000 án các loại, trong khi đó biên chế Thẩm phán không được bổ sung. Năm 2010 toàn ngành thụ lý 289.285 vụ, năm 2011: 326.268 vụ, năm 2012: 360.914 vụ [28] , năm 2014: 387.305 vụ; năm 2015: 399.058 vụ, tăng hơn gần 12.000 vụ việc so với cùng kỳ năm trước[30],nhưng các Tòa án vẫn đảm bảo về tiến độ giải quyết, khắc phục án tồn đọng, quá hạn luật định,đã hạn chế đến mức thấp nhất các trường
hợp kết án oan người không có tội; tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán đều giảm hơn so với các năm trước. Một số khuyết điểm, thiếu sót trong công tác xét xử như các bản án tuyên không rõ ràng hay cho hưởng án treo không đúng quy định của pháp luật đã được khắc phục có hiệu quả.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một bộ phận Thẩm phán còn hạn chế về trình độ chuyên môn nghiệp vụ; tinh thần trách nhiệm trong công tác chưa cao, nên ảnh hưởng tới hiệu quả công tác; cá biệt còn có những Thẩm phán có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật, thậm trí bị truy cứu trách nhiệm hình sự,
“vẫn còn một số cán bộ tư pháp phẩm chất chính trị, ý thức trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu. Tình trạng một bộ phận cán bộ tư pháp nhũng nhiễu, tiêu cực chưa giảm, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chất lượng hoạt động tư pháp” [11].
Từ hạn chế về chất lượng chuyên môn của Thẩm phán, một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác hàng năm được hệ thống TAND xác định, đó là phải xây dựng đội ngũ Thẩm phán Tòa án trong sạch vững mạnh, trong đó việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm trong công tác đội ngũ Thẩm phán và Hội thẩm TAND được xác định vừa là yêu cầu và vừa là giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tòa án.
1.3.2.2. Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, uy tín xã hội
Bác Hồ luôn nhấn mạnh đạo đức cách mạng của người cán bộ. Người nói:
Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Trước hết là Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Kiệm tức là
không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Bốn điều đó đi liền với nhau [18, tr.505,506]. Đạo đức cách mạng không phải bẩm sinh mà có, không phải do ngẫu nhiên mà có. “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng cành luyện càng trong”.
Đạo đức của người Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm hai mặt cơ bản: Đạo đức cá nhân và đạo đức nghề nghiệp.
Đạo đức cá nhân, trước hết thể hiện ở ý thức, niềm tin vào định hướng xã hội chủ nghĩa; quyết tâm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Ngoài ra, phẩm chất đạo đức cá nhân còn được thể hiện ở tinh thần và ý thức, biết tôn trọng, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương, sống và làm việc theo pháp luật, có lối sống lành mạnh, không tham ô lãng phí, có trách nhiệm cao trong thi hành công vụ, có lòng nhân ái, vị tha, ứng xử đúng đắn trong quan hệ gia đình, bạn bè và trong xã hội, có tinh thần hướng thiện, hiếu học.
Đạo đức nghề nghiệp, đối với Thẩm phán, được nhà nước trao quyền thực hiện quyền tư pháp, do đó đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán còn được hiểu là đạo đức tư pháp. Đạo đức tư pháp rất quan trọng, bởi các quyết định tư pháp không khách quan sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của hệ thống cơ quan tư pháp. Đạo đức tư pháp gắn liền với hoạt động, kết quả và trách nhiệm của công chức tư pháp, nhất là các Thẩm phán, Kiểm sát viên, Chấp hành viên, Điều tra viên.
Đối với người Thẩm phán cần có một số phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp như sau:
Thứ nhất, sự liêm chính
Thẩm phán phải giữ gìn sự liêm chính của cơ quan, của bản thân và phải có trách nhiệm giữ gìn niềm tin của người dân vào cơ quan xét xử. Điều này được nhắc nhiều trong các quy định của Luật phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam. Biểu hiện của sự liêm chính của Thẩm phán không được có các hành vi nhũng nhiễu, tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp để trục lợi...
Thứ hai, sự độc lập
Tính độc lập có ý nghĩa quyết định đến nội dung của các quyết định, bản án mà Thẩm phán tuyên, phù hợp với nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán, HTND độc lập” trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hoạt động tư pháp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, không chịu áp lực bởi bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Sự độc lập trong đạo đức tư pháp không chỉ gắn với các chức danh tư pháp mà còn là sự độc lập của cơ quan thực hiện các hoạt động tư pháp. Sự độc lập còn được bảo hộ bởi sự tôn trọng của các chủ thể khác trong xã hội đối với Thẩm phán và các cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Thứ ba, sự khách quan
Các quyết định tố tụng, mà cao nhất là các bản án của Tòa án phải được dựa trên pháp luật và công lý. Thẩm phán phải thực sự khách quan, công tâm khi thực thi nhiệm vụ xét xử. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân theo các quy định của pháp luật, không thiên vị, không đánh giá sự vật, hiện tượng bằng nhận thức chủ quan.
Thứ tư, giao tiếp ứng xử
Thẩm phán phải cư xử một cách kiên nhẫn, cao quý và sẵn lòng giúp đỡ đối với các bên trong quan hệ tố tụng, không có sự thiên vị và những biểu hiện lệch lạc, thiếu công bằng. Trong giao tiếp ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ phải hòa nhã, phát ngôn chuẩn mực vì người Thẩm phán đại diện cho cơ quan
Tòa án, đại diện cho công lý, đại diện cho sự công bằng tạo ra sự bình đẳng, dân chủ kể cả với tội phạm
Bên cạnh hoạt động giao tiếp, Thẩm phán còn có trách nhiệm xây dựng, duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Do vậy, Thẩm phán phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, thường xuyên trau dồi, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Thẩm phán không chỉ có hiểu biết pháp luật mà còn cần có ý thức pháp luật cao hơn những người khác; có tư duy và khả năng vận dụng pháp luật để giải quyết các vấn đề pháp lý đặt ra. Năng lực xét xử và đạo đức, phẩm chất trong sáng không thể tách rời nhau trong con người thẩm phán; do đó cần hạn chế việc các thẩm phán chỉ chú ý phấn đấu có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng lại không coi trọng đạo đức và lương tâm nghề nghiệp. Điều này dễ dẫn đến Thẩm phán độc tài trong xét xử, dễ bị cám dỗ của vật chất làm ảnh hưởng đến công việc. Ngược lại, nếu thẩm phán chỉ có phẩm chất đạo đức nhưng chuyên môn nghiệp vụ không giỏi thì cũng khó đảm bảo sự xét xử độc lập do không đủ năng lực bảo vệ pháp luật…
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được Nhà nước giao trọng trách đảm bảo công lý. Thẩm phán có trách nhiệm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Nên rất cần những vị “quan tòa” dũng cảm cao, công bằng, tôn trọng sự thật khách quan. “Tính khách quan tột bậc, sự lịch thiệp, sự tế nhị cao trong xử sự cá nhân và những điều kiện khác làm hình thành nên cơ sở đạo đức trong hoạt động của Thẩm phán” [18].
Uy tín xã hội
Uy tín cá nhân có được từ sự rèn luyện bền bỉ của người cán bộ. Muốn có uy tín, người cán bộ phải giành lấy nó bằng chính tài năng, đạo đức, nghị lực, bằng ảnh hưởng tư tưởng và hành động thực tế của mình chớ không chỉ
dựa vào danh hiệu và chức vụ. Thực tiễn công tác, hoạt động của cán bộ cho thấy nhiều cán bộ được nhân dân đánh giá là có uy tín cả về năng lực và phẩm chất. Nhưng trước cám dỗ của tiền tài, vật chất, trước tác động của cơ chế thị trường, chỉ cần xao nhãng việc trui rèn đạo đức phẩm chất, họ đã sa ngã. Từ một cán bộ có uy tín chuyển hóa thành một cán bộ mất uy tín. Tiếc rằng, trong tình hình hiện nay, số cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể đạt được những tố chất ấy chưa nhiều. Một số cán bộ không chịu tu dưỡng, rèn luyện, bằng lòng với công việc hiện tại nên chưa tạo được uy tín cá nhân trong thực thi công vụ. Đáng nói hơn chính những cán bộ này thường coi nhẹ mối quan hệ với nhân dân, quan liêu, sách nhiễu nhân dân, gây mất niềm tin trong quần chúng
Thẩm phán cũng như các cán bộ công chức khác để giữ trọn vẹn được chữ “tín” với nhân dân dân, đại diện cho cán cân công lý,hoàn thành nhiệm vụ,cần phải phải trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng
Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, uy tín xã hội là ba yếu tố không thể thiếu đối với người Thẩm phán, hỗ trợ và bổ sung cho nhau giúp cho người Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ “quyền tư pháp”, ban hành những phán quyết đúng quy định đem lại công bằng, lẽ phải, bình yên cho người dân và toàn xã hội, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ viết tặng: “Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư”. Ngược lại nếu thiếu một trong ba yếu tố thì người thẩm phán sẽ sa vào cám dỗ vật chất tầm thường dẫn đến suy thoái đạo đức, ảnh hưởng đến uy tín các cán bộ tư pháp cũng như cơ quan tư pháp.
Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp là một trong những đảm bảo để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh đồng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp mà Nghị quyết 08- NQ/TW đề ra đối với các cơ quan tư pháp thực hiện trong thời gian tới:
“Nâng cao tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp”.